Subscribe

RSS Feed (xml)

Powered By

Skin Design:
Free Blogger Skins

Powered by Blogger

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Phân loại phim

Phân loại theo tuổi

Tại Mỹ, Hiệp hội Điện ảnh Mỹ phân loại phim theo tuổi tác với năm cấp: Phim dành cho đại chúng, không có hoặc có cảnh yêu đương, khỏa thân, bạo lực, nghiện hút (loại G), Phim trẻ em được xem nhưng phải có cha mẹ đi theo (loại PG), Trẻ em dưới 15 tuổi không được xem (Joại PG 13), Chỉ dành cho thiếu niên từ 13 đến 17 tuổi nhưng phải có cha mẹ đi theo (loại R) loại này đã bắt đầu xuất hiện cảnh yêu đương, bạo lực, Phim cấm trẻ em dưới 17 tuổi (loại NC 17). Các nước Anh, Pháp, Canada cũng phân loại: phim theo tuổi như Mỹ nhưng độ tuổi có hơi khác. Thí dụ ở Anh có các loại U (như loại G của Mỹ, PG, l2,15,18. Canada có G, PG, 14, 18 và R, A (dành riêng cho người lớn). Pháp có 12, 16 và TP (dành riêng cho người lớn). Singapore phân loại phim thành bốn cấp: G, PG (như ở Mỹ), NC 16 là phim cấm trẻ em dưới 16 tuổi và R(A) là phim nghệ thuật chỉ có người đủ 21 tuổi mới được xem.

Kiểm duyệt kịch bản trước

Tại đất nước Hồi giáo lran, quy đinh về phân loại (và kiểm duyệt phim khá nghiêm, gồm các bước sau: (1). Kiểm duyệt kịch bản, (2) Kiểm duyệt danhsách của đạo diễn và tổ làm phim, (3) Kiểm duyệt phim đang quay xem nên cắt bỏ đoạn nào - hay cấm chiếu, (4) Phân loại phim theo các cấp độ A, B, C trước khi công chiếu. Cách phân loại phim của lran không giống các nước Âu Mỹ. Loại A là phim được quảng cáo tuyên truyền và trình chiếu rộng rãi vào thời gian tốt nhất. Loại B là loại bình thường và loại C là phim bị cấm quảng cáo, hạn chế chiếu tại rạp.

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Sự Khác Biệt Giữa Vương Cung Thánh Đường, Nhà Thờ Chánh Toà & Đền Thờ

Thế nào là sự khác biệt giữa Basilica, Cathedral và Shrine?

Linh Mục William P. Saunders trong cuốn sách của ngài có nhan đề "Những Câu Trả Lời Thẳng Thắng" (Straight Answers), vốn tóm lược lại tất cả những bài viết mà ngài đã viết ra và cho đăng trên tờ báo Công Giáo The Arlington Catholic Herald của Giáo Phận Arlington, thuộc tiểu bang Virginia, đã giải thích về sự khác biệt giữa Basilica, Cathedral, và Shrine như thế này:

Xét về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt thì:

Basilica có nghĩa là Vương Cung Thánh Đường; Cathedral có nghĩa là Nhà Thờ Lớn hay Nhà Thờ Chánh Tòa; còn Shrine thì có nghĩa là Đền hay Đền Thờ.

Các chữ Basilica, Cathedral và Shrine là những chữ khác biệt với nhau về mặt ngữ nghĩa, thế nhưng không hoàn toàn loại trừ nhau.

Lấy ví dụ, một Vương Cung Thánh Đường có thể là một Đền Thờ; và một Nhà Thờ Chánh Tòa cũng có thể là một Vương Cung Thánh Đường. Một sự mô tả rõ ràng và đúng đắn về từng chữ trên sẽ giúp ích cho chúng ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa chính xác của từng chữ một.

1. Basilica (Vương Cung Thánh Đường):

St. Peter's Basilica, Vatican City, Rome.


Cấu trúc của Vương Cung Thánh Đường đã được những người La Mã xưa thiết kế để trở thành những hội đường hay pháp đình vĩ đại, vốn được tọa lạc tại một nơi công cộng hay tại các quãng trường công cộng.

Nói một cách chính xác hơn, Vương Cung Thánh Đường có hình dạng giống như một hình bình hành (parallelogram) với bề ngang của tòa nhà không lớn hơn phân nửa hoặc không nhỏ hơn 1/3 của bề dài.

Basilica of Our Lady of Licheń, Poland

Tại một đầu cuối bên này chính là cổng vào với một mái cổng (portico), và tại đầu cuối bên kia chính là hậu cung hay phần sau Cung Thánh (apse). Có một gian/điện chính ở giữa, cùng với hai hay thậm chí là ba gian nữa ở hai bên phía với các hàng cột to lớn phân cách các gian. Bởi vì trần của gian chính cao hơn trần của hai gian nằm ở phía hai bên, do đó một khoảng tường có một hàng cửa sổ dọc theo được thêm vào trên đỉnh của các cột, nhằm cho phép ánh sáng có thể chiếu vào Vương Cung Thánh Đường.

Cathedral ground plan. The shaded area is the transept; darker shading represents the crossing.

Floor plan of the Basilica of Maxentius and Constantine.

Có rất nhiều ví dụ về những Vương Cung Thánh Đường xưa cổ hiện vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, đặc biệt là tại Ý. Do thế, chữ Basilica thường được rất nhiều người Ý quen dùng đến là vì vậy.

Khi Giáo Hội được cho phép có thêm "các nhà thờ" (churches) sau khi Đạo Kitô Giáo được chính thức hợp pháp hóa, thì cấu trúc theo dạng Vương Cung Thánh Đường dễ dàng được thích ứng ngay. Thật sự, rất nhiều các basilicas công cộng cổ xưa hay các basilica đền thờ ngoại giáo được hoán chuyễn thành các nhà thờ, và giảng tòa hay ngai tòa của vị Giám Mục (cathedra) được đặt tại phần Cung Thánh được vây quanh bởi các hàng ghế dành cho giới tu sĩ.

Phía trước giảng tòa hay ngai tòa của vị Giám Mục chính là bàn thờ, với một mái vòm (canopy) hay một màn treo (baldachino) nằm ở phía trên bàn thờ. Gần bàn thờ chính là bục giảng. Bởi vì kích thước rộng lớn của Vương Cung Thánh Đường, cho nên Phép Thánh Thể được trang trọng tại một nhà nguyện bên hông, hay thậm chí tại một tủ đựng Bánh Thánh lững gần phía bàn thờ. Cộng đoàn giáo dân tụ tập tại gian chính, tức gian/điện giữa của giáo đường.

Những Vương Cung Thánh Đường của Giáo Hội thường có một sân trước (forecourt) được bao quanh bởi một dãy cột; sân trước có một cái giếng là nơi mà giáo dân có thể rửa tay và môi miệng trước khi bước vào tham dự Thánh Lễ. Những điều chỉnh sau này phải được bám chặt vào kiểu thiết kế của La Mã như việc thêm vào những cánh ngang, hay cung thờ bên của giáo đường, trong suốt các thời đại thuộc về kiểu kiến trúc của La Mã (tức kiểu kiến trúc với những vòm tròn, tường dày, vân vân... - NV) và và lối kiến trúc Gôthíc (tức trên vòm có đầu nhọn - NV).

Về sau này từ "basilica" được sử dụng để nhận dạng ra các ngôi giáo đường cổ xưa, có tính lịch sử lâu đời, và có tầm quan trọng lớn về mặt tâm linh. Thường, những ngôi giáo đường này được xây dựng theo kiểu của Vương Cung Thánh Đường, thế nhưng các tiêu chuẩn chính vẫn là những ngôi giáo đường này chính là những nơi có tính lịch sử và tầm quan trọng về mặt đạo đức linh thiêng. Đức Thánh Cha chính thức chỉ định đích danh ra giáo đường hay nhà thờ nào chính là Vương Cung Thánh Đường.

Do đó, khi có ai đó đề cập đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tại Rôma, thì danh xưng "Vương Cung Thánh Đường" là nhằm ám chỉ đến tính lịch sử và tầm quan trọng về mặt tâm linh, hay mặt đạo đức linh thiêng của chính ngôi giáo đường đó, và vinh dự đó chỉ được Đức Thánh Cha ban xuống mà thôi.

Xét về mặt truyền thống, thì trong một Vương Cung Thánh Đường, có một conopoeum (tức cái trông giống như một cái dù lớn) được làm bằng các vòng tơ màu đỏ và màu vàng xen kẻ nhau, tức những màu biểu trưng cho uy quyền của Đức Thánh Cha, và trên đó có một cây Thánh Giá; cái conopoeum này trước kia vẫn thường được dùng để che cho vị Giáo Trưởng. Những vật dụng truyền thống có trong Vương Cung Thánh Đường gồm có clochetta (tức một kiểu khí cụ âm nhạc gồm có một cái chuông, một tay cầm, và một biểu hiệu (insignia) của Vương Cung Thánh Đường đó, vốn được dùng trong những lần rước kiệu); và cái cappa magna (tức một cái áo choàng tím được các Cha của Vương Cung Thánh Đường mặc vào trong lúc cử hành các nghi thức Phụng Vụ).

Sau cùng, mỗi một Vương Cung Thánh Đường có một "cửa Thánh" (Holy door) vốn chỉ được mở ra trong suốt một khoảng thời gian hành hương đặc biệt được công bố bởi Đức Thánh Cha mà thôi.

Lấy ví dụ, vào Năm Thánh 2000 vừa qua, "cửa Thánh" của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô được mở ra (cũng như các "cửa Thánh" của tất cả các Vương Cung Thánh Đường khác trên khắp cả thế giới). Ơn toàn xá cũng được ban cho những khách hành hương nào đến viếng thăm các Vương Cung Thánh Đường đó, một khi họ đã thỏa mãn được những điều kiện đòi hỏi khác để lãnh nhận được ơn toàn xá.

Xét về mặt truyền thống, có một sự khác biệt giữa một Đại Vương Cung Thánh Đường (major Basilica) và một tiểu Vương Cung Thánh Đường (minor Basilica).

Bảy Đại Vương Cung Thánh Đường đều có mặt ở Rôma. Đó là: Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ở Vaticăn (Basilica of St. Peter); Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Laterano (St. John Lateran); Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Chính (St. Mary Major); Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Bên Ngoài các Thành (St. Paul Outside the Walls); Vương Cung Thánh Đường Thánh Lawrence; Vương Cung Thánh Đường Thánh Sebastian; và Vương Cung Thánh Đường Thánh Giá ở Giêrusalem.

Xét về mặt kỹ thuật mà nói, bốn Vương Cung Thánh Đường được liệt kê đầu tiên được gọi là "các Đại Vương Cung Thánh Đường Chính Thức" (primary major Basilicas). Bảy Đại Vương Cung Thánh Đường này vẫn còn là những ngôi thánh đường có tầm quan trọng rất lớn về mặt đức tin cho các khách hành hương khi họ có dịp đến thăm viếng Rôma.

Một tiểu Vương Cung Thánh Đường chính là bất kỳ ngôi giáo đường quan trọng nào khác hiện có ở Rôma hay tại khắp nơi trên thế giới vốn được chính thức nhận được danh xưng "Vương Cung Thánh Đường" do chính Đức Thánh Cha ban ra.

Một ví dụ về một tiểu Vương Cung Thánh Đường chính là Vương Cung Thánh Đường của Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Quốc Gia (Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception) ở tại Washington, D.C. hay Vương Cung Thánh Đường Trái Tim Cực Thánh Chúa (Basilica of Sacred Heart) ở thành phố Hanover thuộc tiểu bang Pennsylvania; hoặc Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Về Trời (Basilica of the Assupmption) thuộc Tổng Giáo Phận Baltimore ở Maryland - đây cũng là Vương Cung Thánh Đường đầu tiên hết của Đạo Công Giáo ở Hoa Kỳ.

2. Cathedral (Nhà Thờ Chánh Tòa):

Một Nhà Thờ Chánh Tòa, hay Nhà Thớ Lớn chính là nhà thờ chính thức của một giáo phận, và tự bản thân nó cũng còn là một nhà thờ của một xứ đạo nào đó. Xét về mặt kỷ thuật mà nói, vị Giám Mục địa phận chính là Cha Sở của giáo xứ Nhà Thờ Chánh Tòa, và vị Giám Mục đó bổ nhiệm một vị Rector (tức Cha Sở) để chăm sóc về mặt tâm linh và các vấn đề có liên quan đến trần tục.

Chữ Cathedral xuất phát từ tiếng La Tinh là cathedra. Cathedra nghĩa là chổ ngồi, tượng trưng cho vị thế và uy quyền của vị Giám Mục, và là nơi mà vị Giám Mục cư ngụ trong khu vực thuộc quyền cai quản của ngài. Chổ ngồi của vị Giám Mục được tọa lạc ngay bên trong Nhà Thờ Chánh Tòa gần bên cạnh bàn thờ, thường ở phía cung Thánh. Nếu không có huy hiệu của vị Giám Mục và chổ ngồi hay ghế ngồi của vị Giám Mục địa phương bên trong, thì đó không phải là Nhà Thờ Chánh Tòa.

Cathedral of St. John Lateran

Nhà Thờ Chánh Tòa cũng có thể là một Vương Cung Thánh Đường. Lấy ví dụ, Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Phêrô và Phaolô (Cathedral Basilica of Saints. Peter and Paul Catheral) ở Tổng Giáo Phận Philadelphia, thuộc tiểu bang Pennsylvania cũng chính là một Vương Cung Thánh Đường.

Hay ở Việt Nam, Nhà Thờ Chánh Tòa Đức Bà ở Sài Gòn cũng chính là một tiểu Vương Cung Thánh Đường.

3. Shrine (Đền / Đền Thờ):

Shrine of St. Jude



Một Đền Thờ chính là một nhà thờ, một giáo đường hay một nơi linh thiêng vốn có bảo tồn một thánh tích, giống như Đền Thờ Thánh Jude (Shrine of St. Jude) ở Tổng Giáo Phận Baltimore; hay là nơi có sự xuất hiện, hay sự hiện ra đã thật sự xảy ra, giống như Đền Thờ Đức Mẹ Knock (Shrine of Our Lady of Knock) ở Ái Nhĩ Lan; hay Đền Thờ Đức Mẹ Guadalupe (Shrine of Our Lady of Guadalupe) ở Thành Phố Mêhicô; hoặc là một nơi lịch sử vốn có một sự kiện liên quan đến đức tin được xảy ra, giống như Đền Thờ Đức Mẹ của các Thánh Tử Đạo (Shrine of the Our Lady of the Martyrs) ở thành phố Auriesville tại New York - là nơi mà những vị truyền giáo Dòng Tên thời sơ khởi đã tử vì đạo.

Shrine of Our Lady of Knock

Một Đền Thờ cũng có thể là một nơi được chỉ định ra để cổ võ về một tín ngưỡng hay một sự sùng kính nào đó.

Chẳng hạn như, Vương Cung Thánh Đường của Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Quốc Gia (Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception) ở tại Washington, D.C. được xây dựng nên là để nhằm cổ võ sự tôn sùng về Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Hoa Kỳ, vì Đức Mẹ chính là vị Thánh Bổn Mạng của Hoa Kỳ dưới danh hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội; hay Đền Thờ Phép Thánh Thể (Shrine of the Most Blessed Sacrament) ở thành phố Hanceville, thuộc tiểu bang Alabama do Mẹ Angelica thành lập nên chẳng hạn, để dành sự tôn kính về Phép Thánh Thể.

Các Đền Thờ được vị Giám Mục địa phương quy định nên, và các Đền Thờ Quốc Gia thì được chỉ định bởi cả Hội Đồng Giám Mục của quốc gia đó.

Nói tóm lại, Vương Cung Thánh Đường của Đền Thờ Quốc Gia của Đức Mẹ Về Trời (Basilica of the National Shrine of the Assumption of the Blessed Virgin Mary, hay được viết tắt là Basilica of the Assumption) ở Tổng Giáo Phận Baltimore thuộc tiểu bang Maryland (là nơi có conopoeum - như được trình bày ở trên - NV) không chỉ là một Vương Cung Thánh Đường và một Đền Thờ, mà cũng còn là một Nhà Thờ Chánh Tòa khác nữa của Tổng Giáo Phận Baltimore.

Basilica of the Assumption

Do đó, một nhà thờ hay một ngôi giáo đường cũng có thể đồng thời là một Vương Cung Thánh Đường, là một Nhà Thờ Chánh Tòa, và là một Đền Thờ.

Anthony Lê

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Cảnh sát Mỹ

Song tren dat My » Cảnh sát Mỹ

Chính quyền địa phương Mỹ cấp thành phố được tổ chức như những pháp nhân độc lập về tài chánh - như những công ty, có lời có lỗ có cổ phần bán cho công chúng, và có lúc cũng… phá sản!

Cảnh sát của thành phố là công nhân của thành phố, bảo vệ luật hiện hành và ăn lương của thành phố, và đặc biệt thành phố chịu trách nhiệm nhân viên công lực của mình trươc pháp luật của bang và của liên bang. Mặc dầu có trợ cấp của bang và liên bang, thành phố nghèo có cs (cảnh sát) nghèo, thành phố giàu có cs giàu. Thành phố tuyển nhân viên cs như tuyển bất cứ nhân viên nào khác, dựa trên khả năng nghề nghiệp. Thường thì là cựu quân nhân hay học sinh tốt nghiệp trường cảnh sát ở các địa phương gọi là hoc viện cảnh sát (police accademies). Huấn luyện tại chổ theo quy tắc gắt gao, và thủ tục phải theo khi hành sự phải đuợc tuân theo triệt để. Có nghĩa là làm gì cũng “theo bài bản” không thể tùy hứng, tùy tình cảm. Làm ra ngoài sẽ bị nghiêm phạt, nội bộ như lương bổng hay ngạch trật, hay ra pháp luật như bất cứ ai.
Như đã nói trong post trước, cs có lương cao - vì chuyên môn tay nghề cao* - và nhiều quyền lợi và hưu bổng bảo đảm và hậu, nên không bị cám dỗ của tham nhũng, và cẩn thận làm sao cho giữ được không mất việc. Lý do mất việc dễ nhất là bị… dân thưa.
Khi bị dân thưa thì thành phố, như người chủ của cs, sẽ phải tốn chi phí ra tòa và nếu thua sẽ phải bồi thường bằng tiền của công quỹ thành phố - là tiền thuế của dân! Cho nên chính quyền thành phố phải cố gắng kiểm soát cs của mình nếu không thì sẽ… mất chính quyền.

Đến đây xin đề cập đến cs trên phim ảnh Mỹ được đem chiếu trên cùng khắp thế giới để bạn dễ liên tưỡng. Bạn thấy có cảnh sát (police), có FBI, có sheriff v.v… chắc bạn có thắc mắc đôi chút: khác nhau như thế nào. Sau đây xin thưa một cách đại khái nhưng để bạn có khái niệm rộng (overview) nếu muốn chi tiết hơn xin vào từng tên gọi trong wikipedia cũngđược.

Mỹ có chính quyền (và luật) liên bang, chính quyền (và luật) tiểu bang, sau cùng là chính quyền quận và thành phố, cũng có luật riêng. Thế thì, mỗi luật có cơ quan chấp hành luật đó, đo đó có cơ quan công lực riêng. Các cơ quan này gọi là law enforcement agency (ies). Tiếng Việt không có từ nào tương xứng, chỉ có chấp hành là gần nhất nhưng chỉ là một khía thụ động như thi hành, còn khía “áp đặt” luật thì không có. Vậy xin dùng động từ “chấp hành” để nói “thi hành và áp đặt luật”, law enforcement. Liên bang và tiểu bang có bộ luật hình sự (penal codes), cac chính quyền khác thì luật về nhà đất và thuế là chính, ngoài vài luật lặt vặt về hành chính, giao thông v.v… Quốc gia thì có luật hiến pháp, là chỉ nam tuyệt đối cho các luật khác. Đây mình nói chung về luật hình sự.

Liên bang có những cơ quan mà cac bạn thường nghe thấy trên truyền thông hay phim ảnh.

FBI: là cảnh sát liên bang, thuộc bộ nội vụ (bộ công an - Department of Justice) FBI chỉ tham gia khi có vụ vi phạm luật liên bang, trên phi cơ hay ghe tàu và nhà băng, những tội hình sự đã được nâng lên cấp luật liên bang - vì nghiêm trọng - như một số tội về ma túy, tội bắt cóc (xin xem vụ bắt cóc Lindberg), nay có thêm tội “khủng bố”, tội có tính cách kỳ thị và vi phạm nhân quyền (nay được gọi là hate crimes), và những vi phạm xuyên qua phạm vi tiểu bang, như cướp chạy qua tiểu bang khac.

US marshall: cái này nhiều người ở Mỹ còn không rõ, kể cả và nhất là phe ta kiều bào Việt. Hẵn các bạn có xem phim The fugitive, hồi truơc 1975 truyền hình quân đội Mỹ hằng tuần cũng có mang chiếu lọat show tivi nổi tiếng này. Trong phim, người săn bắt tài tử chánh là một tội phạm liên bang đang đào thoát, là một US marshall chứ không phải nhân viên FBI. Đó là vì US marshall là cơ quan công lực của tòa án liên bang. Khac nhau cái gì, bạn hỏi?
Khi chưa bắt dược một nghi can thì vụ vi phạm do FBI, như từ trong tên gọi, điều tra và truy bắt. Một khi đã bị kết tội rồi - là tội nhân - thì là do US Marshall Office quản lý, nếu trốn chạy là US marshall truy bắt*.

Các cơ quan chấp hành luật liên bang khác là cảnh sát di trú và hải quan(I.C.E. immigration and custom enforcement), Secret Service, chỉ điều tra truy lùng tội làm bạc giả và những gì liên quan đến tiền tệ. Vâng, Secret Service nghe như “mật vụ” nhưng nhiệm vụ chính chỉ là bảo vệ yếu nhân và bảo vệ đồng đô la, và không “mật” hay mờ ám gì cả. Ngoài ra sở thuế IRS và Bưu điện cũng có cảnh sát (tầm liên bang) riêng - tội có liên quan đến phương tiện là bưu điện là thuộc hình luật liên bang, dễ hiểu vì nó xuyên qua nhiều địa phận.

Đó là cảnh sát quôc gia (national police), có quyền trên khăp lãnh thổ. Các ngành cảnh sát khác là diện địa (territorial), là cảnh sát bang, quận và thành phố.

Cảnh sát bang - state polices - ở mỗi bang có tên gọi khác nhau cho có vẽ đặc trưng nhưng giống nhau về quyền hạn và nhiệm vụ. Thí dụ cảnh sát bang California gọi là California Highway Patrol*3, Texas thi gọi là Texas Rangers, Georgia thi gọi là GBI - Georgia Bureau of investigation. Và các bang cũng như liên bang cũng có cãnh sát của tòa là marshalls - chỉ làm nhiệm vụ tòa giao phó.

Quận không có police mà gọi là sheriff. Ông cò quận là ông sheriff, bầu như bầu dân cử khác, và nhân viên cảnh sát gọi là sheriff deputy (ies). To deputize là giao phó nhiệm vụ. Police dùng chỉ cảnh sát của thành phố. Nếu cac bạn du lịch Mỹ, sẽ có lúc lái xe ra những nơi mà không thấy police mà chỉ thấy xe để tên “Sheriff”. Đó là vì nhưng vùng đất đó không thuộc lãnh thổ thành phố nào, mà còn là đất “hoang” của quận, chưa có ai đến định cư khai thác, và incorporate - nghe như corporation (công ty) phải không? Đúng vậy, thành phố là một công ty*4.

Cảnh sát diện địa chấp hành luật tiểu bang, và các luật nhỏ của các nhà nước nhỏ cấp quận (counties) hay thành phố (cities). Thí dụ police thành phố sẽ bắt ăn mày hay không là do luật của thành phố, phạt vứt rác v.v… và bắt kẻ giết người (giết người không phải là tội liên bang). Khi có vi phạm tội liên bang, nhất là cướp nhà băng (ở Nam Cali số cướp nhà băng cao hơn số ngày trong một năm, cac bạn có tin không?) thì FBI sẽ chấp hành, mặc dù police thành phố sẽ là người đến truớc (first responders).

Cac cơ quan law enforcement này làm việc có hiệp đồng và trao đổi thông tin, và tất cả đều do bộ nội vụ kiểm sát cho dù không trả lương hay chỉ huy.

Đó là sơ qua những điều người công dân hiểu biết về cơ quan law enforcement. Ngừoi công dân Mỹ cũng như nuơc nào khac sống phải theo vô số luật lệ lớn nhỏ, nhưng hiểu và nhớ những điều luật căn bản của hiến pháp, bảo đãm tự do cá nhân, nên yên chí là luật địa phương cũng không thể nào trái luật hiến pháp được, do đó rất an tâm sinh sống làm ăn. Họ không cho cảnh sát là để “trị” dân, thường soi mói cảnh sát là đằng khác. Hể “xớ rớ” là kiện và kiện lên “tòa áo đỏ” là tòa liên bang hay tối cao pháp viện nếu cần. Họ xem cảnh sát như một công cụ trật tự là chính, bực mình khi bị khó khăn vì những luật nhỏ nhặt như luật đi dường đèn xanh đèn đỏ, nhưng rất nhạy gọi cảnh sát khi cần gì chút xíu, chỉ cần bấm ba con số 911 là đòi hỏi phải có cs đến ngay (5 đến 10 phút), lâu quá sẽ ra tòa thị chính phàn nàn. Họ không đồng nghĩa cảnh sát với “nhà nuớc” như ở các nước cảnh sát trị. Họ có ghét cảnh sát chăng, vẫn cứ “yêu” nhà nuoc được vì nhà nuoc có nhiều cơ quan khác, và nhất là tòa, có thể bênh vực họ và “đì” cảnh sát. Và nhà nước, chính quyền do họ quyết định và kiểm sát.

Còn tiếp chút nữa, sẽ chen vào vài chuyện mùa lễ hội.

Phụ chú:

* và nguy hiểm nghề nghiệp cao. Vừa rồi - 11/28/2009 - có 4 người cảnh sát bị bắn chết trong một tiệm đang ăn sáng và viết báo cáo ca trên laptops của mình, lý do đang điều tra. Vì nhiệm vụ là đi áp đặt luật lệ, buộc người khác theo luật và “kềm kẹp” họ, nên cảnh sát có nhiuề kẻ thù. Chắc cũng như mọi nơi thôi.

** còn CIA thì sao? CIA là cơ quan gián điệp Mỹ, không được phép hoạt động trong nội địa Mỹ. Trong nội địa thì công tác này gọi là phản gián (counter-espionage), phải giao lại cho FBI. Phản gián là một nhiệm vụ khá lớn của FBI trong thời gian chiến tranh lạnh, và nay nhất là sau vụ khủng bố vừa qua.
FBI cũng có thể xin tham gia và giúp đở cảnh sát các nước điều tra nếu công dân Mỹ là nạn nhân tội phạm xảy ra trên các nước đó.

3* nghe như là “tuần tra xa lộ” nhưng không phải. Xa lộ Interstate Mỹ có tên gọi bắt đầu băng chữ I (Interstate) là vùng đất cũa bang cũng như những xa lộ gọi là state highways, những gì xảy ra trên xa lộ Interstate và state highways thì do cảnh sát tiểu bang thụ lý, và dĩ nhiên luật giao thông trên xa lộ Interstate là do cs tiểu bang chấp hành. Nhưng không phải nhiệm vụ họ chỉ là thế. Thí dụ một nhân viên cấp tiểu bang, hay một dân cử cấp bang bị tố cáo tham nhũng thì state police sẽ thụ lý. Bạn hỏi thử người Cali Việt kiều về nước xí xọn “Mỹ góc Việt” thử có biết không?

4* trong các quôc gia lâm viên (national parks) thì cs gọi là Rangers, là cs liên bang. Án mạng hay trộm cướp trong các vùng này - thí dụ Yosemite National Park hay Yellowstone National Park - là tội liên bang (federal offenses) do park rangers thụ lý. Dĩ nhiên nghe tội liên bang là nặng, và trừng phạt thường nặng hơn tội thuoc hình luật bang, không có giảm án hay tại ngoại quản chế (parole).

Rangers là một từ ngữ đặc trưng Mỹ. Range là những cánh đồng hoang mênh mông, nhất là tại miền Tây (American West hay Far West). Rangers dùng đặt tên cho những người cảnh sát hay binh lính biệt lập, đi “lang thang” thi hành nhiệm vụ trên các cánh đồng đó. Bên Canada có từ tương tự là Mounties (Canada Mounted Police).
Sau này Mỹ đặt tên cho một số đơn vị đặc biệt trong quân đội là rangers, tuơng đương với biệt động quân, hay nói cách khác là quân dã chiến. Texas Rangers lại chỉ là cảnh sát của tiểu bang Texas (state police).

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2009

CÁC TỪ VIẾT TẮT THÔNG DỤNG TRONG CHAT

A
AAMOF = As A Matter Of Fact
ADN = Any Day Now
AFAIK = And For All I Know
AFAIK = As Far As I Know
AFK = Away From Keyboard
ANY1 = Anyone
A/S/L = Age/Sex/Location
ADDY = Address
AWGAD = And Who Gives A Darn
AWGTHTGTTA = Are We Going To Have To Go Through This Again?
B
BAC = By Any Chance
BAG = Busting A Gut (Laughing)
BBFN = Bye Bye For Now
BBIAB =Be Back In A Bit
BBL = Be Back Later
BCNU = Be Seeing You
BG = Big grin
BEWG = Big Evil Wicked Grin
BRB = Be Right Back
BRT = Be Right There
BK = Because
BTW = By The Way
BTDT = Been There, Done That
BTA = But Then Again
BWG = Big Wide Grin
BYKT = But You Knew That
B4 = Before
B/C = Because
BTASRTHOS! = Better Than A Slap 'Round The Head On Sunday!
C
C = See
CU = See You
CUL = See You Later
CUL8er = See You Later
CUL8R = See You Later
CMIIW = Correct Me If I'm Wrong
CRS = Can't Remember Sh*t
CYA = Cover Your A**
CYA = See You
D
DIIK = Damned If I Know
DQOTD = Dumb Question of the Day
DTRT = Do The Right Thing
DILLIGAF = Does It Look Like I Give A F...k.
D/L = Download
D/U = Download/Upload (Ratio)
E
EOD = End Of Discussion
EOF = End of File
ESOSL = Endless Snorts of Stupid Laughter
EZ = Easy
F
F = Female
FAQ = Frequently Asked Questions
FYEO = For Your Eyes Only
FYI = For Your Information
FU! = F**K You
FWIW = For What Its Worth
G
= Grin
GR8 = Great
GGP = Gotta Go Pottie
GGN = Gotta Go Now
GMV = Got My Vote
GMTA = Great Minds Think Alike
GO PRI = Send Private Msg\Mail
GOK = God Only Knows
GTG = Got To Go
G2G = Got To Go
H
H/A = Hi All
HHTY = Happy Holidays to You
I
IAC = In Any Case
IC = I see
ICU = I see you ....
ICU2 = I see you too
ICBW = I Could Be Wrong
ICOCBW = I Could, Of Course, Be Wrong
ILY = I Love You
IMHO = In My Humble Opinion
IMNSHO = In My Not So Humble Opinion
IMO = In My Opinion
IMV = In My View
IOW = In Other Words
IYSWIM = If you see what I mean
J
J\K = Just Kidding
JOOC = Just out of Curiosity
K
K = OK
KHYF = Know How You Feel
KEWL = Cool, Fantastic
KISS = Keep It Simple Stupid
L
= Laugh
LOL = Laughing Out Loud
LOL = Lost Of Love
LTNS = Long Time No See
LTNT = Long Time, No Type
L8TR = Later (as in see ya later)
L8R = Later (as in see ya later)(Same as L8TR)
LMAO = Laughing My A.. Off
M
M = Male
M/F = Male or Female
M8 = Mate
ME2 = Me too
MORF = Male Or Female
MPOV = My Point Of View
N
NBL = Not Bloody Likely
NE1 = Anyone
NE = Any
NOYB = None Of Your Business
NP = No Problem
NRN = No Reply Necessary
NTYMI = Now That You Mention It
O
ODAT = One Day At a Time
OIC = OH, I See
OMG = OH, My God
OAS = On Another Subject
OTOH = On The Other Hand
P
PPL = People
PEEPS = People
PITA = Pain In The A**
POV = Point Of View
PMETC = Pardon Me Etc
PZ = Peasey (i.e. EZ PZ easy peasey)
Q
QL = Cool
QEWL = Cool
R
R = Are
RE = Returned, back
REHI = Hi again
ROFL = Rolling on the floor laughing
ROFLMAO = Rolling On Floor Laughing My A.. Off
ROFLPMP = Rolling On Floor Laughing Pis... My Pants
ROTFLPIMK = Rolling On The Floor Pis... In My Kilt
RSN = Real Soon Now
RL = Real Life
RTDM = Read The Damn Manual
RTFM = Read that F...ed Manual
RTFS = Read That F...ed Source
S
SAH = Stay At Home
SOL = You are Alone or Nobody Can Help You
SOP = Standing Operational Proceedures
STR8 = Straight
SUP = What's Up
S/U = Shut Up
SYS = See You Soon
SYS = System
SN = screen name
T
T = Tea
TAFN = Thats all for Now
TCFW = Too Cute For Words
TDM = Too Damn Many
TFT = Thanks for That
TIA = Thanks In Advance
TMI = Too Much Information
TXS = Thanks
THX = Thanks
TY = Thank You
TTBOMK = To The Best Of My Knowledge
TTFN = Ta Ta For Now
TTYL = Talk to you later
TYT = Take Your Time
TYVM = Thank You Very Much
U
U = You
UR = You are (or) Your
U/L = Upload
V
V = Victory
VFY = Voted For You
VIC = Vicinity
W
WAW = Why Ask Why?
WB = Welcome Back
W/B = Welcome Back (Same as WB)
W/E = What Ever
/W = With
/WO = With out
W/F = Where From
What's^ = What's Up
W8 = Wait
WILTY = Would I Lie To You?
WTG = Way To Go
WTF = What The F***?
X
XP = Experience (as in my experience)
XTG = Axe To Grind (foul tempered mIRCer)
XTC = Ecstasy (drugs or emotion)
Y
Y = Why? YABA = Yet Another Bloody Acronym
YMBK = You Must Be Kidding
YMBJ = You Must Be Joking
YAP = Yet Another Ploy
YGLT =You're Gonna Love This
YHTBT = You Had To Be There
Z
Z = Sleeping or Bored (obvious zzzZZZZ)
Numbers
2 = To, Too or Two
4 = For or Four
4N = For Now (Used after other Jargons ie AFK4N)
4U = For You
8 = Ate or Eight
10Q = Thank You
10x = Thanks
10x*e3 = 1000 Times Thanks
Paranoia
{ { { nick} } } = Hug the specified nick
= Smile
;-) = Wink
= Unhappy, Sad
:-þ = Stick your tongue out, use Alt+0222(keypads)
= Stick your tongue out, (If you don't know the ascii Characters)
_~ = To smoke
|=> = Patriotic (Looks like Uncle Sam)

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2009

HỘI TAM ĐIỂM


Nguyễn Văn Hoàng

I- Lịch sử hội Tam Điểm

1. Hội Tam Điểm là gì?

Hội Tam Điểm tự coi như là một dòng hệ kết nạp (Ordre Initiatique) các hội viên để huấn luyện nhau bằng những biểu tượng (symbole) và các nghi lễ (rites) một cách bí truyền (Esotérique), phi giáo điều (adogmatique), lũy tiến (Progressif) tới sự hoàn thiện của nhân loại. Phương tiện hoạt động của họ là làm việc phước thiện, khuynh hướng của họ lại thay đổi tùy theo thời đại và xứ sở. Tổ chức Tam Điểm có rải rác trên nhiều quốc gia trên thế giới, quy tụ những hội viên cấp tiến với mục đích tự cải thiện đời sống tinh thần và đạo đức.


Hội Tam Điểm thường được coi như là một tổ chức đạo đức đặc biệt hình dung bằng những biểu tượng. Họ tự cho như là một công cụ huấn luyện ái hữu (outil fraternel) dùng những phương pháp đặc biệt để huấn luyện các khả năng nghe, suy nghĩ và đối thoại để có thể truyền đạt các giá trị đã thâu hoạch được cho các người chung quanh.

Nói một cách đơn giản, hội Tam Điểm không phải là một đảng chính trị vì không chủ trương cướp chánh quyền, không phải là một tôn giáo vì không loại bỏ tôn giáo nào và không đi thuyết phục tín đồ, không phải là một giáo phái (secte) vì không theo một chủ thuyết nào (doctrine). Sự kết nạp vào hội Tam Điểm rất khắt khe, song sự ra hội lại rất tự do và thong thả.


2. Mục tiêu của hội Tam Điểm:

Mục tiêu chính của hội Tam Điểm là xây dựng. Họ làm việc để xây dựng Đền Nhân Loại (temple de l’humanité), nhiệm vụ của họ chỉ chấm dứt khi toàn thể nhân loại được phát triển. Dĩ nhiên với ngưỡng vọng một tương lai như vậy, lý tưởng Tam Điểm chỉ là một huyền thoại (mythe), nhưng người Tam Điểm vẫn tin tưởng vào ngày có rất nhiều hội viên Tam Điểm trên toàn cầu để kết thành một chuỗi người đoàn kết (chaine d’union) có khả năng cho nhu cầu cần nhất của trí tuệ loài người.


3. Nguồn gốc của Hội Tam Điểm

Tuy là các tổ chức Tam Điểm thật sự không phải là một nghiệp đoàn bắt đầu xuất hiện đầu tiên ở Ecosse (Tô Cách Lan) vào thế kỷ thứ XVII, song họ đã cho rằng họ có những nguồn gốc huyền bí, huyền thoại từ thượng cổ.

Theo Thánh kinh thì Vua David cho xây đền Salomon để chứa Arche Dalliance (cái rương chứa các phiến đá có khắc 10 điều răn (commandements), dấu hiện liên kết (signe d’alliance) giữa Thượng Đế và người Do Thái) trước đền có hai cột đồng đen Jakin và Boaz, một biểu tượng Tam điểm do Hiram de Tyr. Sau này, Hiram bị ba người thợ ám sát vì họ muốn có bí mậy xây cất của Hiram và người ta cho rằng Hiram và Salomon là thủy tổ của Franc-Maconnerie.

Theo các bản viết tay (Manuscrit) gọi là Old charges (các trách vụ cũ) có tên là “Régius” vào thế kỷ thứ 14, thì ngành xây cất liên hệ tới khoa hình học (Géométrie) do đám con của Lamech viết trên các cột bằng đá. Sau cơn Đại hồng thuỷ (Deluge), một người cháu của Noé, tên Hermanis tìm ra những bí mật xây cất và hình học trên các cột đá này để đem dậy cho các người thợ xây tháp Babel. Sau đó Abraham sang Ai Cập dậy hình học cho Euclide để ông này đem về dạy ở Hi Lạp. Tiếp đó, các người xây cất trở về Jérusalem để xây đền Salomon.

Theo bản Constitution d’Anderson (viết bên Anh năm 1723) thì nghề xây cất đã khởi sự từ thời ông Adam là người thợ xây cất đầu tiên đã được Thượng Đế dạy cho hình học. Nhưng qua kinh Cựu Ước (Ancien Testament) thì Vua Salomon là Franc-Macon và là Grande Maitre của Loge (chi hội) Jérusalem. Sau đó, “nghệ thuật hoàng gia” (Art Royal) này mới truyền sang Hy Lạp, Ai Cập vào đế quốc La Mã và người ta cho rằng Vua Auguste (-14 cho tới 63 sau Công Nguyên) là Grand Maitre du Loge de Rome vì ông ta đã là người đỡ đầu cho kiến trúc sư Virtruve.

Trong thời đế quốc La Mã, những nhóm ngành nghề tụ họp thành Collégium để lo các việc kinh tế và xã hội của hội như các collégium của các nhà buôn đứng ra điều đình với chính quyền để giữ độc quyền như ngành buôn bán ngũ cốc lại được miễn sưu thuế [1] và miễn dịch vụ. Mỗi ngành đều có Thánh tổ và hàng năm họ lo sửa lễ để mừng Thánh tổ. Họ cũng mời những người có quyền thế (dĩ nhiên là có giầu có) để bảo trợ bằng tài chánh và thế lực và họ đền bù sự đóng góp này bằng cách tặng cho các ân nhân danh hiệu Patron (quan thầy).

Sau đó, đế quốc La Mã bị các rợ Gothique và Germanique từ Đức sang tàn phá vào các thế kỷ từ VI tới thế kỷ IX thì không còn thợ. Lần lần các ngành nghề mới khôi phục lại thành các Guilde (gốc tiếng Đức Gelt là đồng tiền)Thánh tổ của ngành xây cất là thánh Jean d’Evangeliste và ngày vía là ngày 27 tháng 12, Khi được khai tên kết nạp (initier) người tập sự phải tuyên thệ giữ bí mật nhà nghề. Vì luôn luôn phải di chuyển từ công trường tỉnh này sang công trường tỉnh khác, nên họ có cách nhận nhau bằng những biểu tượng (symbole) và những mật mã (code). Một người thợ sang Pháp, được Charles Martel, ông của Vua Charlemagne thâu nhận; một người khác là Thánh Alban sang Anh và được Hoàng hậu Edwin con ông Vua Anglo Saxon Athelstan bảo trợ tích cực đến nỗi chính ông ta cũng thành maçon (thợ xây cất)

Tới đây, cũng nên nói qua về Thập Tự quân với Hiệp sĩ dòng Temple de Salomon và nhóm Rose Croix vì có ảnh hưởng tới Hội Tam Điểm sau này. Prieurés de Sion Năm 1000, một lãnh chúa là Godefroi de Bouillon ở đất Thánh lập ra abbaye de Notre Dame du Mont Sion: khi thấy các tín đồ đi hành hương tại Jérusalem bị cướp bóc, các tu sĩ dòng này đã bí mật can dự vào việc thành lập ra dòng Hiệp sĩ Temple (1118) de Salomon là một dòng quân sự do Hugue de Payns chỉ huy, lấy tên là Pauvres Chevaliers du Christ (Bần Hiệp Sĩ Thiên Chúa) để bảo vệ khách hành hương. Họ đóng quân ở địa điểm đền Salomon do đó lấy tên là Chevaliers du Temple. Được Giáo Hoàng Innocent II tin cậy, dòng này trở nên quyền thế và giàu có, khiến cho Vua Philippe le Bel đố kỵ và ra lệnh tiêu diệt nhóm này vào ngày thứ sáu 13/10/1307 (do đó có tiếng là ngày xui xẻo). Thủ lãnh Jacques de Molay bị thiêu (1314), dư đảng trốn sang Ecosse, tài sản bị tịch thu cho nhà chung Hospitaliers. Nhóm Prieuré de Sion rút vào bí mật và lấy tên là Rose Croix (Rosae crucis) họ thành lập một hội thần bí nhưng không dính tới tôn giáo nào nữa. Họ có triết lý siêu hình và hữu hình (metaphysique et physique) mục đích để gợi những năng khiếu của con người. Hội nhắc các đoàn viên tầm quan trọng của các định luật vũ trụ và thiên nhiên và nên áp dụng các luật đó. Chữ Rose crucien từ gốc Latin có nghĩa là chữ thập và hoa hồng do ở biểu tượng chữ thập và hoa hồng của họ. Thủ lãnh của họ gọi là nautonier, như Leonardo da Vinci, Isaac Newton, Victor Hugo, Jean Cocteau và gần đây Pierre Blanchard. Do đó, Franc Maconnerie là hậu duệ của Prieurés de Sion. Vài dòng về chữ Franc-Maconnerie. Năm 1015 sau Công nguyên, tại Strasbourg, một chi hội (loge hay atelier) đầu tiên của các người thờ đẽo đá nhà thờ Strasbourg được thành lập.

Năm 1119 Hội đồng các Giám mục thành Rouen kết án các nghiệp đoàn (confrérie)

Năm 1245, bắt đầu xuất hiện tại Strasbourg các tục lệ tiếp nhận hội viên và khuyến cáo các hội viên giữ tình huynh đệ và giữ bí mật. Cũng vào năm này có đại hội tụ họp 5 chi hội lớn, ấn định các điều lệ đạo đức, tôn giáo và nghề nghiệp.

Năm 1276 Vua Rodolphe 1er de Halsbourg ban miễn trừ (franchise) cho các thợ đẽo đá nhà thờ Strasbourg.

Năm 1315 tại Strasboug có đại hội các thợ đẽo đá và thợ xây dựng và các người xây dựng lại lấy năm này là năm khởi sự của Hội Tam Điểm mà ta gọi là franc-maconnerie opérative tạm gọi là xây cất đặc miễn đương hành. Vào năm 1356 tại Luân Đôn có sự tranh giành giữa những thợ đẽo đá (tailleurs de pierre) và người xây dựng (poseurs de pierre) do đó có luật lệ năm 1411 ấn định việc kiểm soát nghề nghiệp: người học việc học 7 năm trời, phải ra trước một uỷ ban để tuyên thệ trung thành với nghề, với thị xã, với vua và lúc đó họ mới trở thành người tự do hành nghề xây cất (free mason), có thể chữ này cũng rút ngắn từ chữ freestone mason tức là maçon de pierre franche là thợ xây cất đá mềm, dễ đẽo và dễ điêu khắc. Chữ “free mason” (franc macon) đã chính thức được dùng từ năm 1376 và năm 1390 người ta đã viết ra cuốn Thủ bút Régius hay Manucrist Royal nói về tổ chức ngành xây cất. Năm 1616 nhóm Rose Croix ra tuyên ngôn về đường lối và mục đích như đã nói ở trên (đoạn cuối về Prieuré de Sion).


4. Tại Ecosse.

Năm 1583 Jacques VI con của Marie Stuart, nữ hoàng Ecosse lên ngôi. Ông trao cho William Shaw quản lý tiền bạc và xây các cung điện. Tuy lúc đó Ecosse đã ngả sang Tin Lành, nhưng William Shaw vẫn còn giữ Gia Tô Giáo và năm 1598 ông đặt ra một số luật lệ quản lý, sắp đặt ngôi thứ trong ngành xây cất trong đó có nói tới những cách để nhận nhau. Năm sau, Shaw lại còn định thêm là các bậc thầy trong ngành xây cất phải có nhiệm vụ huấn luyện người tập sự và dạy họ cách để nhớ được các kỹ thuật đó. Bắt chước người La Mã, họ cũng lựa một quan thày là William Sinclair là lãnh chúa Roselin, vì Sinclair là hậu duệ của vị hầu tước đã cho xây Chapel Roselyn. Tới năm 1801 William Sinclair cũng lấy tên là William, cho ra một cái charte cho franc maconnerie và các lãnh chúa được lãnh danh hiệu maçon từ đó. Hiện nay charte này còn ở Chapel Roselyn.


5. Maconnerie opérative và maconnerie spéculative

Cho tới đầu thế kỷ 17 dòng xây cất vẫn là những nghiệp đoàn gọi là Guilde (tiếng Đức mà ra Gelt: đồng tiền) trong đó chỉ có hai hạng thành viên, 1) tập nghề (apprenti) và 2) thợ bạn (compagnon) còn thầy nghề chưa có mà chỉ có người điều khiển công trường; khi vào nghề thì phải qua lễ kết nạp là phải biết giáo lý (catéchisme), sự truyền đạt các bí mật nghề nghiệp, các ngữ vựng (vocabulaire) về các biểu tượng dùng trong các nghi lễ và tập tục. Cho tới lúc này ngành xây cất vẫn hoàn toàn chỉ là opérative (xây cất đặc miễn đương hành) mà thôi. Dần dần từ bên Anh và Tô Cách Lan mới biến dạng thành spéculative (xây cất đặc miễn tự biện) (spéculare = réfléchir) theo tiến trình sau đây: Người xây cất cần sự giúp đỡ của các giới chức tôn giáo, các quý tộc, các chưởng khế là các người chủ trì các công tác xây cất lớn, nên đã mở cửa tiếp đón nhận các người này, ngược lại sau trận hoả hoạn lớn tại Luân Đôn, cả một đội binh xây dựng nhà thờ Gothique từ Pháp sang Anh, du nhập vào giới quý tộc và trí thức Anh những tư tưởng của Virtruve. Virtruve là kiến trúc sư thế kỷ I trước công nguyên viết cuốn De Architectura. Theo ông thì người kiến trúc sư lý tưởng phải là người vạn năng (universel), không những phải biết hình học, biết dùng các vật liệu xây cất mà còn phải biết thiên văn, khí tượng, âm nhạc, y học, quang học, triết học, sử học và pháp chế (jurisprudence). Vào thời đó những người ở giai cấp cao và trí thức có tư tưởng cấp tiến hay thần bí (mystique) tìm hiểu vũ trụ và thế giới cùng cắt nghĩa chỗ đứng của con người qua một thứ ngôn ngữ và biểu tượng (symbole). Trong thời kỳ từ 1550-1710 lại có nhiều người nghiên cứu hoá học và phép luyện giả kim (alchimie) ước mơ như Sir Issaac Newton có thể đổi đá thành vàng hay chì thành vàng. Ngay trong những sách báo của Rosae Crucis (chữ thập hoa hồng) từ Đức và Societé Royale d’Angleterre (sẽ nói sau) cũng có những hội viên bí mật bàn nhau về chuyện luyện giả kim. Họ vừa có tiền vừa có kiến thức vừa có thế lực nên được khai tâm kết nạp vào Franc Maconnerie, dùng các biểu tượng, dùng các tập tục (rituel) về phép luyện giả kim dùng thuyết tân Platon (néoplatonisme) để lập ra những loge đầu tiên cho họ mà ta gọi là franc maconnerie spéculative (xây cất đặc miễn tự biện) hay franc maconnerie philosophique (xây cất đặc miễn triết học).


6. Franc maconnerie truyền bá sang Âu châu

Từ năm 1640-1650 bên Anh có nội chiến, giết Vua Charles 1er nhà Stuart theo đạo Gia Tô và con là Charles II phải đi trốn. Dư đảng của ông là nhóm jacobite ở lại bên Anh phải rút vào bí mật. Họ vận động để khôi phục lại nhà Stuart trong đó có nhóm College Invisible là franc maçonnerie spéculative. Khi Charles II được khôi phục thì College Invisible đổi thành Royal Society (Societé Royale) và Franc Maconnerie lại thịnh hành từ năm 1660 tới 1668, gồm nhiều tu sĩ, quý tộc, luật gia, và thông thái. Nhưng từ năm 1669 thì Jacques II Stuart lại bị cháu và cũng là rể là Guillaume d’Orange lật đổ và Jacques II phải chạy sang St Germain-en-Laye ở Pháp và tới năm 1721 Jacques II lại phải dời đi Bar le Duc rồi đi Avignon, Cerlino và tới Rome.

Năm 1714, triều đình Anh ở trong tay nhà Vua Hanovre (đối nghịch với nhà Stuart) thì nhóm Jacobite định một lần nữa khôi phục lại nhà Stuart với sự trợ giúp của Louis XIV, nhưng cuộc đổ bộ thất bại (năm 1715), nhất là khi chính phủ nhiếp chính (Gouvernement du Régent, kế tiếp Louis XIV, lại thân Hanovre.

Ngày 24-06-1917 tại Londres có 4 chi hội The Goose and Gridiron (con ngỗng và vỉ nướng chả), The Crown (vương miện), The apple tree (cây táo), The Rummer and Grappe (cái tách và chùm nho) kết hợp lại thành Grande loge d’Angleterre sau này là nhóm Modern dưới quyền một grand maitre để kiểm soát mọi loge kể cả các loge jacobite.


A - Constitution Anderson: Ancient và Modern

Năm 1731, Duc de Montaigne được bầu làm hội trưởng và cho ra một bản constitution mới là constitution d’Anderson do tu sĩ James Anderson soạn ra nói về lịch sử franc maconnerie bên Anh, từ thời Adam tới thời Jacques I, Charles I và Charles II được coi như là franc maçon. Cuốn này (thân Hanovre) cũng khen Guillaume III, Hoàng hậu Anne và George I. Từ đó, những grand maitre được bầu ra đều thân Hanovre cả. Như đã nói ở trên, những loge đầu tiên đều ở Ecosse và theo statut Shaw rất độc lập. Họ thi hành một trong hai tục lệ:

1. Nghi lễ nhập hội của các nghiệp đoàn xưa gọi là “Rite de anciens devoirs

2. Hoặc là một tục lệ kết nạp (rituel d’initiation) đơn giản hơn trong đó sẽ truyền những “bí mật” còn gọi là “Rite du mot de maçon”.

Theo constitution Anderson tháng Giêng 1723 người ta dung hoà hai đường lối maconnerie anglicane (dùng Rite des anciens devoirs) với maçonnerie d’origine calviniste (dùng “Rite du mot de maçon”) bằng một quan niệm tôn giáo rộng rãi hơn, gọi là quan niệm về “religion naturelle” tuy rằng cũng quy chiếu một chút về “Sainte Trinité” (Chúa 3 ngôi). Vào thế kỷ thứ mười bẩy, tại Anh có chừng 30 loges (chi hội) quy tụ những người thành thị, bình dân, thợ khéo và tiểu thương và từ năm 1676 với uy tín và những tập tục mới thu hút thêm các quý tộc và lớp trưởng giả. Mục đích của họ là làm phước thiện và tương trợ vì hồi đó chưa có an ninh xã hội để lo bệnh hoạn, thất nghiệp và phí tổn ma chay.

Từ Grande Loge de Londres sau này sẽ truyền bá sang Âu, Mỹ, Úc, Phi và Á châu. Một vài năm sau, grande loge d’York và các loge khác, thành lập một loge lớn khác lấy tên là Grand loge of Ancient Mason chống lại grande loge de Londres, cho rằng loge này đã mất đi tính cách Thiên chúa trong các tục lệ. Tới thời chiến tranh với Napoleon, thì hai loge lớn này đoàn kết lại thành một loge duy nhất gọi là United Grand Loge of England (1813) có khuynh hướng ancient, buộc các hội viên tin vào Thượng đế. Còn ở Pháp thì Napoléon lại buộc các franc maçon phải quy tụ vào trong Loge du Grand Orient một khuynh hướng modern, không buộc hội viên phải tin vào Thượng đế.



B. Sự tranh chấp Jacobite / Hanovrien tại Pháp: Grande Loge de France

Tại Anh, năm 1722 nhóm Jacobite bầu kên một Grand Maitre chống Hanovrien là Duc deWharton để làm một âm mưu gọi là âm mưu Atterbury, nhưng cũng thất bại vì Duc d’Orléan, nhiếp chính ở Pháp, thân Hanovrien, lại báo cho Anh biết trước. Tuy vậy những hội viên Jacobite vẫn không bị khai trừ khỏi hội và để giữ cho chi hội hoàn toàn là Jacobite, họ rút vào bí mật và thêm vào 3 cấp cũ trong tổ chức của họ, 30 cấp trên nữa. Từ đó Grande Loge d’Angleterre theo “Rite anglais” hay “hanovrien» chỉ có 3 cấp và nhóm Jacobite tự nhận là theo “Rite écossais ancien et accepté” (REAA) lại có 33 cấp. Sau lần âm mưu thất bại, nhóm Jacobite dời trụ sở chính sang Pháp và từ năm 1726 chi hội đầu tiên đã được lập tại Paris. Từ năm 1728-1738 có nhiều chi hội Tam Điểm được thành lập tại Pháp và chia làm hai nhóm Jacobite và Hanovrien. Constitution Anderson được dịch ra tiếng Pháp và để thế vào chữ tôn giáo tự nhiên (religion naturelle) người dịch dùng chữ Thiên Chúa giáo vì người Jacobite hoàn toàn theo Gia Tô giáo. Người Franc Macon Jacobite nổi tiếng là người écossais Sir Andrew Ramsey. Năm 1723, ông được vời sang triều đình lưu vong Jacques III ở Rome. Ở đây, ông gặp David Nairne sau này thành bố vợ. Trở về Anh, ông xâm nhập được vào Grande Loge d’Angleterre trong một loge Hanovrien 1727. Và lúc đó thì ông phải nhìn nhận sự thất bại của nhóm Jacobite. Năm 1733, ông cùng Nairne nắm Grande Loge de France cho tới năm 1738 thì nhóm pro-hanovrien chiếm ưu thế trong Grande Loge de France tại Paris, nên Ramsey và Nairne phải về Saint Germain en Laye dể lập riêng một loge hoàn toàn Jacobite. Tháng Giêng năm 1738 nhóm Hanovrien ở Pháp ra một ấn bản Constitution mới chấp nhận Tin Lành và các người theo đạo khác. Nhóm Jacobite tức giận thuyết phục Giáo Hoàng Clément XII hạ sắc lệnh (bulle = in amimenti) lên án những tổ chức quần chúng trong đó mọi tín ngưỡng đều được coi bằng nhau. Phải chờ tới 1755 thì nhóm Jacobite mới chết hẳn. Và chính phủ Pháp đã không còn thân Hanovre nữa, Grande Loge de France trở nên hoà hoãn cũng như xác nhận là theo Gia Tô Giáo và cũng công nhận những cấp cao của Rite Écossais ancien et accepté (REAA).


C. Grand Orient de France

Tại Pháp từ năm 1738 các Franc Maçon họp thành Grande Loge de France mới có một Grand Maitre đầu tiên người Pháp là Duc d’Antin. Tới 1771 thì tại Paris đã có 41 loges và dưới tỉnh có 96 loges, ở thuộc địa Pháp có 5 loges và trong quân đội có 31 loges. Nhưng rồi sau cũng có sự chia rẻ, và sau buổi hội ngày 5 Mars 1773, một nhóm đã ly khai Grande Loge de France để lập ra Grand Orient de France, ngày một bành trướng lớn với 400 loges và hơn 30.000 hội viên. Những nhân vật tên tuổi như Condorcet, Laplace, Montesquieu, Helvetus, Marmontel và Le Breton, người viết Encyclopédie, đều là Franc Maçon cả. Tuy họ không trực tiếp làm cuộc cách mạng 1793 tại Pháp, song Franc Maconnerie đã là lò nung nấu những tư tưởng tiến bộ, những Lafayette, Dalton, Mirabeau, Dumoulin thường họp nhau để có một ý tưởng xã hội chung. Vào thời kỳ đó, l’élite rationnaliste (lớp trí thức thuần lý) rất tự hào là Franc Macon. Năm 1890 F.M đã củng cố cho nền cộng hoà Pháp. Năm 1879, họ cắt bỏ trong constitution du Grand Orient 1870 đoạn buộc hội viên phải tin vào Thượng Đế. Điều một của nội quy mới tuyên bố là, có mục đích tìm kiếm sự thực, nghiên cứu nền đạo đức vạn năng (Universelle), khoa học, nghệ thuật. cùng là làm việc phước thiện. Hội không bỏ ai vì tín ngưỡng và hội có châm ngôn là “Tự do, Bình đẳng và Bác ái” (Liberté, Égalité, Fraternité)

Sự tu chính này không có ý xua đuổi người có tinh thần tôn giáo ra khỏi hội, nhưng lại gây đoạn tuyệt với Grande Loge Unie d’Angleterre và các chi hội Anglosaxon khác.

Như vậy là các hôi F.M có chung những biểu tượng về những tục lệ, song lại có hai khuynh hướng khác nhau: Một khuynh hướng Anglosaxon tự cho mình là thứ thiệt tin vào Thượng Đế là “kiến trúc sư cả” đã vẽ ra các sinh vật, vũ trụ. Một khuynh hướng thứ hai khoan dung tôn giáo nhưng theo hiến chương Anderson đầu tiên. Họ cho rằng F.M phải làm việc để cải thiện con người và sửa soạn để cải tạo xã hội

D. Franc Maconnerie trên thế giới

Kể về sĩ số, Grande Loge d’Angleterre liên kết được 700 loges ở Canada, 400 loges ở Nouvelle-Zélande, 200 loges ở Ấn Độ, tổng cộng khoảng 1 triệu hội viên.

Bên Mỹ có 4 triệu hội viên, bắt buộc phải có tôn giáo và vẫn phân biệt chủng tộc. Người da đen có loge riêng.

Bên Đức có 400 loges và 30.000 hội viên có khuynh hướng xã hội và triết học.

Thụy Sĩ có loge Alpina, theo xu hướng Anh

Tại Pháp có Grand Orient de France từ năm 1773 với 400 loges, không theo Anh và còn có từ trước grande loge de France (1738) với 200 loges họ vẫn duy trì sự vinh danh kiến trúc sư cả của Vũ trụ và được grande loge d’Angleterre nhìn nhận là hợp thức (régulier), tuy vậy họ vẫn giữ liên hệ với loge Grand Orient de France (1738)



II Tổ chức và sinh hoạt

A- Tổ Chức

Đơn vi của Tam Điểm là một loge (chi hội), có nhiều chi hội trong một địa phương (region). Các chi hội ở nhiều địa phương họp lại thành đại hội (convent). Nơi hội họp của một chi hội gọi là đền (temple), các buổi họp gọi là tenues theo những thủ tục (rite) còn gọi là tuân thủ (obédience).

1. Việc nhập hội và thể thức tuyển lựa

Hàng năm có hàng trăm người phàm (profanes) nộp đơn vào hội tam điểm (F.M) có 3 loại ứng viên: 1: Người được lựa (cooptés) hay được bảo lãnh (parrainés) thường là thân nhân của các hội viên đã có những đức tính tam điểm (F.M): Nhân bản, tương nhượng (tolérance mutuelle); 2: Ứng viên độc lập tiếp xúc thẳng với chi hội; 3: Loại ứng viên không mấy tin tưởng gọi là alimentaire (tạm dịch là “ăn có”) vào hội để có mánh mung lợi lộc. Nếu hội đã biết trước các ứng viên thuộc loại người này, thì sẽ tìm cách khước từ. Một trong những biện pháp là phải nộp trước bản tư pháp lý lịch xem có sạch sẻ, hai là phải qua một cuộc điều tra. Ba điều tra viên riêng biệt, không quen biết nhau tới thăm ứng viên đề đào sâu nhân cách của đương sự. Ngoài những câu hỏi về lý lịch, học thức, gia cang, họ cũng cử một người lại tận nhà để coi môi trường sinh sống của ứng viên, điều này sẽ bộc lộ nhân cách của đương sự. Họ cũng muốn xem bà vợ có chống việc gia nhập hội, nếu quả thật là vậy, thì họ sẽ khuyến cáo đương sự hãy rút đơn.

Ngoài lý do cá nhân mà ứng viên đã nại ra, ứng viên cũng sẽ được hỏi thêm xem họ có thích dùng những biểu tượng, và các tính cách bí truyền, cùng là có kiên trì với các công tác nghiệp đoàn và công tác chính trị không? tức là muốn vươn mình lên cao và có xu hướng triết lý. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ, các điều tra viên làm bá cáo với chi hội trưởng. Thường là ngay buổi tối hôm đó, phàm nhân được triệu tới Hội. Anh ta được bịt mắt bằng một khăn lụa đen, rồi đưa vào đền, vì hai lý do: Thứ nhất, ứng viên không được biết người chung quanh, vì trong các chiến dịch chống Tam Điểm nhiều anh em (huynh đệ) đã bị nhận diện rồi đưa vào trại tập trung; thứ hai, là để ứng viên tập trung vào các câu hỏi được đặt ra, anh ta sẽ phải trả lời mọi câu hỏi của các hội viên, về một vài chi tiết trong vụ điều tra, về sự nhận định thời cuộc, về cuốn sách sau cùng mà anh đã đọc…Sau buổi vấn đáp đương sự được dẫn ra và chờ ở ngoài để hội đồng thảo luận và bỏ phiếu bằng các trái cầu mầu đen, mầu trắng (do đó có chữ blackbouler), nếu bị khước từ thì sáu tháng sau, đương sự có thề nộp đơn lại. Qua 3 lần bị khước từ thì đương sự không còn hy vọng nhập hội.



2. Các hội viên

a) Tập nghề: Đã là hội viên thì phải mang tạp-dề (tablier) quấn ngang bụng và mang bao tay (gant) trắng. Điều luật đầu tiên là phải giữ yên lặng. Nếu có ý kiến gì thì phải viết ra giấy đưa cho thầy nghề đọc. Là tập nghế, thợ bạn hay thầy nghề đều có dấu hiệu riêng. Sau thời gian tập nghề một năm, thì sẽ được lên cấp thợ bạn. Muốn như vậy, đương sự phải trình bày một công trình đã hoàn toại, và tỏ ra đủ kiến thức trong cấp bậc của mình.

b) Thợ bạn: Khác người tập nghề, thợ bạn có thể nói lên những ý kiến của mình nhưng chưa được hưởng hết quyền của một F.M. Chỉ sau khi đã hoàn toại những công tác và có những kiến thức của cấp bậc của mình, thì thợ bạn mới được tăng cấp lên bậc thầy và được hưởng toàn quyền của một F.M.

c) Thầy nghề: Làm thầy không phải là cứu cánh (mục tiêu tối hậu), nhưng là phải nhận thêm trách nhiệm: giúp tập nghề và thợ bạn tiến lên trong nghề và phải siêng năng để làm gương. Muốn chi hội hoạt động được thì phải có ít nhất là từ 5 cho tới 7 thầy nghề và 2 thợ bạn. Là thầy nghề có thể xin làm chức sắc (officier) có thể đại diện cho chi hội đi dự đại hội địa phương hay đứng ra lập các chi hội (loge) khác. Muốn hợp pháp, các hội viên sang lập phải được giấy chứng nhận của cấp trên, tên của chi hội thường là tên của một nhân vật F.M có tiếng (Lafayette, Mozart, Voltaire v.v..), tên một vĩ nhân (Copernic, Gallilé, Conficius) hay một đức tin (Philantropie, Droit et Rectitude, Raison et Laicité v.v…)

3. Các chức sắc (Officiers) tay cầm vồ (maillet) hay đeo kiếm (glaive)

Một loge được một đoàn các chức sắc tác động, các chức sắc này được lựa chọn từ các thầy nghề và cứ một năm bầu lại một lần:

1) Ông Hội trưởng còn gọi là Vénérable (Tôn huynh) điều khiển công tác, có quyền cho nói hay không, coi việc giao dịch thư từ và cho “ánh sáng” (lumìère) tức là cho khai tâm kết nạp và cho tăng cấp. Hội trưởng không giữ chỗ quá 3 năm.

2) Đệ nhất giám thị: Huấn luyện viên các thợ bạn

3) Đệ nhị giám thị: Huấn luyện viên các tập nghề

4) Diễn thuyết viên (orateur) là người duy trì constitution (hiến chương) của hội lo việc áp dụng nghiêm túc các luật lệ và các obédience (tuân thủ) tức là các tục lệ. Sau lúc thảo luận, ông phải cho biết kết luận là thế nào rồi mới có cuộc bỏ phiếu.

5) Ông thư ký: Lo việc hành chánh, làm biên bản buổi họp vào “sổ kiến trúc” (livre d’architecture) của chi hội.

Ông Thủ 6) quỹ: Thâu tiền niên liễm và quản lý tiền nong của hội

7) Ông Hospitalier (ông Hiếu khách) lo chuyện quyên tiền giúp các hội viên gặp khó khăn, hoặc cho vay (với sự đồng ý của hội trưởng), lo chuyện thăm viếng các hội viên gặp đau ốm.

8) Ông Chuyên gia (expert) xưa còn gọi là Hắc huynh (frère Terrible) kiểm soát phẩm cách tam điểm các khách tới thăm chi hội và xem xét các công việc có hợp pháp không, ông tổ chức và định các lễ khai tâm kết nạp thi hành các thủ tục cho nghiêm túc. Sự nhìn nhận phẩm cách tam điểm có được không là tùy ở ông này.

9) Ông Nghi lễ trưởng (maitre de cérémonie) phụ tá cho ông Chuyên gia làm các tạp dịch (xếp đặt các lễ vật) lúc nào cũng đi vào trước, đi đầu trong mọi buổi họp

10) Ông Bao quản (le couvreur) cho các anh chị em được vào đền, thường là một cựu chức sắc. Ông lãnh những việc quan trọng nhất cũng như việc đê tiện nhất, như là người giữ cửa, chỉ mở cửa sau khi đã kiểm soát phẩm cách của khách vào

11) Ông Trưởng ban Yến tiệc, tổ chức các bữa ăn (agape officielle) nhân ngày khai tâm kết nạp, tiệc hằng năm vào đông chí hay hạ chí (solstice)



B Sinh hoạt

1. Buổi họp (Tenues)

Phần lớn trong các buổi họp, chỉ có những người kết nạp mới được vào, song có một vài buổi, người phàm có thể tới được gọi là “tenue blanche” và chỉ có một người. Nếu có một diễn giả (conférencier) từ ngoài vào nói chuyện thì được gọi là tenue blanche fermée. Nếu có người phàm tới nghe buổi nói chuyện thì gọi là tenue blanche ouverte. Nếu là tenue blanche fermée thì diễn giả người phàm chưa vào được ngay, mà phải chờ hội viên làm nghi lễ và chấp nhận biên bản kỳ họp trước đã. Một diễn giả đã thuật lại thế này: “Tôi được hai chức sắc cao cấp đưa vào đền có trang hoàng nhiều cờ suý (bannière) và có đèn cầy thắp lên biểu tượng cho ánh sáng. Nhiều hội viên cầm các giây gù (cordon), những trang trí này giống như những giải lụa mầu, để gợi lại những ngành nghề thời Trung cổ. Có vài người đeo những dấu hiệu có nhiều màu sắc khác nhau tuỳ theo tổ chức và đẳng cấp, Ở bốn góc tấm thảm (đặt giữa phòng có thêu các biểu tượng tam điểm) là ba cái cột (colonnette) biểu hiệu cho force (dũng), sagesse (trí) và beauté (mỹ) là ba nền móng của đền Salomon. Cây cột thứ tư không có ở đây, là biểu tượng cho công việc của con người cần được tiếp tục xây cất. Ông Hội trưởng (Tôn huynh = Venérable) ngồi ở cuối đền, chủ toạ buổi họp. Tôi là diễn giả ngồi bên phải, bên trái là ông thư ký, loáy hoáy ghi chép hoài. Buổi họp hoàn toàn lặng lẽ. Khi mọi người được phép ngồi, ông chủ tịch mới nói vài lời chào mừng; sau đó tôi mới diễn thuyết. Người ta đã cho tôi biết trước là cử toạ sẽ không tỏ thái độ gì: hoan nghênh hay đả đảo. Tôi đã thuyết trình trong sự im lặng hoàn toàn, một điều hiếm có! Sau đó là lúc đặt câu hỏi và trả lời. Người nói phải xin phép ông chủ tịch, qua ông giám thị, như thế quả là mất thời giờ, song cũng tốt để cho người đặt câu hỏi sao cho chín chắn và rành rọt. Mọi người bày tỏ ý kiến một cách lịch lảm, lễ độ và tôn trọng ý kiến người khác, không ai được ngắt lời ai, và không được tỏ ý tán thành hay không tán thành khi không được phép nói. Khi ông chủ tịch cho bế mạc, tôi được ông chủ tịch cám ơn và được đưa ra ngoài. Phải nhìn nhận là tôi đã bị nhiều ấn tượng với không khí lịch lãm và khả ái của họ”



2. Phòng suy ngẫm (Cabinet de réflexion):

Một tiểu tiết kỳ thú của đền F.M. là phòng suy ngẫm. Đó là một phòng kín, tối om, có thắp một ngọn nến (đèn cầy) để đưa người phàm vào hai lần, một lần đầu tiên trước khi bịt mắt, lần thứ hai vào ngày khai tâm, kết nạp. Phòng sơn đen, có các rèm mầu xậm, có vẻ hắc ám ghê sợ, trong phòng có một cái bàn và cái ghế, trên tường có các khẩu hiệu kỳ lạ. “Nếu chỉ vì tò mò mà vào thì hãy đi ra” “Nếu anh chỉ muốn phân cách người ta thì hãy đi ra”. Nhiều biểu tượng được đặt trên bàn: Một sọ người, biểu tượng cho sự chết, cũng như là liên tưởng cho tư tưởng (la pensée), và sự huyền ảo (la vanité) (Ta đã là thứ mà anh đang là - Anh sẽ là cái mà ta đang là). Người ta cũng thấy những bát nhỏ đựng muối, lưu huỳnh (souffre) và thuỷ ngân (mercure). Thuỷ ngân gợi tính chất kim loại của mọi vật, lưu huỳnh gợi tính chất dễ cháy. Muối biểu tượng cho sự khôn ngoan và là gạch nối giữa thuỷ ngân và lưu huỳnh. Một tấm gương để phản chiếu lại châm ngôn của Socrate: “Tự anh hãy biết lấy anh” (connnais-toi toi même) hay là câu châm ngôn của F.M. là: “Hãy tự nhìn anh như là chính anh tự tại” (Regardez vous, tel que vous êtes en vous-même). Thứ này để biểu tượng sự tự biết mình để có tiến bộ, đi vào được tâm thức (conscience) của chính mình, và cũng kiến thức được (connaisance) cái vô hình (invisible) và cái thế giới vô tại (le monde de l’irréalité). Một tấm gương dùng sai, chỉ phục vụ cho cái hư ảo, cho tính kiêu căng, cho sự tự mê (narcicisme), cho sự làm dáng (coquetterie) là những tính xấu đã kìm hãm sự tiến bộ của nhân cách (personalité). Cũng trong phòng suy ngẫm, người ta còn thấy có nước và bánh mì, là những thực phẩm căn bản cho đời sống. Sự nhận định bản-thân, và sự vấn tâm, đều rất cần thiết để tiến bộ. Vẻ khắc khổ của phòng ốc đưa người phàm tới sự suy ngẫm về biểu tượng các vật cùng là sự thành tâm của lời cam kết.



3. Những biểu tượng và những tục lệ:

Sự giáo huấn của F.M. không phải là một học thuyết mà là một phương pháp đi tìm sự hiểu biết qua những biểu tượng. Khi làm việc, các cấp thấp (tập nghề, thợ bạn, thầy thợ) dùng các biểu tượng của nghề nghiệp như équerre, compass, niveau, thước đo v.v…Người ta cũng thấy các biểu tượng có nguồn gốc tôn giáo, đúng hơn là theo Thánh kinh: Thí dụ như hình tam giác sáng chói (delta lumineux) và hình tam vị (triangle divin) Ở giữa hình đôi khi còn ghi bốn chữ là Y.H.V.H. tức là chữ Hébreu (Do Thái xưa) viết tắt của Yod, Hé, Vay, Hé. Hình sao năm cánh (pentagramme) (2), các con số 3,5,7, các mật chú (mots sacrés) những mật hiệu (mots de passe) một khối đá thô thiển để nhắc nhở là phải đẽo, mài, dũa mới xây được đền, hai cây cột có tên là boaz và jakin (theo huyền thoại). Trong tục lệ York bên Anh, những cột này đều rỗng để chứa các tài liệu và lưu trữ văn khố. Lại có loge dùng 3 cây cột để biểu tượng cho ba thứ Trí (sagesse), Dũng (force) và Mỹ (beauté). Họ cũng dùng các vật khác như cây keo (acacia), hoa hồng, hoa huệ (lys) và cành ô-liu. Sự dùng gươm (glaive) trong các lễ tấn phong (consécration) một hội viên mới, lại là một biểu tượng khác, lấy từ lễ trao binh giáp (adoubement) cho các hiệp sĩ thời Trung cổ.

Những hội viên cấp trên thì theo những thủ tục như Rite Écossais ancien et accepté với 32 bực, rite York, rite français, rite anglo saxon, mục đích là làm nẩy nở sự phát triển tinh thần maçonnique bằng cách cho thêm vào những hình thức khai tâm cổ điển của nhóm Rose-Croix hay rosae crucis (chữ thập hoa hồng bên Đức thời xưa

Những biểu tượng này cần để truyền đạt các luật lệ, những tiến trình tế nhị, những sự thật siêu việt, không thể diễn tả được bằng lời, đó cũng là dùng cái biết mà đi tới cái không biết, cái thấy được mà đi tới cái không thấy được, cái hữu tận đi đến cái vô tận vậy. Nói một cách khác, họ không học nhưng mà linh cảm thấy.

Trong khi sinh hoạt, họ tôn trọng nguyên tắc bình đẳng. Khi hội họp, họ đưa ra trình bày thảo luận các vấn để đã được tổ chức chi phối và phải tuân thủ (obedience) và đưa ra quyết định cho sự sinh hoạt của hội. Họ cho là nhờ vào phương pháp cùng nhau suy nghĩ, giữa những lớp người có nguồn gốc khác nhau, thì những buổi học hỏi sẽ rất hữu ích, khó mà có thể có được ở ngoài đời.

Tánh cách kỳ bí của F.M. mà người đời cho là để che đậy những điều bất chính, thực ra là điều cần thiết để bảo đảm cho các công tác của họ được tiến hành một cách thanh tịnh và trong sáng, tránh sự xô bồ náo nhiệt của xã hội bên ngoài. Thực ra, họ không tách rời thế tục. Với sự đoàn kết trong công tác, sự đấu chung các tư duy, họ cho là họ sẽ làm việc hữu hiệu hơn và một khi F.M. đã đào luyện cho con người khá hơn thì tất nhiên F.M. cũng sẽ phục vụ bá tánh hữu hiệu hơn.

Hai lý do lịch sử của việc giữ kỳ bí của F.M là: 1) để cho họ dễ nhận nhau, 2) vì còn nhớ những vụ chiến tranh tôn giáo truy hại nhau, và việc triệt hạ tận gốc các tư tưởng tự do thường có ở các chế độ độc tài, nên các hội viên F.M vẫn thấy cần phải ẩn mình để bàn luận về những đề tài nhậy cảm. Tuy vậy, ngày nay, những tập tục và những tiến trình kết nạp đã được phổ biến từ lâu khiến cho không còn là một bí mật, ngoài ra sự thâm hiểu công phu về tiến trình học tập Tam điểm lại khó có thể truyền thông được, nếu chưa sinh hoạt trong hội.

Ngày nay, F.M. phải được coi là một tổ chức kín đáo (discret) chứ không phải là một hội kín (secret). Người hội viên có quyền tự tiết lộ, nhưng không được phép tiết lộ các đoàn viên khác hiện tại còn sống.


4. Những vấn đề trong tương lai.

Nhưng một khi thu mình vào hội, tránh những giao động bên ngoài để bảo quản những truyền thống tinh thần và đạo đức của họ thì các franc maçons cũng sẽ bị tiến hoá của xã hội bên ngoài đe doạ; những giá trị tinh thần mà họ đã dựng lên như tinh thần nhân bản (humanisme) phóng khoáng (libéralisme), cá nhân chủ nghĩa (individualisme) lại bị cái xã hội của khối đông (la masse) ngày nay tấn công (Khối Gia Tô Giáo, khối Cộng sản, khối Đức Quốc xã, khối Hồi Giáo gần đây). Các cấu trúc xã hội cũng phức tạp hơn cũng như các kiến thức con người về không gian, vũ trụ, vật lý, sinh học (gènes) cũng đã tiến hơn. Qua lịch sử, F.M. đã có những bức thăng trầm, và bị đầy đoạ, nhưng họ vẫn còn tin tưởng rằng họ là một lực lượng tinh thần có đủ khả năng để thích nghi với sự biến thể của xã hội và thế giới.

Hình các biểu tượng:

Trích Historia Special N48 Juillet-Aout 1997 trang 68-69)



bieutuongtamdiem.jpgHình 1: Equerre là biểu tượng của sự ngay thẳng và của vật chất. Người Tam điểm xây dựng đời mình dùng equerre để hướng dẫn đạo đức cho mình.

Hình 2: Compas, biểu tượng tinh thần cởi mở cần thiết khi khai tâm kết nạp. Đó cũng là biểu tượng của quảng trường kiến thức.

Hình 3 Quả rọi bảo đảm sự thăng bằng của cơ cấu xây cất. Đệ nhị thư ký đeo trên người với sứ mạng hướng dẫn tập nghề.

Hình 4 Hai bút lông bắt chéo là trang trí đeo trên người của ông thư ký
Hình 5 Đồ trang trí đeo trên người của đệ nhất thư ký để biểu tượng sự bằng ngang (horizontalité) trong việc làm với các thợ bạn.

Hình 6 Chìa khoá là đồ trang trí của thủ quỹ.

Hình 7 Equerre và Compas quyện vào nhau biểu tượng vật chất và tinh thần không thể tách rời nhau.

Hình 8 Chữ G là chữ cái đầu của God (Thượng đế) kiến trúc sư của cả vũ trụ. Còn người dưng thì là Géométrie hay là gnose (nhận thức)

Hình 9 Ngôi sao năm cánh đỏ rực tượng trưng người được khai tâm đã toả sáng cả bóng tối)

Hình 10 Tạp dề là trang phục của thợ xây cất, ngừa tai nạn, cũng có nghĩa là ngừa sự thiếu minh mẫn. Tạp dề này ở thế kỷ XIX gợi lại việc Hiram bị ám sát.

Hình 11 Tạp dề của thầy thợ thế kỷ XVIII có hòn đá thợ liên tưởng người phàm, hòn đá đẽo biểu tượng người được khai tâm. Ở giữa là dụng cụ xây cất và cái cột, biểu tượng kiến trúc.

Hình 12 Tạp dề của thầy thợ ở thế kỷ XIX, có hình đền Salomon, hai bên có mặt trăng, mặt rời, tượng trưng cho sự đi từ bóng tối tới ánh sáng.


[1] Miễn là franchise hay là franc (franc-port: miễn thuế hải quan) Franc Maconnerie: tạm dịch là đặc miễn xây cất.

[2] Pentagramme: Hình sao năm cánh trong truyền thống th ên chúa giáo dùng để chỉ định 5 vết thương hay stigmates của Chúa còn đối với đệ tử của Pythagore thì là để chỉ ngũ đại thể đất, lửa, thủy, khí và ý (hay chose divine). Có người còn cho là chỉ 5 cuốn sách đầu tiên của Cựu Ước hay là ấn tín của Salomon.



Tham chiếu

  • Franc-Maconnerie, un article de Wikipedia, l’encyvlopédie libre
    (http://fr.wikipédia.org./wiki/Franc-ma-Historia/Spécial No 48 Juillet-Aout 1997, Les Francs-Macons.)

  • Franc-Maconnerie, Encyclopédie Universelle no 9, page 866-872

  • Da Vinci Code, Dan Brown

  • La vérité historique derrière le code Da vinci, Sharan Newman

  • Le code Da Vinci, décrypté par Simon Cox, Pocket Book