Subscribe

RSS Feed (xml)

Powered By

Skin Design:
Free Blogger Skins

Powered by Blogger

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2009

HỎA GIÁO BA TƯ LÀ TIỀN THÂN CỦA CÁC ĐẠO THỜ CHÚA

Charlie Nguyễn

MINH GIÁO/ BÁI HỎA GIÁO - Wattpad

Khi nghiên cứu tôn giáo Tây Phương, người ta sẽ nhận thấy có rất nhiều tôn giáo khác nhau nhưng đều thờ một vị Thiên Chúa Duy Nhất (The Only God). Những tôn giáo này xuất hiện tại nhiều nơi khác nhau và trong những thời điểm khác nhau, có thể cách nhau nhiều thế kỷ, nhưng những tôn giáo xuất hiện trước đều có những ảnh hưởng không nhiều thì ít đến giáo lý của những tôn giáo xuất hiện sau. Do đó, khi nghiên cứu về đạo Hồi chẳng hạn, chúng ta không thể bỏ qua ảnh hưởng của Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo là những đạo Thiên Chúa đã có trước nó nhiều thế kỷ.

Hỏa Giáo Ba Tư (Zoroastrianism) cũng là một đạo Thiên Chúa xuất hiện từ một ngàn năm trước Công Nguyên và bị Hồi Giáo tiêu diệt vào thế kỷ 10 sau Công Nguyên. Như vậy, Hỏa Giáo đã có trước Ki Tô Giáo cả ngàn năm và có thể đã xuất hiện trước hoặc cùng thời với Do Thái Giáo. Qua hai ngàn năm tồn tại, Hỏa Giáo đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong cả ba đạo Thiên Chúa là Do Thái, Ki Tô và Hồi. Vì Hỏa Giáo đã bị suy tàn hơn 10 thế kỷ qua nên ít có ai quan tâm đến nó, nhưng đối với các nhà chuyên nghiên cứu về tôn giáo thì Hỏa Giáo vẫn có một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử các đạo thờ Chúa. Việc tìm hiểu những điều sơ lược về Hỏa Giáo Ba Tư thiết tưởng cũng là một điều cần thiết và bổ ích để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các đạo Chúa hiện nay.

Ảnh hưởng rõ rệt nhất của Hỏa Giáo Ba Tư đối với các đạo thờ Chúa (Do Thái, Ki Tô, Hồi) là ý niệm về Thiên Thần. Tất cả các tên thiên thần quen thuộc như Mi-ca-e (Michel, Micheal) Gabriel, Raphael và ý niệm về các thiên thần hộ mạng (guardian angels) đều là những sản phẩm của Hỏa Giáo Ba Tư. Những ý niệm về thiên thần xuất hiện lần đầu tiên tại Ba Tư (nay là Iran) vào khoảng năm 1000 TCN, khi nước này phát triển một tôn giáo gọi là Zoroastrianism. Tôn giáo này mang tên của vị sáng lập là Zarathrusta, phiên âm sang tiếng Hy Lạp là Zoroaster. Các học giả tôn giáo hiện nay tin rằng Zoroaster là một người có thật, sinh khoảng năm 1000 TCN hoặc sớm hơn và có thể cùng thời với Moses tức khoảng 1250 TCN.

Có một điều rõ rệt nhất là lịch sử Ba Tư đã xác nhận đạo Hỏa Giáo đã từng là quốc giáo của nước này từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên, tức ròng rã trong 13 thế kỷ! Vào cuối thế kỷ 7, nước Ba Tư bị quân Hồi Giáo Ả Rập xâm chiếm và toàn dân bị cưỡng bách theo đạo Hồi.

Người Trung Quốc gọi đạo Zoroastrianism là Hỏa Giáo, hoặc Thánh Hỏa Giáo, vì trong đền thờ Zoroastrianism, người ta chỉ đốt một ngọn lửa duy nhất đặt trên một cái khay ở bàn thờ để mọi tín đồ tập trung tư tưởng khi cầu nguyện Thượng Đế. Vì vậy, người ta gọi đền thờ của tôn giáo này là "Đền thờ lửa" (The Fire Temple). Sự thật, Hỏa Giáo không thờ lửa và cũng không thờ ai ngoài một Thiên Chúa Duy Nhất mà thôi. Ngôn ngữ Ba Tư gọi vị Thiên Chúa Duy Nhất là Ahura Mazda hoặc gọi là Đấng Toàn Năng (Ormazd). Khi giáo chủ Zoroaster giảng đạo thì cả nước Ba Tư lúc đó đang theo Đa Thần Giáo (Paganism). Zoroaster giảng đạo rất hấp dẫn nên được đa số quần chúng tin theo, nhưng khi Zoroaster yêu cầu họ chỉ thờ một Thiên Chúa duy nhất thì nhiều người lại cảm thấy e ngại vì họ không thể bỏ các vị thần của họ được. Dần dần, các tín đồ Hỏa Giáo biến các vị thần của Đa Thần Giáo thành các thiên thần. Họ mượn tiếng Hy Lạp ANGELUS, có nghĩa là "kẻ được Thiên Chúa sai đến" (One who was sent by God) để gọi các vị thần này. Về sau, Angelus được chuyển sang Anh Ngữ thành Angels. Lâu dần, các thiên thần được hiểu là các Thiên Sứ (Messengers) được Thiên Chúa sai xuống thế gian để thực hiện một sứ mạng nào đó. Trong khi đó, các ác thần của Đa Thần Giáo đều biến thành quỉ (demons).

Người Hỏa Giáo Ba Tư biến đổi các vị thần của Đa Thần Giáo bằng cách thêm hai cánh cho các vị thần mà họ mến chuộng như Vata, Vayu, Mithra v.v... và thêm đuôi cho các thần hung ác. Những biến đổi này đều xảy ra khoảng thế kỷ 10 TCN. Đến thế kỷ 6 TCN, Hỏa Giáo biến thành quốc giáo của Ba Tư, những ý niệm về Thiên Thần và Ma quỉ đã trở thành những tín điều của tôn giáo này.

Năm 597 TCN, Ba Tư chiếm xứ Judah (tức Do Thái) và năm 539 TCN Ba Tư chiếm toàn vùng Trung Đông trong đó có Babylon, tức Iraq ngày nay.

Sau nhiều thế kỷ Ba Tư cai trị Trung Đông, trong đó có Do Thái và Babylon, Hỏa Giáo đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên giáo lý của Do Thái Giáo. Sau đó, qua trung gian của Do Thái Giáo, những ảnh hưởng của Hỏa Giáo Ba Tư đã xâm nhập Ki Tô Giáo và Hồi Giáo. Ngày nay, có rất nhiều điều chúng ta tưởng như những sản phẩm tự nhiên của Ki Tô Giáo hoặc Hồi Giáo nhưng thực ra nó đã được sáng tạo bởi Hỏa Giáo từ 1000 năm TCN.

Trước đây, các sách trong Bộ Kinh Thánh Cựu Ước thường được gán cho là của Maisen (Moses) thuộc thế kỷ 13 TCN nhưng theo các học giả chuyên về Thánh Kinh thì các giảo nghiệm khoa học xác nhận hầu hết các sách đó đều được viết trong khoảng thế kỷ 6-5 TCN. Do đó, Maisen không thể là tác giả và chính nhân vật Maisen cũng không có thật. Những phép lạ của Maisen như biến cây gậy thành con rắn và hóa phép cho biển Đỏ rẽ ra để dân Do Thái đi qua an toàn v.v... chỉ là những chuyện thần thoại. Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái hoặc đã được sáng tác hoặc được viết lại dưới thời Do Thái bị Ba Tư đô hộ trong thế kỷ 6-5 TCN. Tác giả Cựu Ước đã đem vào Kinh Thánh Do Thái những điều họ hấp thụ từ Hỏa Giáo Ba Tư:

- Sách Sáng Thế Ký được viết trong thế kỷ 6 TCN kể chuyện Adam và Eve bị Thiên thần đuổi ra khỏi vườn địa đàng.

- Sách Xuất Hành (Exodus 3:4) kể chuyện thiên thần của Chúa hiện ra với Maisen trong ngọn lửa.

Tất cả những sách của đạo Do Thái được viết trước thế kỷ 6 TCN đều không nói gì đến thiên thần. Điều đó chứng tỏ từ lúc nguyên thủy lập đạo, người Do Thái không có một ý niệm nào về thiên thần cả. Họ đã vay mượn ý niệm về thiên thần từ Hỏa Giáo trong thời gian Do Thái lệ thuộc Ba Tư vào các thế kỷ 6-5 TCN và sau đó đã truyền lại cho hai tôn giáo hậu sinh là Ki Tô Giáo và Hồi Giáo.

Ngoài những ý niệm về thiên thần và ma quỉ, Hỏa Giáo còn đem lại cho Do Thái Giáo nhiều tư tưởng thần học và nhiều giáo lý liên quan đến Ngày Tận Thế và cuộc sống đời sau. Quan niệm chủ yếu của Hỏa Giáo là trong vũ trụ này, mọi thứ đều có lưỡng cực. Đời sống tâm linh cũng có lưỡng cực, đó là Thiện và Ác. Con người được Thiên Chúa ban cho quyền tự do lựa chọn giữa thiện và ác nên con người phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình.

Hỏa Giáo chủ trương không thờ ảnh tượng vì Thiên Chúa là đấng thiêng liêng vô hình. Mọi sự tạc tượng hoặc vẽ hình của Ngài được coi như một sự nhục mạ Thiên Chúa. Các đạo Do Thái, Hồi Giáo và Tin Lành đều chấp nhận quan niệm này của Hỏa Giáo. Riêng Công Giáo, Anh Giáo và Chính Thống Giáo vẫn thờ ảnh tượng mặc dầu việc này bị các tôn giáo khác lên án nghiêm khắc.

Nhiều học giả chuyên nghiên cứu tôn giáo cho rằng Zoroaster là người đầu tiên đưa ra thuyết Mạt Thế (Eschatology). Theo Zoroaster, mọi vật trong vũ trụ cuối cùng sẽ bị hủy diệt. Thế gian và loài người sẽ có ngày tận cùng gọi là Ngày Tận Thế (The Doomsday). Trong ngày tận thế, Thiên Chúa sẽ xét xử công tội của tất cả mọi người, do đó ngày Tận Thế còn được gọi là Ngày Phán Xét Cuối Cùng (The Last Judgement).

Để có thể tham dự Phiên Xử Cuối Cùng của Chúa thì mọi người chết đều được sống lại. Zoroaster cho rằng khi chết thì thân xác con nguời bị phân hủy thành tro bụi nhưng linh hồn chìm đắm trong cõi vô thức như trong lúc ngủ. Đến Ngày Phán Xét Cuối Cùng, Thiên Chúa sẽ sai thiên thần thổi kèn (clarion) đánh thức linh hồn và xác kẻ chết sống lại hết. Tất cả mọi người đều tập trung ở một nơi để nghe Chúa phán xử.

Sau khi được xét xử, kẻ thiện lành được lên Thiên Đàng và kẻ ác bị đày xuống Hỏa Ngục. Chính Thuyết Mạt Thế đã đưa đến niềm tin vào Thiên Đàng và Hỏa Ngục.

Theo các giáo sư chuyên nghiên cứu Thánh Kinh James L. Lewis và Everlyn Dorothy Olivier, tác giả cuốn "Angels A to Z" thì các cách Cựu Ước của Do Thái được viết trong thế kỷ 3 TCN đã chịu ảnh hưởng sâu đậm các học thuyết của Zoroaster, nhất là Book of Daniel và Book of Enoch.

Từ thế kỷ 2 TCN xuất hiện một giáo phái mới của đạo Do Thái là giáo phái Essenes, trụ sở đặt tại Qumran ở gần Biển Chết. Tu sĩ của giáo phái này sống khổ hạnh, chuyên việc chữa bệnh miễn phí cho kẻ nghèo và đi khắp nơi trong nước Do Thái rao giảng về Ngày Tận Thế. Một tu sĩ nổi tiếng của giáo phái này là Gioan Baotixita với đặc điểm là lúc nào cũng chỉ khoác trên người một tấm da cừu. Rất nhiều người đến bờ sông Jordan để nghe Gioan thuyết giảng và được ông làm phép rửa tội tập thể, trong số đó có Jesus. Lúc đó là vào khoảng năm 24 sau Công Nguyên.

Ba năm sau, Gioan Baotixita bị vua Herod bắt giam rồi chém đầu, đệ tử của Gioan là Jesus đã thay thế sư phụ đi giảng đạo. Lúc đó vào khoảng năm 27 sau Công Nguyên. Sau đó, cũng đúng 3 năm, Jesus bị đế quốc La Mã bắt và xử tử về tội "âm mưu gây bạo loạn chống chính quyền". Thực ra Gioan Baotixita và Jesus đều không giảng thuyết điều gì khác với học thuyết của Zoroaster: Chỉ thờ một Thiên Chúa Duy Nhất. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để đón ngày tận thế đang đến rất gần, gần như trong tầm tay (Doomsday is at hand). Xác loài người sẽ sống lại để được xét xử trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng. Nước Trời sẽ đến với thế gian (Nước Cha Trị Đến) Những người lành được lên thiên đàng và kẻ ác phải xuống hỏa ngục...

Zoroaster đã rao giảng những điều này tại Ba Tư một ngàn năm trước khi Jesus sinh ra. Tới thế kỷ 6 TCN, đế quốc Ba Tư cai trị Do Thái và toàn vùng Trung Đông đã đem học thuyết của Zoroaster đến với quần chúng nhân dân tại các nước này. Học thuyết của Zoroaster đã hòa nhập vào đạo Do Thái và trở nên một xương một thịt với đạo này. Sáu trăm năm sau, tức đến đời Gioan Baotixita và Jesus, người Do Thái không còn biết giáo lý nào là của Do Thái và giáo lý nào là của Ba Tư nữa.

Các giáo sư James Lewis và Everlyn Oliver chuyên nghiên cứu về tôn giáo đã viết: "Ba Tư chiếm Do Thái năm 597 TCN và cai trị nước này nhiều thế kỷ.

Do hậu quả của nhiều thế kỷ, Ba Tư cai trị Trung Đông nên nguời Do Thái đã chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng tôn giáo của Zoroaster, đặc biệt là học thuyết về sự đối kháng giữa thiện và ác, về thế giới lưỡng cực trong đó có cuộc chiến đấu giữa các thiên thần và ma quỉ. (As a result of several centuries of Persian control of the Middle East, Jews were brought into contact with Zoroastrian religious ideas, particularly Zoroaster's doctrine of the struggle between good and evil, a dualistic world view that included war between good and evil angles - Angels A to Z, James Lewis & Everlyn Oliver. Visible Ink Press 1996, page 236)

Một trong những học thuyết của Zoroaster có ảnh hưởng mạnh nhất đối với Gioan Baotixita và Jesus là học thuyết về Ngày Tận Thế. Jesus cũng như Gioan luôn luôn kêu gọi mọi người chuẩn bị đón ngày tận thế sắp đến. Ngày tận thế cũng là ngày Nước Chúa Trị Đến (The Kingdom of God Comes). Những kẻ gian ác như đế quốc La Mã, bọn chính quyền bù nhìn Herod và bọn thầy tu đạo đức giả ở đền thánh Jerusalem sẽ bị Chúa trừng phạt. Cuộc sống thanh bình của toàn dân tự nhiên sẽ được thực hiện. Nhưng thực tế đã xác nhận những điều Gioan Baotixita và Jesus rao giảng về ngày tận thế đều sai. Cho nên sau khi Jesus chết, cả Jesus lẫn sư phụ đều bị gọi là "các tiên tri giả về ngày tận thế" (False apocalyptic prophets). Cả Jesus và đồng đạo Do Thái của ông ta đã vâng theo Luật Mười Điều Răn và các lời của những tiên tri thuở xưa một cách máy móc mà không hề tự hỏi tại sao. Họ đã tuân theo các lẽ đạo một cách mù quáng và máy móc vì họ không sử dụng đến tri thức của họ. Đó là nhận xét của giáo sư Humphrey Carpenter, trong tác phẩm "Jesus" (Oxford University Press, 2nd edition 1983 trang cuối cùng: Jesus and his fellow Jews obeyed the Commandments of the Law and the words of their prophets without questioning why. Their obedience was blind and mechanical, for their intellect was not involved in it).

Truyền thuyết Ba Tư kể rằng: Một hôm Zoroaster leo lên núi cao thì gặp Thiên Chúa hiện ra trong tiếng sét và tia chớp. Chúa trao cho ông một bộ sách Luật, tiếng Ba Tư gọi là Zend Avesta. Tên Zoroaster của ông là một tên ghép: Zoro có nghĩa là con (son) và aster có nghĩa là vì sao. Vậy Zoroaster có nghĩa là Con của một Vì Sao (Son of Star). Nhiều người cho rằng Cựu Ước Do Thái được viết sau thế kỷ 6 TCN đã mô phỏng truyền thuyết về Zoroaster. Chẳng hạn như Maisen leo lên núi Sinai được Chúa hiện ra trong bụi gai có lửa cháy và Chúa trao cho Maisen bộ sách luật, tiếng Do Thái gọi là Torah.

Chúng ta đã biết Hỏa Giáo là quốc giáo của Ba Tư trong 13 thế kỷ (từ TK 6 TCN - TK 7 sau Công Nguyên). Đế quốc Ba Tư thống trị Trung Đông từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 4 TCN. Sau đó, từ năm 224 đến 634 sau Công Nguyên, đế quốc Ba Tư mang tên Sassanians lại thống trị Trung Đông một lần nữa. Điều đó cho thấy Ba Tư đã gieo rắc học thuyết của Zoroaster cùng khắp các nước Ả Rập qua nhiều thế kỷ. Do đó, hầu như đại đa số dân Ả Rập đều tin có Thiên Chúa, thiên đàng hỏa ngục, thiên thần và nhất là tin có ngày tận thế, ngày phán xét cuối cùng, mọi người chết sẽ sống lại v.v...

Ảnh hưởng của Hỏa Giáo hết sức lớn lao đối với các đạo Chúa (Do Thái, Ki Tô, Hồi) vì chính nó đã tạo nên những điểm tương đồng đặc thù của các đạo này.

Vấn đề được đặt ra: Ai là người đầu tiên lập ra đạo Thiên Chúa (tức Độc Thần Giáo)?

Truyền thuyết Do Thái tin rằng Abraham là người đầu tiên lập ra đạo Thiên Chúa (chỉ thờ Một Thiên Chúa).

Người quan trọng thứ hai là Maisen (Moses) với bộ Kinh Thánh Torah (Sách Luật). Ngày nay, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ thì cả Abraham lẫn Mai-sen (Moses) đều là những nhân vật thần thoại. Vậy chỉ có Zoroaster có thể tin được là người đã sáng lập đạo Thiên Chúa từ thế kỷ 10 TCN vì ông ta là người có thật đã rao giảng tại Ba Tư về một Thiên Chúa Duy Nhất (The Only One God). Đó là yếu tố quan trọng nhất của Độc Thần Giáo (Monotheism).

Theo truyền thuyết Ba Tư thì Zoroaster bắt đầu đi giảng đạo vào năm 30 tuổi (Một ngàn năm sau, Jesus cũng bắt đầu giảng đạo ở tuổi 30). Năm 42 tuổi, Zoroaster thuyết phục Vua Ba Tư là Vishtaspa theo Hỏa Giáo. Nhờ đó, Hỏa Giáo đã được truyền bá khắp nước. Ông có vợ và nhiều con. Năm 77 tuổi, ông bị một đạo sĩ thuộc cấp giết chết.

Các đạo sĩ của Hỏa Giáo được gọi là Magus (số nhiều Magi) thường là những người trí thức, ham chuộng khoa học nhất là thiên văn học. Họ làm công việc thờ phượng nhưng không phải là những tu sĩ vì họ đều có gia đình. Họ thường lấy vợ là người có họ hàng gần.

Các tín đồ Hỏa Giáo tránh việc chôn người chết ở dưới đất hoặc thiêu xác người chết trên đống củi. Phương thức được Hỏa Giáo ưa chuộng nhất là điểu táng bằng cách đưa xác người chết lên tháp cao, gọi là "Tháp Yên Lặng" (Towers of Silence) để cho các ác điểu như quạ, diều hâu, kên kên đến rỉa thịt người chết.

Các đạo sĩ Hỏa Giáo Ba Tư nổi tiếng là những người thông thái nên người Do Thái thường gọi họ là "những người thông thái đến từ phương Đông" (the wise men from the East). Vào năm Jesus sinh ra đời có hiện tượng ba ngôi sao Mars, Saturn, Jupiter cùng nằm trên một đường thẳng với trái đất. Do đó, khi nhìn lên trời với mắt thường, người ta thấy ba sao hội tụ trở thành một ngôi sao rất lớn. Mọi người cho đó là một "sao lạ". Cũng trong lúc đó, tại Do Thái có ba đạo sĩ Hỏa Giáo Ba Tư thấy hiện tượng sao lạ đã ra những nơi trống trải để quan sát nghiên cứu.

Matthew và Luke chộp lấy chuyện này cho vào sách Tân Ước để thêm mắm thêm muối với dụng ý biến sự ra đời của Jesus thành một biến cố giáng sinh thần thánh (divine birth). Thế là hiện tuợng ba ngôi sao hội tụ trở thành "Ngôi sao dẫn đường" và ba đạo sĩ Ba Tư biến thành "Ba Vua Phương Đông" đến kính thờ lạy Chúa Hài Đồng! Ngày nay, trong các hang đá Noel không bao giờ thiếu hình ảnh của "Ba Vua Phương Đông". Sự thật đó chỉ là ba đạo sĩ Hỏa Giáo Ba Tư lo việc nghiên cứu thiên văn nhằm vào lúc Jesus ra đời mà thôi.

Hỏa Giáo Ba Tư có những nghi lễ đơn giản và ít có những điều huyền hoặc nhảm nhí so với những nghi lễ của Công Giáo La Mã vì họ không có những cái gọi là "phép bí tích". Trước hết, Hỏa Giáo cũng như Do Thái Giáo và Hồi Giáo hoặc Tin Lành không thờ ảnh tượng nên đền thờ của họ gần như trống trơn. Chỉ có một bàn thờ duy nhất, trên đó có hai cái khay. Một cái khay có chân cao để bày 4 thứ:

- Trái cây tượng trưng cho các loài thảo mộc.

- Rượu nho tượng trưng cho con người.

- Sữa (loài vật) tượng trưng cho mọi loài vật.

- Nước tượng trưng cho các đại dương.

Một cái khay có chân thấp dùng để đốt một bó củi nhỏ và ít gỗ trầm hương. Đối với Hỏa Giáo, ngọn lửa tượng trưng cho Thiên Chúa, nguồn gốc của Sự Sống và Sự Sáng.

Vào cuối thế kỷ 7, Hồi Giáo Ả Rập chiếm Ba Tư và mọi người dân xứ này bị buộc phải bỏ đạo Hỏa Giáo để theo Hồi Giáo. Nhiều tín đồ Hỏa Giáo phải giữ đạo trong bí mật. Đến thế kỷ 9 và 10, chính quyền Hồi Giáo truy nã gắt gao những người Hỏa Giáo còn sót lại khiến cho các tín đồ Hỏa Giáo trung kiên phải bỏ chạy ra nước ngoài. Nhiều người thuộc giáo phái Manichaeanism của Hỏa Giáo trốn sang Trung Quốc và gây nhiều ảnh hưởng quan trọng tại nước này. Từ thế kỷ 9 người Trung Quốc đã biết đến tôn giáo của Ba Tư và gọi tôn giáo này là Hỏa Giáo hoặc Thánh Hỏa Giáo. Một số người Ba Tư thuộc giáo phái Mithraism trốn sang Âu Châu, còn lại số đông chạy sang Ấn Độ.

Mặc dầu bị Hồi Giáo đàn áp qua nhiều thế kỷ, hiện nay tại Ba Tư (tức Iran) vẫn còn khoảng 200.000 tín đồ Hỏa Giáo. Con cháu của những người Ba Tư tỵ nạn tôn giáo cách đây hơn một ngàn năm vẫn còn tồn tại ở Ấn Độ khoảng 150.000 người. Người Ấn Độ gọi họ là người Parsi do đọc trại tên nước Persia (Ba Tư) mà ra.

Hỏa Giáo Ba Tư coi như đã bị xóa tên khỏi danh sách các tôn giáo trên thế giới hiện nay nhưng rất nhiều giáo lý quan trọng của Hỏa Giáo Ba Tư như: chỉ tôn thờ một Thiên Chúa, tin có Thiên Thần và Ma Quỉ, Thiên Đàng và Hỏa Ngục, Ngày tận thế, mọi người chết sẽ sống lại để hiện diện trong ngày Phán Xét Cuối Cùng... Tất cả đều đã hòa nhập vào cốt tủy của đạo Do Thái. Rồi từ đạo Do Thái, các đạo hậu sinh như Ki Tô Giáo (Công Giáo, Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống) và Hồi Giáo đã sao chép lại những giáo lý đó mà họ tưởng là của các tiên tri Do Thái, nhưng họ không hề biết rằng tác giả của những giáo lý đó là một người Ba Tư tên là Zoroaster. Các tiên tri Do Thái chỉ là những đứa học trò đã học những bài học giáo lý của Zoroaster trong những thế kỷ Do Thái bị Ba Tư đô hộ, từ thế kỷ 6 đến 4 trước Công Nguyên. Những giáo lý của Hỏa Giáo Ba Tư đã tạo nên những yếu tố đồng nhất tiêu biểu cho tất cả các đạo thờ Chúa hiện nay. Nói cách khác, Hỏa Giáo Ba Tư vẫn hiện diện và mãi mãi tồn tại trong linh hồn của các đạo thờ Chúa.

http://sachhiem.net/CN_TCCG/Hoigiao.php

JESUS DƯỚI CÁI NHÌN CỦA DO THÁI GIÁO VÀ HỒI GIÁO

Theo con số thống kê của "Time Almanach 2001" thì Ki Tô Giáo, tức Cơ Đốc Giáo (Christianity) là tôn giáo có số lượng tín đồ lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 dân số toàn thể nhân loại.

Dân số thế giới hiện nay là 5 tỷ 929 triệu.Số lượng tín đồ Ki Tô Giáo (Christians) là: 1 tỷ 943 triệu.Mặc dầu gần hai tỷ người đó đều tự nhận là tín đồ Ki Tô (Christians) nhưng họ thuộc về nhiều giáo hội khác nhau, với những tín điều và nghi lễ khác nhau. Nói chung, những người theo Ki Tô Giáo có thể được chia thành 5 nhóm tôn giáo sau đây:1. Công Giáo La Mã: 1 tỷ 026 triệu (trực thuộc Vatican)2. Các giáo phái Tin Lành: 316 triệu (trên 200 giáo phái chống đối Vatican)3. Chính Thống Giáo: 213 triệu (phần lớn ở Đông Âu, Nga và Bắc Phi)4. Anh Giáo: 63 triệu (nghi lễ giống Công Giáo nhưng không thuộc Vatican)5. Các nhóm Ki Tô Giáo độc lập: 373 triệu (Unaffiliated Christians)Qua gần hai ngàn năm lịch sử, Ki Tô Giáo đã bị phân hóa trầm trọng và những cuộc thánh chiến tương tàn giữa những người anh em có cùng niềm tin vào Chúa Ki Tô đã làm tiêu hao nhiều chục triệu sinh linh. Nhưng có một sự kiện nổi bật trong lịch sử là: Dù cho những người Ki Tô Giáo chống đối nhau, thậm chí giết nhau như cuộc xung đột Công Giáo Tin Lành ở Ái Nhĩ Lan hoặc xung đột giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo ở Nam Tư, nhưng họ vẫn có chung một niềm tin: Jesus là Chúa Cứu Thế (Messiah/Christ).Qua lăng kính tâm linh của các tín đồ Ki Tô Giáo, Jesus là đấng Messiah với những thuộc tính sau đây:1. Ngài là Thiên Chúa hóa thân thành người (God in human form).2. Ngài chết để chuộc tội tổ tông của loài người3. Ngài sống lại lên trời và sẽ xuống thế gian lần thứ hai vào ngày tận thế để xét xử mọi người sống và chết (mọi người chết sẽ sống lại để được xét xử)Như chúng ta đã biết, Do Thái và Hồi Giáo cũng là những đạo thờ Thiên Chúa nhưng cả hai đều phủ nhận Jesus là Messiah với những thuộc tính nói trên.Hai tôn giáo Do Thái và Hồi đã đưa ra những luận cứ nào để bác bỏ tư cách Messiah (Kitô) của Jesus? Đó là nội dung chính yếu của bài viết này.

I. QUAN ĐIỂM CỦA DO THÁI GIÁO VỀ JESUS

Jesus là một người có thật, bằng xương bằng thịt, đã được sinh ra ở Do Thái cách đây gần 2000 năm.

Nhưng ý niệm về Messiah (Chúa Cứu Thế/ Chúa Ki Tô) là một sản phẩm đặc biệt trong tư duy của dân tộc Do Thái. Để tìm một định nghĩa xác thực nhất về Messiah, thiết tưởng không có gì đáng tin cậy hơn là Tự Điển Bách Khoa về Đạo Do Thái (The Shengold Jewish Encyclopedia).

Niềm tin vào Đấng Messiah (Messianism) được định nghĩa như sau: "Niềm tin vào đấng Messiah là niềm tin rằng: dân tộc Do Thái và toàn thể nhân loại được dẫn đến một thời đại hoàng kim, trong đó nền công lý toàn hảo và nền hòa bình thế giới được thực hiện bởi đấng Messiah. Ngài là vị vua lý tưởng và là một người toàn hảo. Danh từ "Messiah" có nghĩa là "Người được xức dầu", đây là một phương cách cổ xưa để tôn vinh một người được trao trọng trách đặc biệt. Danh từ "Messiah Adonai" có nghĩa là "Người được Thiên Chúa xức dầu". Đây là một danh hiệu do Cựu Ước dùng để gọi các vị vua của Israel. Các vị tiên tri trong kinh Thánh mô tả Messiah là một người được Thiên Chúa chỉ định, một vị lãnh đạo lý tưởng để đưa toàn thế giới đến nền công chính và hòa bình. Qua nhiều thế kỷ lưu lạc, dân tộc Do Thái vẫn tiếp tục ước mơ về sự xuất hiện của đấng Messiah".(Messianism: The belief that the Jewish people and all humanity would be led to a Golden Age of perfect justice and universal peace by a Messiah, an ideal king and a perfect man. The Hebrew Messiah means "one anointed man with oil", the ancient way of dedicating a man to a special service. Messiah Donai - The Anointed of God - was a title of honor given in the Bible to the Kings of Israel. The prophets described the Messiah as a divinely appointed man, an ideal ruler who would lead the world in righteousness and in peace.During the long centuries of exile, the Jewish people continued to dream of the Messiah).Qua định nghĩa "Messiah" nói trên của người Do Thái, ta thấy sứ mạng của "Chúa Cứu Thế" chính danh phải là người thực hiện được nền hòa bình thực sự và nền công chính toàn hảo trên khắp thế giới. Xét theo tiêu chuẩn này, mọi người đều sẽ nhận rõ rằng: Jesus chỉ là một kẻ vô dụng vì y chưa từng bao giờ góp được một chút công lao nào cho nền công chính và hòa bình của nhân loại.Trong Kinh Thánh Cựu Ước có nhiều điều tiên tri về Messiah. Nhưng Jesus chưa từng bao giờ thực hiện được một điều nào để chứng tỏ ông ta là Messiah cả. Thí dụ:- Tiên tri Isaiah (thế kỷ 8 TCN) định nghĩa Messiah là đấng "giải thoát mọi người bị áp bức" (To let the oppressed go free - Isaiah 6: 9 và 6: 1-2). Thử hỏi Jesus đã giải thoát được một người nào bị áp bức trên thế gian này? - Isaiah cũng nói: Đấng Messiah sẽ gom góp toàn dân Do Thái trở về đất Israel (Gather all Jews back to the land of Israel - Isaiah 43: 5-6). Lịch sử Do Thái đã chứng minh ngược lại: Jesus chết khoảng năm 30. Đến năm 70 thì Israel bị quân La Mã đánh chiếm và tiêu diệt người Do Thái vô số kể. Đến nỗi người Do Thái sợ bi diệt chủng nên đã bỏ xứ lánh nạn khắp nơi trên thế giới. Gần 19 thế kỷ sau (1949) thì Liên Hiệp Quốc (không phải Jesus) đã gom dân Do Thái về Israel!- Tiên tri Zechariah nói: Đấng Messiah là vua cai trị toàn thế giới (King over all the world - Zech. 14: 19) Điều này thì trong 2000 năm qua và cho đến muôn kiếp về sau chẳng bao giờ Jesus có thể thực hiện được!- Tiên tri Isaiah xác định: Messiah phải là người thuộc dòng vua David theo phụ hệ (Messiah must be decended on his father's side from King David. - Isaiah 11: 1) Jesus có mẹ đồng trinh nên không có cha, vậy y làm sao thuộc dòng David theo phụ hệ được? Do đó, Jesus không có tư cách Messiah.- Người Do Thái hoàn toàn bác bỏ tính cách Thiên Chúa của Jesus vì Cựu Ước dạy "Thiên Chúa chỉ có Một" (The Lord is One - Dent 6: 4) và "Thiên Chúa là vĩnh cửu, vượt thời gian. Ngài là vô cùng, vượt không gian. Ngài không thể được sinh ra và không thể chết" (God is eternal above time. He is infinite above space. He cannot be born and cannot die - Numbers 23: 19). Jesus đã được sinh ra bởi bà Maria và đã chết dù chỉ chết 3 ngày 3 đêm) nên Jesus không thể là Thiên Chúa vì Thiên Chúa không chết dù chỉ trong giây phút. Người Do Thái vẫn chờ đợi sự xuất hiện của đấng Messiah. Điều đó có nghĩa là đấng Messiah chưa từng bao giờ xuất hiện trên thế gian này. Đối với họ, Jesus không hề thực hiện được một điều nào Cựu Ước đã tiên tri về Messiah nên Jesus không bao giờ được dân tộc Do Thái công nhận. Người Do Thái cũng phủ nhận sự tái lâm của Jesus vì thần học của đạo Do Thái khẳng định Messiah chỉ đến một lần và không bao giờ trở lại. (No second coming of Messiah). Dân tộc Do Thái rất kiên trì trong niềm tin tôn giáo vì họ tin tưởng rằng đạo Do Thái là đạo duy nhất do Thiên Chúa mặc khải cho cả quốc gia (a national revelation). Truyền thuyết về Messiah là sản phẩm tâm linh của cả dân tộc Do Thái. Họ không ngờ truyền thuyết này đã trở thành chiếc boomerang quay ngược lại tiêu diệt dân tộc mình. Trong gần hai ngàn năm qua, họ luôn luôn phủ nhận tư cách Messiah của Jesus. Hậu quả thảm khốc là nhiều triệu người Do Thái đã bị giết nhưng vẫn chưa đủ đền mạng của một người Do Thái được người ta tôn vinh là Đấng Messiah!

II. QUAN ĐIỂM CỦA HỒI GIÁO VỀ JESUS

Khi nghiên cứu về Hồi Giáo, chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận thấy người Hồi Giáo - nhất là Hồi Giáo Ả Rập - rất quan tâm và viết khá nhiều về Jesus.Tiến sĩ Tarif Khalidi, giáo sư môn ngôn ngữ học Ả Rập tại Đại Học Cambridge, đã thu thập được 303 câu chuyện (stories) qua hàng trăm cuốn sách bằng tiếng Ả Rập viết về Jesus.Ông đúc kết lại thành sách "The Muslim Jesus". Nguyên bản bằng tiếng Ả Rập. Bản dịch Anh ngữ 246 trang do Havard University Press xuất bản 2001. Tựa đề của cuốn sách ngụ ý Jesus không phải là người Do Thái, cũng không phải là giáo chủ đạo Ki Tô mà là một tín đồ Hồi Giáo. Cũng tương tự như Jesus, Abraham và Moises đều được người Hồi Giáo coi là những người đồng đạo của họ. Muhammad khẳng định: "Abraham không phải là Do Thái hay Ki Tô. Abraham, Moises và Jesus đều là những tín đồ Hồi Giáo. (Abraham was not a Jew nor yet a Christian. Abraham, Moises and Jesus are Muslims - Koran 3: 67).Người Hồi Giáo cho rằng: các tín đồ Ki Tô đã hiểu sai về Jesus và chỉ có người Hồi Giáo mới có cái nhìn đích thực về một "Jesus Thật" (The Real Jesus).Tất cả những quan niệm của người Hồi Giáo về Jesus đều được Muhammad truyền dạy trong kinh Koran qua những câu thơ rải rác trong 15 chương sách. Chúng ta cũng biết rằng kinh Koran là Kinh Thánh của Hồi Giáo (The Holy Bible of Islam). Đối với các tín đồ Hồi Giáo, Jesus thật là Jesus được mô tả trong kinh Koran (Quranic Jesus). Đó chính là Jesus trong đức tin Hồi Giáo:- Kinh Koran ca ngợi Jesus là tiên tri của Thiên Chúa (a prophet of God) là sứ giả của Chúa (a messenger of God) là tiếng nói và tinh thần của Thiên Chúa Allah (the Word and the Spirit of Allah) (Koran 3: 45).- Kinh Koran ca ngợi Jesus có tài tranh biện vì được Thiên Chúa ban sức mạnh tinh thần thánh thiện (God gave Jesus clear arguments and strenghten him with the holy spirit - Koran 2: 87). Thiên Chúa dạy dỗ Jesus sự khôn ngoan và sự hiểu biết về kinh Thánh Cựu Ước, Tân Ước (Allah taught him the wisdom, and the Tawrah, the Injil - Koran 3: 48) Jesus có khả năng chữa lành những kẻ mù hoặc những kẻ cùi hủi và khiến cho kẻ chết sống lại với sự cho phép của Thiên Chúa Allah (Jesus heals the blind and the leprous and bring the death to life with Allah's permission - Koran 3: 49)- Hồi Giáo công nhận Jesus được sinh ra bởi bà Maria đồng trinh (And She who guarded her chastity - Koran 21: 91). Koran nhắc lại lời của bà I-sa-ve (mẹ của Gioan) chúc mừng bà Maria: "Thiên Chúa Allah đã chọn bà trên hết mọi người nữ ở thế gian này" (Allah has chosen you above the women of the world! - Koran 3: 42).- Hồi Giáo tin rằng Jesus sẽ trở lại thế gian vào ngày phán xét cuối cùng nhưng chỉ với tư cách nhân chứng mà thôi. Vị thẩm phán tối cao xét xử mọi người là Thiên Chúa Allah. (On the day of Resurrection Jesus shall be a witness - Koran 4: 159). - Hồi Giáo không nói Jesus đã từ kẻ chết sống lại, nhưng tin rằng Thiên Chúa Allah đã đưa Jesus về trời. (Allah took him up to Himself - Koran 4: 158)Mặc dầu Hồi giáo tôn vinh Jesus như trên nhưng họ hoàn toàn phủ nhận tư cách Thiên Chúa hoặc Con Thiên Chúa của Jesus. Koran khẳng định: "Thật là nhục mạ Thiên Chúa đối với những kẻ nói Jesus, con của Maria, là Thiên Chúa. Jesus không là gì khác hơn là tôi tớ của Thiên Chúa mà thôi" (They do blaspheme who say God is Jesus, son of Maria. He was no more than a servant of God - Koran 5: 72-75).Jesus không phải là một sinh vật linh thiêng mà chỉ là một người thường như chúng ta. Trước mặt Thiên Chúa Jesus cũng giống như Adam, tất cả đều được Thiên Chúa dựng lên bằng tro bụi. (Surely, the likeness of Jesus is with Allah as the likeness of Adam. He created him from dust - Koran 3: 59). Sở dĩ Jesus được coi là một người đặc biệt vì ông ta được Thiên Chúa Allah ban cho đặc ân và ngài biến ông ta thành một gương sáng cho con cháu của dân tộc Do Thái. (Jesus, son of Mary, was naught but a servant on whom God bestowed favor and made him an example for the children of Israel - Koran 43: 59).- Hồi Giáo kịch liệt chống lại Thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi. Kinh Koran luôn luôn nhắc đi nhắc lại điều quan trọng nhất của đạo Hồi là: Thiên Chúa chỉ có Một. Ngài không sinh con và không do ai sinh ra. Không có một người nào giống Thiên Chúa cả. (Say not three Deists, Allah is One. Koran 4: 117, Say, He, Allah is One. He begets not, nor is He begotten and none is like Him. Koran 112: 1-4)Thiên Chúa không bao giờ tha thứ cho bất cứ ai đồng hóa với Ngài - Bất cứ ai gán ghép một cái gì đó vào Thiên Chúa đều phạm tội trọng. (Surely, Allah does not forgive that anything should be associated with him - Whoever associated anything with Allah he devises indeed a great sin - Koran 4: 48)- Hồi Giáo phủ nhận việc Jesus bị đóng đinh trên thập giá (They - the Jews - killed him not nor cruxified him - Koran 3: 59) đồng thời phủ nhận "tội tổ tông" của Adam và Eva, mặc dầu Hồi Giáo cũng tin hai vị này là tổ tiên của loài người. Nói cách khác, Hồi Giáo hoàn toàn phủ nhận lập luận của đạo Ki Tô cho rằng đã chịu chết trên thập giá chuộc tội tổ tông để cứu loài người.Đọc kinh Koran, mọi người sẽ nhận thấy thái độ rất rõ rệt của Hồi Giáo đối với Ki Tô Giáo:Một mặt, người Hồi Giáo rất tôn kính Jesus. Mặt khác người Hồi Giáo tỏ thái độ thù nghịch đối với các tín đồ Ki Tô Giáo vì người Ki Tô vi phạm những điều cấm kỵ hết sức nghiêm ngặt của đạo Hồi là tuyệt đối cấm thờ bất cứ một ai ngoài Thiên Chúa Allah và cấm thờ ảnh tượng. Muhammad qui trách nhiệm cho những người Do Thái lập đạo Ki Tô đã ngụy tạo Lời Chúa và viết thêm những điều bậy bạ vào Thánh Kinh làm cho Ki Tô Giáo trở thành một tà đạo. Muhammad viết:- "Những người Do Thái (lập đạo Ki Tô) là những kẻ đã thay đổi Lời Chúa hoặc xuyên tạc Lời Chúa bằng miệng lưỡi của họ và nhạo báng đạo của Chúa" (of those who are Jews there are those who alter the words of God... distorting the words with their tongues and taunting about religion - Koran 4: 46).- "Thật là một thảm họa cho những kẻ viết Thánh Kinh bằng bàn tay của họ rồi nói rằng sách đó do Thiên Chúa ban cho" (Woe, then, to those who write the Book with their hands and then say: This is from Allah - Koran 2: 79).Muhammad ca ngợi Jesus là người hết lòng tôn thờ Thiên Chúa Allah - kinh Koran có thuật lại lời cầu nguyện của Jesus như sau:"Vinh danh Chúa Allah. Chúa biết những gì con nghĩ trong đầu nhưng con không biết điều gì trong ý Chúa. Chỉ có chúa là Đấng Thông Biết mọi sự".(Glory to Allah. Thou knowest what is in my mind and I do not know what is in Thy mind. Surely Thou art the great knower of the unseen things - Koran 5:117)Đối với đạo Hồi, Jesus được coi là một người công chính giống như tiên tri Elisha của đạo Do Thái. Kinh Koran viết: "Jesus và Elisha đều chung một hàng của những người Công Chính". (Jesus and Elisha were all in the rank of the Righteous. Koran 6: 85)

Nhưng các tín đồ Ki Tô Giáo lại bị người Hồi Giáo coi là "những kẻ không tin Chúa" (The disbelievers) và họ sẽ phải chịu hình phạt sau đây do người Hồi Giáo dành cho họ:

"Chúng ta sẽ gieo kinh hoàng nơi trái tim của những kẻ không tin đạo. Cho nên, hãy chặt đầu chúng và bứt hết các đầu ngón tay của chúng!" (We will cast terror into the hearts of those who disbelieve. Therefore strike off their heads and strike off every fingertips of them - Koran 8: 12).

http://sachhiem.net/CN_TCCG/Giesu.php





THẢM KỊCH TẠI THÀNH PHỐ PHÙ THỦY


[ADAM R. JONES PHOTO]


The Witch House on Halloween!

Mùa hè 1692, thành phố Salem sục sôi trong bầu không khí căng thẳng của sự tố cáo, săn lùng, xét xử và hành quyết. 19 người và hai con chó bị treo cổ, gần 200 người bị bắt giam và hàng chục người ra đi lặng lẽ và oan ức với một tội danh chung: là phù thuỷ! Gần 400 năm đã trôi qua, sự thật về một phần lịch sử đau thương nhất của Salem mãi là một ẩn số. Liệu có tồn tại ma thuật thật sự, hay vụ án Salem nổi tiếng chỉ là sản phẩm từ sự kết hợp không may của cuộc chiến tranh biên giới, điều kiện kinh tế, những tranh chấp trong giáo hội, nỗi buồn chán và sự dại dột của tuổi trẻ, cùng với lòng ghen tuông đố kị của những con người bình thường? Bất chấp mọi đúng sai, những cuộc săn lùng phù thuỷ đã viết nên một trang sử buồn, và vụ án Salem mãi vẫn là lời nhắc nhớ cho thế hệ sau về những sai lầm lẽ ra không được phép phạm phải, cũng như về ý thức của mọi người trong nỗ lực bảo vệ và cải tiến hệ thống luật pháp.

Chiếc bánh ma thuật

Năm 1688, Samuel Parris được mời đến làm mục sư tại Salem, bang Massachusetts nước Mỹ, một ngôi làng đang trên đà phát triển kinh tế nhưng lại chìm đắm trong bầu không khí nhạy cảm của sự tranh giành ảnh hưởng giữa phái Putnam và Porter cùng những bất ổn trong cộng đồng dân cư do số người tị nạn trong cuộc chiến với những người da đỏ Wabanakis ngày càng đông. Cùng đi với Parris có vợ, cô con gái 6 tuổi Elizabeth, đứa cháu Abagail và hai vợ chồng người nô lệ Indian John và Tibuta.

Trong những ngày lạnh giá tháng 2 năm 1692, Elizabeth và Abagail mắc phải căn bệnh lạ: sốt, chân tay co rút và có những hành vi khác thường. Bất lực trong việc chẩn đoán, bác sĩ William Griggs lớn tiếng tuyên bố căn bệnh có lẽ bắt nguồn từ một nguyên nhân siêu nhiên nào đó. Trong một ngôi làng nơi vẫn tin vào ma quỷ và phép thuật, người ta dễ dàng cho rằng những đứa bé đã bị phù thuỷ yểm bùa. Trong nỗ lực tìm ra “phù thuỷ”, Tibuta làm một chiếc bánh mỳ bằng lúa mạch đen trộn nước tiểu của các cô gái, hi vọng nó chỉ ra danh tính của kẻ tấn công. Nhưng người hàng xóm Mary Sibley khẳng định Tibuta đã phù phép chiếc bánh mỳ và ném cho chó ăn, như một cách để gửi những lời khẩn cầu ma quỷ. Tibuta, người vẫn thường kể những câu chuyện dân gian quê hương của bà về tiên tri, tà thuật và phù thuỷ, trở thành nghi can lớn nhất cho những điều không thể giải thích nổi đó. Bà bị bắt giam cùng người ăn xin Sarah Good và bà già Sarah Osborn cáu bẳn. Ban đầu, khi Elizabeth và Abigail tuyên bố bị con ma của ba người phụ nữ này tấn công, nhiều người cho rằng đó chỉ là câu chuyện bịa. Nhưng, nhiều cô bé khác cũng lên tiếng tố cáo, và cả hai bậc phụ huynh, Anne Putnam và Mercy Lewis, cũng khẳng định họ nhìn thấy “những phù thuỷ bay xuyên qua làn sương mù mùa đông.” Sự ủng hộ của gia đình Putnam quyền thế trở thành một sự hậu thuẫn lớn để phát động một cuộc chiến chống lại ma thuật.

Trước những cáo buộc, ngày 01/03/1692, quan toà Jonathan Corwin quyết định xét xử những phù thuỷ này tại quán trọ Ingersoll. Tuy nhiên, vì có quá đông người tham dự, phiên xử được chuyển tới phòng họp của làng. Tại đây, các cô bé kể lại mình đã bị tấn công bởi bóng ma của ba người phụ nữ, và ngã xuống, quằn quại khi họ xuất hiện trước toà. Những người khác cũng kể thêm rằng sau khi một trong ba người này đến thăm họ, bơ và phó mát trong nhà bị hỏng một cách bí ẩn, gia súc sinh ra bị dị dạng.

Sau một thời gian đầu nhất định phủ nhận mọi tội lỗi, có lẽ lo sợ trở thành kẻ giơ đầu chịu đáng, cuối cùng Tibuta thừa nhận quỷ Satan - một người đàn ông cao lớn đến từ Boston, lúc dưới hình dạng một con chó khổng lồ, lúc lại trong lốt một con heo đực - từng yêu cầu bà kí tên vào quyển sách của ông ta và làm việc cho ông ta. Khi cố gắng chạy đến chỗ mục sư Parris cầu xin giúp đỡ, bà đã bị con quỷ chặn đường. Không những thừa nhận mình là phù thuỷ, Tibuta còn tuyên bố bà và 4 phù thuỷ khác, gồm cả Good và Osborn, đã cưỡi chổi bay trong không trung. Lời thú tội của Tibuta đã thành công trong việc đưa bà từ vai trò của người giơ đầu chịu báng thành nhân vật trung tâm trong một đám đông những kẻ bị kết tội. Tibuta bị giam giữ hơn một năm, và sau đó bị bán làm nô lệ.

Thành phố phù thuỷ

Sau khi ba người phụ nữ đầu tiên bị bắt và kết án, các cô gái trẻ lại tiếp tục tuyên bố bị tấn công bởi bóng ma của nhiều phụ nữ khác. Thậm chí, Dorcas Good, đứa con gái 4 tuổi của Sarah Good, cũng trở thành kẻ tình nghi khi ba đứa trẻ khăng khăng chúng đã bị bóng ma của Dorcas cắn. Cô bé bị bắt, bị tra hỏi và bị giam trong tù suốt 8 tháng, tận mắt chứng kiến những giờ phút cuối cùng dưới giá treo cổ của mẹ mình.

Nhà tù trở nên chật kín chỗ và ngôi làng chênh vênh trên bờ vực của sự hỗn loạn. Người ta bắt đầu cảm thấy cần phải đẩy nhanh tiến độ xử án. Giờ đây, như một cách để tránh giá treo cổ, nhiều kẻ tình nghi thừa nhận đã tấn công những cô gái theo lệnh của quỷ và bay đi tham dự lễ Sabbath của các phù thuỷ trong cánh đồng vắng.

Trước quy mô ngày càng lớn của vụ án, một toà án mới được thành lập, chuyên xử các vụ về phù thuỷ. Quan toà Cotton Mather thuyết phục toà án chấp nhận những lời thú tội và “những chứng cứ về các bóng ma” mà nạn nhân cung cấp. Đề nghị của Mather được chấp nhận, toà án còn cho phép cái gọi là “kiểm tra sự tiếp xúc”, yêu cầu bị cáo chạm vào những người tố cáo để xem liệu những tiếp xúc của họ, được cho là những cú chạm của phù thuỷ, có làm sự đau đớn và biến dạng ngừng lại hay không. Họ cũng cho phép khám người để tìm những bằng chứng về “dấu hiệu của phù thuỷ” trên cơ thể những người bị kết án. Các mục sư được đề nghị trợ giúp cho thẩm phán. Những lời nói miệng, những tin đồn nhảm, những câu chuyện, những tuyên bố không được xác nhận, những phỏng đoán đều được chấp nhận trở thành bằng chứng. Tất cả những người bị kết tội là phù thuỷ đều không có cố vấn pháp luật hợp pháp, không có những nhân chứng bên bị và cũng không được kháng án. Tuy bị cáo có quyền tự mình phát biểu, đưa ra các bằng chứng và trực tiếp thẩm vấn các nhân chứng, nhưng rõ ràng, hiệu quả của nó đòi hỏi sự thông minh và tầm ảnh hưởng của họ trong cộng đồng.

Phù thuỷ bị xét xử đầu tiên là Bishop, một chủ quán rượu vốn không được lòng dân làng. Tại phiên toà, một người dân khai rằng ông ta nhìn thấy con ma Bishop ăn trộm trứng và sau đó biến thành một con mèo. Hai phù thuỷ khác cũng thừa nhận Bishop là một người trong số họ. Đoàn bồi thẩm sau khi khám xét Bishop đã tuyên bố họ phát hiện thấy có một “mẩu thịt lồi”. Nhiều người khác khai đã bị bóng ma của Bishop tấn công hay cho rằng bà ta phải chịu trách nhiệm về những rủi ro đổ xuống đầu bọn họ. Thậm chí có người tuyên bố khi đi qua cổng của phòng họp Salem, Bishop đã nhìn lên toà nhà và khiến cho một phần của nó đổ sập xuống. Ngày 10/06/1692, Bishop bị đưa tới đồi Gallows và bị treo cổ.

http://www.law.umkc.edu/faculty/projects/ftrials/salem/jacobstrial.jpg

Sau Bridget Bishop, nhiều người khác bị tố cáo, trong đó có cả những nhân vật đáng kính như Rebecca Nurse, một phụ nữ ngoan đạo, thành viên trong gia đình Topsfield từ lâu đã có xích mích nghiêm trọng với gia đình Putnam. Ann Putnam và Abagail Williams khai trước toà đã từng bị bóng ma của Nurse tấn công, còn bà Putnam tiết lộ Nurse đã yêu cầu bà ta kí vào quyển sổ của Quỷ và đánh bà ta. Chứng cứ quan trọng nhất mà những thành viên gia đình Putnam đưa ra là Benjamin Houlton đã chết sau khi bị Nurse la mắng vì con lợn của ông đào bới trong vườn nhà bà. Nurse được kết luận vô tội, nhưng thẩm phán Stoughton đã buộc bồi thẩm đoàn phải xét xử lại. Ngày 19 tháng 09, Nurse cùng 4 phù thuỷ khác bị treo cổ trên đồi Gallows.

Burroughs, người sống ở Main năm 1692, bị tố cáo là thủ lĩnh của đám phù thuỷ. Ann Putnam khẳng định Burroughs đã yếm bùa những người lính của ông ta trong suốt chiến dịch hành quân thất bại chống lại những người Wabanakis năm 1688-89, sự kiện đầu tiên trong một chuỗi những thảm bại của quân đội được đổ lỗi cho liên minh giữa người da đỏ và quỷ dữ. Vụ kết án Burroughs sau này được xem như bắt nguồn một phần từ mong muốn của các quan toà để tránh trách nhiệm trong sự phòng thủ biên giới yếu kém của họ. Khi bị đưa đến đồi Gallows, Burroughs vẫn khăng khăng mình vô tội và đọc kinh một cách rành rẽ, một điều mà người ta cho là các phù thuỷ không thể làm được. Đám đông trở nên “vô cùng cảm động” đến mức Cotton Mather buộc phải can thiệp, và nhắc lại rằng Burroughs đã có cả ngày biện hộ tại toà án và ông ta đã để mất cơ hội.

Cuộc săn lùng bắt đầu vượt ra ngoài phạm vi ngôi làng. Đầu mùa thu 1692, quy mô của nó đã trở nên rộng lớn đến mức ngay cả những người khơi mào cũng cảm thấy hoảng sợ. Một trong số những quan toà đã theo vụ này ngay từ đầu, Dudley Bradstreet, quyết định bỏ cuộc. Dĩ nhiên, ông cũng trở thành kẻ tình nghi và buộc phải cùng gia đình chạy trốn. Nhưng đã có những nghi ngờ tại sao lại có quá nhiều người đáng kính bị kết tội đến vậy. Một bộ phận dân cư hiểu biết của thành phố bắt đầu những nỗ lực kết thúc cuộc săn lùng phù thuỷ này. Dưới tác động từ nhiều phía, thống đốc Phips quyết định toà án không được công nhận những lời khai về bóng ma, về kiểm tra tiếp xúc và sự kết tội phải dựa trên những chứng cứ rõ ràng và thuyết phục. Kể từ đó, không ai bị kết tội nữa. Mùa xuân 1693, 168 người được trả lại tự do, nhưng vài người đã chết do những ngược đãi trong nhà tù. Năm 1710, nhiều vụ án được lật lại, và chỉ trong vòng 2 năm sau đó, nhiều gia đình được bồi thường. Rebecca Nurse và Giles Corey được xử lại trắng án.

14 năm sau thảm kịch, cô gái trẻ Ann Putnam thú nhận sự dối trá của mình. Một số quan toà công khai thú tội và xin lỗi. Một số thành viên bồi thẩm đoàn nói rằng họ “đã bị đánh lừa và nhầm lẫn một cách đáng buồn”. Nhiều nghiên cứu cho thấy rất có thể thời tiết thất thường năm 1692 đã khiến cho lúa mạch bị nhiễm độc, gây ra ảo giác, nghẹt thở, ngứa ngáy, cảm giác bị đụng chạm và các cơ thịt bị co rút. Bất chấp mọi lời xin lỗi hay phán đoán, thành phố Salem đã thấm quá nhiều máu của những người vô tội. Và thật dễ hiểu khi họ bị ám ảnh đến thế bởi lời nguyền huyền thoại của ông già Giles Corey, phù thuỷ duy nhất không chịu sự phán xử của toà.


Lời nguyền của “Người đàn ông thép”

Giles Corey là một chủ trại giàu có, ít học và ngoan đạo, sống cùng vợ Martha tại một nông trại phía Tây Nam làng Salem. Tháng 3/1692, Martha bị tố cáo sau khi công khai nghi ngờ tính chân thật trong những lời buộc tội của các cô gái. Giles Corey, chắc chắn về sự vô tội của vợ, chống lại những lời làm chứng, và đến lượt ông trở thành mục tiêu mới.

Sau 5 tháng bị giam cầm tại nhà tù Salem cùng vợ, nhìn thấy được kết cục tất yếu nếu tham gia vụ xét xử và hy vọng tránh cho gia sản vừa được chuyển nhượng cho hai người con rể sẽ không bị sung công, Corey từ chối tham gia phiên xử. Theo luật pháp thời đó, tất cả những ai từ chối tham gia xét xử sẽ bị đè bằng đá cho tới khi người đó hoặc chết, hoặc chấp nhận biện hộ. Corey là cư dân Massachusetts đầu tiên và duy nhất chấp nhận hình thức đó. Ngày 19/09, Corey được đưa đến Gallows, bị lột trần, đặt tấm ván mỏng trên ngực, và trước sự quan sát của mọi người, những tảng đá nặng được đặt lên tấm ván. Sau này, người ta kể lại rằng, tất cả những gì Corey nói là “nặng hơn nữa”, như muốn cái chết đến nhanh hơn. Nhưng đến tận trưa ngày thứ ba, người đàn ông 80 tuổi đó mới trút hơi thở cuối cùng. Vài giây trước khi chết, Giles Corey nhìn lên cảnh sát trưởng George Corwin, người được hưởng lợi nhiều nhất từ vụ án nhờ tịch thu gia sản và chia chác chiến lợi phẩm cũng như người chủ trì trong vụ xét xử Giles Corey, và nói: “Cảnh sát trưởng, ta nguyền rủa người và cả Salem!” Corey chết, nhưng cái chết đó đã đóng một vai trò quan trọng cho công cuộc ngăn chặn những vụ xét xử phù thuỷ. Corey chết, nhưng không ai có thể quên được sự ngoan cường và lòng dũng cảm của ông, cũng như không một nhân chứng nào có thể quên được lời nguyền khủng khiếp đó.

Kể từ George Corwin, mỗi cảnh sát trưởng, đặt trụ sở tại nhà tù Salem nhìn xuống nơi Corey đã bị giết, đều chết trong văn phòng hoặc bị thải hồi do những bệnh về tim hay máu. Không lâu sau vụ án, chính Corwin chết vì đau tim. Nhưng lời nguyền của Corey không chỉ nhằm vào Cảnh sát trưởng mà còn vào “toàn thể Salem”. Cứ mỗi lần Salem phải chịu một thảm kịch nào đó, như trận hoả hoạn đã gần như phá huỷ toàn bộ thị trấn, người ta đều nhớ lại rằng nó đã xảy ra không lâu sau khi có người khẳng định đã nhìn thấy bóng ma của Giles Corey. Liệu đó chỉ là sự ngẫu nhiên hay cho đến tận ngày nay, lời nguyền đó có thể vẫn còn linh nghiệm?

[ADAM R. JONES PHOTO]


Salem Witch Museum, from Salem Common


[ADAM R. JONES PHOTO]


House of Seven Gables, looking north


THUNG LŨNG MẶT TRỜI HAY SỰ TÍCH HOA HƯỚNG DƯƠNG


DESCRIPTION

Ở một vùng đất xa xôi, nằm nép mình sau rặng núi điệp trùng, có một thung lũng thanh bình luôn ngập tràn ánh nắng, được gọi là thung lũng Mặt trời. Chủ nhân của thung lũng tươi đẹp này là nàng tiên nữ dịu hiền, kết tinh của mây, khí trời và hương hoa. Lúc nào nàng cũng lãng đãng như mây trời, nhẹ nhàng và tươi thắm như sương như hoa. Cuộc sống của nàng luôn tràn ngập ánh sáng, niềm vui và nụ cười. Chính vì vậy, mọi cư dân của thung lũng Mặt trời đều thích gặp nàng, đều mong muốn được nhìn thấy vẻ mặt rạng rỡ và nụ cười trong sáng của nàng. Và, họ gọi nàng là Smile – tiên nữ Nụ cười.

Trong thung lũng Mặt trời không có bóng dáng con người, nhưng Smile không bao giờ cảm thấy đơn độc, vì quanh nàng đã có vô vàn chim muông, cây cỏ, vừa là thần dân vừa là bạn của nàng. Thỉnh thoảng, Smile cũng có khách từ nơi khác đến chơi, đa phần là các thần tiên của núi rừng, sông suối; vì, dù là tiên, họ cũng không tránh khỏi những phút giây buồn chán, và khi đó, còn gì thú vị hơn việc được gặp tiên nữ Smile?

Ngay từ khi mới chào đời, Smile đã có một tình yêu đặc biệt với mặt trời. Nàng có thể nằm hàng giờ bên bờ suối, áp má vào những ngọn cỏ mềm ướt sương đêm, ngắm nhìn những tia nắng hớn hở nhảy nhót đùa vui bên cạnh; nàng cũng có thể tựa lưng vào một gốc cây cổ thụ, ngước mắt nhìn vầng mặt trời đang chiếu sáng rạng rỡ; hay lim dim thả hồn vào trong cõi phiêu du, để ánh nắng ấm áp vuốt ve đôi má. Bởi vì, Smile có một bí mật, một món quà diệu kì được ban cho từ khi mới chào đời. Mỗi khi nhìn mặt trời, nàng có thể cảm nhận hết vẻ đẹp và sự ấm áp của nó, có thể để cho tâm hồn mình bay theo những tia nắng lãng du trên khắp thế gian. Chỉ cần nhìn mặt trời, đắm mình vào trong vầng hào quang diệu kì đó, nàng tiên nữ bé nhỏ có thể đến được tất cả những nơi mặt trời đến, nhìn thấy tất cả những gì mặt trời soi sáng. Vậy là, ngày nào cũng vậy, khi bình minh vừa ló rạng, Smile lại say sưa trong một cuộc phiêu lưu mới, lòng ngập tràn niềm vui và hạnh phúc. Rồi, bằng một giọng nhẹ nhàng và đam mê, nàng kể lại cho những người bạn của nàng nghe về tất cả những gì nàng nhìn thấy: những thác nước tung bọt trắng xoá, những đỉnh núi lấp lánh tuyết như dát bạc, những đô thành tấp nập người xe, những đền đài cung điện huy hoàng lộng lẫy, những khu vườn vô vàn kì hoa dị thảo. Tất cả sinh vật trong thung lũng đều thích được nghe nàng kể chuyện. Ngày nào chim chóc muông thú cũng tụ tập quanh Smile, nuốt lấy từng giọt niềm vui và khám phá từ những câu chuyện của nàng. Rồi, chúng lại chạy đi, chim chóc ríu rít chuyền tai nhau, muông thú thầm thì kể lại cho nhau, ong bướm bay lượn dập dờn, mơ mộng đến những gì đã được nghe kể. Mỗi câu chuyện đều khiến cho các sinh vật đó cảm thấy cuộc đời tươi đẹp hơn, niềm vui rộng mở hơn và thấy mình có ích hơn. Càng ngày, những sinh vật đến nghe Smile kể chuyện càng nhiều, niềm vui mà Smile khơi dậy càng lan xa; và ánh nắng mặt trời cũng nhờ thế mà toả rộng hơn, rực rỡ hơn, ấm áp hơn. Cả thung lũng đắm chìm trong một sức sống dồi dào thầm lặng.

Nhưng, không ai biết rằng cuộc sống thanh bình của họ sắp bị phá vỡ. Ở bên kia rặng núi, trong một thung lũng tối tăm, u ám và ẩm ướt, có một phù thuỷ già cau có, thâm độc và hay gây gổ tên là Nhặng xị. Mụ Nhặng xị luôn cảm thấy tức giận Smile, và luôn mong phá vỡ sự thanh bình của thung lũng Mặt trời; tuy nhiên, mụ không sao tìm được cơ hội thích hợp. Rồi, một ngày, mụ kinh hoàng nhận ra lãnh thổ của mụ đang bị thu hẹp, thần dân của mụ đang giảm dần. Rất nhiều sinh vật ở xứ sở hận thù u tối của mụ đã lén lút trốn sang thung lũng bình an kia, say sưa với những câu chuyện của nàng Smile, và mọi giận dữ của chúng biến mất, mọi buồn chán của chúng đều tiêu tan. Tất cả vui vẻ ở lại vương quốc của Smile. Thêm nữa, mỗi ngày, ánh mặt trời lại chiếu sáng rộng hơn; màu xanh, ánh nắng và cuộc sống tưng bừng rộn rã đã lan dần, lan dần sang sườn núi bên kia, và chẳng bao lâu nữa, thung lũng của mụ Nhặng xị sẽ không còn giữ được sự u ám và ẩm ướt. Mụ Nhặng xị quyết tâm bằng mọi giá phải ra tay. Mụ cử những tên hầu cận của mình lặng lẽ sang thung lũng Mặt trời, tìm cách gieo rắc sự hận thù, cáu kỉnh và u tối vào mảnh đất đó. Thậm chí, cả mụ cũng đích thân tham gia. Nhưng, dù mụ Nhặng xị và quân của mụ có cố gắng thế nào đi nữa, thì cũng không làm sao khiến cho thung lũng Mặt trời hết bình yên. Quả thật, mụ cũng gây được vài xích mích nho nhỏ; nhưng chỉ cần nhìn thấy Smile, nghe Smile kể chuyện, là chẳng ai còn muốn cãi nhau, chẳng ai thèm nhớ đến những bất đồng nữa.


Mụ Nhặng xị điên lên vì tức giận. Mụ vò đầu, bứt tai cả tháng trời không ngủ, chỉ mong tìm được cách loại bỏ nàng Smile. Cuối cùng, mụ cũng tìm ra được một cách cực kì hiểm độc. Mụ bỏ cả tháng trời miệt mài tìm các loại thảo mộc, và kín đáo bào chế một loại thuốc độc có một không hai. Khi đã xong, mụ cẩn thận mang tất cả số thuốc đã được bào chế, lẻn sang thung lũng Mặt trời, mò mẫm đến bên bờ suối nàng Smile thường hay tắm gội, và dốc toàn bộ số thuốc đó vào trong lòng suối. Xong xuôi, mụ lẩm nhẩm đọc thần chú, rồi lại rón rén trốn về, thấp thỏm chờ đợi.

Sáng hôm sau, như thường lệ, Smile lại ra ngâm mình trong làn nước mát. Thật kì lạ, vừa bước vào trong nước, nàng đã nhận thấy một sự khác biệt kì quái, một cảm giác lạ lùng không sao tả được. Cảm thấy bất an, Smile bèn tìm đến một gốc cây, và hướng mắt nhìn về mặt trời, mong tìm được sự bình an.

Tuy nhiên, những gì nhìn thấy đã làm Smile choáng váng. Thay vì được du hành đến những miền đất rạng rỡ ánh sáng, tươi vui, đẹp đẽ và nhộn nhịp, Smile lại thấy mình bị đẩy vào trong những cánh rừng tối tăm, nơi ánh mặt trời chỉ run rẩy qua kẽ lá; rồi cả những đầm lầy chết chóc mà sự hôi thối và nhớp nháp của nó khiến cho cả ánh nắng cũng thành ra nhợt nhạt, yếu ớt… Lần đầu tiên trong đời, Smile bật khóc. Nàng cố thử lại lần nữa, lần nữa, nhưng càng nhìn, nàng càng thấy những điều kinh khủng. Nàng thấy cảnh đánh đập, chém giết, cãi vã; thấy những bất công, giận dữ, nghèo đói, chết chóc. Smile vô cùng hoảng sợ. Nàng không sao có thể tìm được trong những cảnh tượng đó niềm vui và sự khích lệ. Ngày hôm đó, Smile không có gì để kể với các bạn của mình.

Ngày hôm sau, ngày hôm sau nữa cũng vậy. Những gì nhìn thấy khiến Smile không dám kể với ai. Bị các bạn thúc giục, đã có lúc Smile định nói dối, nhưng không thể. Mỗi khi vừa mở miệng, nàng lại thấy như trước mắt mình là một tấm gương khổng lồ, soi rõ mồn một những cảnh tượng khủng khiếp kia; và ngay cả khuôn mặt của nàng cũng bị biến dạng, trở nên nhợt nhạt, hoảng loạn, với những mảng sắc thái sáng tối trộn nhau.

Càng ngày, Smile càng hoang mang. Thung lũng Mặt trời giờ đây không còn bình yên nữa. Ai cũng cảm nhận được nỗi sợ hãi của Smile. Đôi lần, từ những lời nói rời rạc của Smile, họ thấy mình đối diện với một thế giới hoàn toàn khác. Những cư dân từ thung lũng của mụ Nhặng xị đến đây hoảng hốt nhận ra những gì mình đã từng cảm thấy, từng sống qua. Không khí u ám bắt đầu lan ra khắp thung lũng Mặt trời.


Trong khi đó, Smile không còn dám nhìn mặt trời nữa. Nàng trốn cả ngày trong phòng kín, chỉ ra ngoài khi mặt trời đã lặn. Nàng trở nên nhợt nhạt, trầm ngâm, hay giật mình và u sầu. Smile không nhận ra vương quốc của nàng đang thay đổi, ánh sáng đã tắt dần, màu xanh đã nhạt, mọi sinh vật đều dần trở nên uể oải, chán nản, dễ cáu gắt. Dường như, vương quốc của Smile sắp biến thành mảnh đất của mụ Nhặng xị.

Nhưng, nhiều cư dân dũng cảm và sáng suốt của thung lũng Mặt trời đã nhìn thấy nguy cơ trước mắt. Họ bàn bạc kế sách và quyết định thuyết phục Smile đấu tranh. Họ hết khuyên nhủ, cầu xin và cả giận dữ, nhưng Smile đâu thể làm được gì. Nàng rất muốn giúp các bạn của nàng, rất muốn cứu vương quốc của nàng, nhưng nàng biết làm như thế nào đây?

Cảm thấy thất bại, bất lực và tuyệt vọng, Smile quyết định buông xuôi. Nhưng, khi nhìn thấy những người bạn thân thiết của mình càng ngày càng thay đổi, càng ít đến với nàng, Smile biết rằng nàng không thể đầu hàng. Không tìm ra được cách gì, Smile quyết định điều duy nhất nàng có thể làm là dũng cảm đương đầu với chính cái đã khiến nàng sợ hãi, hoang mang và yếu đuối. Buổi sáng, khi bình minh lên, Smile lại bước ra bờ suối, và nàng lại ngồi hàng giờ nhìn ánh mặt trời. Nàng thấy mình đang ở một mình trong một sa mạc mênh mông, chỉ có nắng, gió và cát. Không một dấu vết nào của sự sống, không một bóng râm, tất cả đều giống nhau, đều khắc nghiệt và tàn nhẫn. Thay vì hoảng sợ rút lui, Smile quyết định dấn bước. Nàng đi mãi, đi mãi, không biết sẽ đến đâu. Mặt trời như thiêu đốt nàng, cát nóng bỏng dưới chân nàng, đôi môi nàng khô lại. Smile gần như gục ngã, nhưng, trong trái tim nàng, một giọng nói vẫn thầm thì luôn giục nàng “Hãy tiến lên phía trước! Tiến lên phía trước!” Smile đi, đi mãi, như một người mộng du. Có những lúc, nàng gần như không thở được, gần như phải bò lê trên mặt cát khô cằn. Nhưng tiếng nói Hãy tiến lên phía trước vẫn vang lên, giục giã, và Smile lại đi.

Nature Wallpaper

Rồi, bất chợt, Smile nhìn thấy một hòn đá, một hòn đá bình thường, xù xì, một hòn đá to, một hòn đá có màu khác với màu của cát, của nắng, của sa mạc xung quanh. Nàng chạy lại, quỳ xuống, và kìa – đôi mắt nàng trào lệ, những giọt nước mắt vui mừng, tin tưởng và hi vọng. Ngay phía dưới tảng đá, trong khoảng râm nhỏ nhoi, vươn lên một thân cây, một mầm xanh bé bỏng, mảnh mai nhưng can trường. Smile run run sờ vào những chiếc lá bé xíu; và bất ngờ, niềm vui và hi vọng lại dạt dào trong trái tim nàng. Đôi mắt mệt mỏi của nàng bừng sáng, ánh nắng trở nên bớt gay gắt hơn. Và Smile nhìn thấy, ở xa, rất xa trong sa mạc, nhưng nàng vẫn có thể nhận ra rõ ràng, một ốc đảo xanh tươi mát rượi, róc rách tiếng nước chảy và ngào ngạt hương hoa.

Hôm đó, Smile lại có thể kể chuyện cho các bạn nghe - những người bạn ít ỏi còn đến được với nàng. Những tiếng thì thầm vội vã được truyền tai nhau; những thân hình rũ rượi giật mình chú ý; những đôi tai mệt mỏi lại dỏng lên, những đôi mắt chán chường lại loé lên ánh sáng.

Ngày hôm sau, Smile lại có một cuộc hành trình khác, một hành trình tìm kiếm ánh sáng trong bóng tối, tìm hi vọng trong niềm tuyệt vọng, tìm yêu thương trong những nỗi đau. Một cách chậm rãi, Smile cũng làm cho các cư dân của thung lũng Mặt trời nhận ra rằng, chỉ cần đối diện với những mặt tối đó, chỉ cần dũng cảm đi đến cùng, đương đầu với những thử thách đó, tất cả những ai lạc lối lại có thể tìm được về thung lũng Mặt trời.

Nhưng, vì Smile đã chìm đắm trong thế giới cô đơn của mình quá lâu, vì thung lũng Mặt trời giờ đã thay đổi quá nhiều, dường như thế giới bình yên xưa cũ vĩnh viễn không bao giờ có thể quay trở lại. Smile cố gắng hết sức, đi đến khắp mọi nơi trong vương quốc, mang ánh sáng đến từng ngóc ngách. Nhưng, trong lúc Smile gặp nạn, mụ Nhặng xị đã không bỏ lỡ thời cơ, và giờ đây, nhiều cư dân của Smile không thể sống thanh thản như trước được. Smile đã tìm mọi cách để cải thiện tình hình, nhưng có vẻ như sự tối tăm đã thấm vào trong máu của các cư dân đó, và ngoài chính họ ra, không ai có thể giúp họ thay đổi cái nhìn vào cuộc sống.

Thậm chí, một hôm, gấu Leny và báo Boom, vốn là hai người bạn thân, đã lao vào ẩu đả kịch liệt, đến khi Smile chạy tới can ngăn, cả hai còn hất nàng ra, móng vuốt của Boom quệt vào tay Smile, khiến da nàng rách một vết sâu, máu thấm cả xuống đất. Tuy nhiên, kì lạ thay, khi những giọt máu đỏ tươi rơi xuống, dường như có một dòng nước thần kì đã được khơi nguồn. Một khoảng đất rộng quanh đó, cây cỏ bỗng trở nên xanh mướt, hoa nở ngát hương, không khí bỗng trở nên mát mẻ, êm dịu, và cả gấu Leny, cả báo Boom chợt cảm thấy xấu hổ trước sự nóng giận và thái độ khó chịu của mình. Hai bạn ngượng ngùng xin lỗi nhau, và có vẻ như sẽ chẳng bao giờ còn lặp lại sai lầm đó nữa.

Còn Smile, cuối cùng, nàng đã tìm ra cách để vĩnh viễn đánh bại mụ Nhặng xị và những kẻ thân tín của mụ. Một buổi sáng mùa hè, nàng mặc bộ quần áo đẹp nhất của mình, một chiếc váy màu vàng như mặt trời và mềm mại như ánh nắng. Nàng bước đến bờ suối, chính con suối đã bị mụ Nhặng xị bỏ thuốc độc vào dạo nọ, và nàng cầu nguyện. Smile cầu nguyện rất lâu, rất lâu, cho đến khi nàng cảm thấy mặt trời đang mỉm cười khuyến khích nàng, nàng bèn lấy dao cứa vào cổ tay thanh mảnh, để dòng máu đỏ hoà vào trong làn nước. Ánh nắng vuốt ve thân hình nàng, dịu dàng xoa lên cánh tay nàng, khiến Smile không cảm thấy chút đau đớn nào. Máu nàng cứ chảy mãi, chảy mãi; thân hình nàng khô dần, khô dần, và nhỏ lại. Cho đến khi những giọt máu cuối cùng rơi xuống, Smile cũng gục xuống bên bờ suối, khuôn mặt vẫn hướng về phía mặt trời, trên môi nở nụ cười hạnh phúc. Ánh nắng chảy tràn trên thân hình bất động của nàng, mặt trời toả sáng rạng rỡ hơn, bao phủ khắp người nàng bằng một quầng sáng chói loà. Và, khi ánh nắng dịu dần, nơi xác của Smile nằm giờ đây đã được thay thế bằng một loài hoa lạ, một loài hoa màu như mặt trời, cánh mềm mại như ánh nắng và nhuỵ hoa như hàng ngàn nụ cười lấp lánh. Cây hoa vươn thẳng trên bờ suối, hướng về phía mặt trời.

Cùng lúc đó, sức nóng của mặt trời đã làm nước suối bốc hơi, và gió mang những làn hơi nước mỏng manh lan ra khắp thung lũng. Hơi nước bay đến đâu, mặt đất lại rộn rã tươi vui, căng tràn nhựa sống. Giờ đây, mỗi cư dân của thung lũng Mặt trời đều cảm thấy như trong trái tim mình có một nàng Smile.

Và, khắp thung lũng, mọc lên một loài hoa mới, một loài hoa vàng như ánh nắng, rạng rỡ như nụ cười. Một loài hoa luôn hướng về phía mặt trời. Loài hoa đó được gọi là hoa Hướng dương. Từ thung lũng này, hàng ngàn, hàng vạn mặt trời nhỏ bé, hàng triệu triệu nụ cười đã bay đi khắp thế gian.

Cũng từ thung lũng Mặt trời, lan truyền câu chuyện về một loài hoa biết mang lại niềm vui; và người ta tin rằng, chừng nào hoa hướng dương còn hướng tới mặt trời, thì chừng đó, ai cũng có thể tìm được niềm vui trong cả những nơi u tối nhất; và nụ cười sẽ không bao giờ tắt trên thế gian.




MỘT HỘP ĐÀO

Edward D. Hoch

Cần phải có nhiều hận thù hơn nữa để trở thành kẻ giết người.

Gần như ngay từ ngày cưới của họ cách đây 17 năm, William Willis đã căm ghét vợ mình, nhưng chưa một lần nào anh ta nghĩ đến chuyện giết người. Anh ta sẵn lòng ở ngoài suốt cả ngày, lái xe tới cơ quan mỗi sáng, quay trở về nhà mỗi tối, và đơn giản là bỏ ngoài tai cái giọng lải nhải đều đều của vợ.

ở cuối độ tuổi 30, Constance Willis gần như đánh mất tất cả vẻ đẹp thời thanh xuân đã thu hút Willis ngay lần đầu gặp cô tại trường trung học. Cả thân hình lẫn trí óc của cô đều mềm nhão ra. Cô chẳng hề bận tâm đến việc đọc một quyển tạp chí hay nhấc một cuốn sách lên, mà dành cả ngày cho những việc vô bổ như dạo chơi, sắm sửa với các bạn gái, chơi bài Brit ở Câu lạc bộ cuối tuần và chuyện phiếm hàng giờ trên điện thoại. Nhưng dù với tất cả sự căm ghét của mình, William Willis chưa từng nghĩ đến chuyện giết người. Thực tế, anh ta thậm chí không hề nghĩ đến việc li dị cho tới khi gặp Rita Morgan, sống ở căn hộ tầng dưới.

Willis và vợ không có con, vì vậy họ vui vẻ ở lại căn hộ thoải mái gần đường cao tốc, thuận tiện cho Willis đi làm, và môi trường xung quanh cũng tạo cảm giác tiện nghi cho ngôi nhà. Căn hộ là một trong số ít những điểm trong cuộc hôn nhân của họ mà cả William và Constance cùng đồng ý.

Khi Rita Morgan chuyển đến căn hộ tầng dưới, buổi tối và những kì nghỉ cuối tuần của Willis ngay lập tức trở nên vui vẻ. Rita là một giáo viên trung học, 25 tuổi với mái tóc hung dài và một vẻ đẹp lặng lẽ nổi bật giữa những học sinh của cô. Willis giúp cô chuyển đồ, mang vài hộp các tông sách, và ngay lập tức họ thành bạn bè. Cô có tất cả những thứ mà anh đã thấy ở Constance 17 năm trước, nhưng, quan trọng hơn, cô thông minh và dí dỏm.

- Anh lại ở chỗ Rita đấy à? Constance hỏi vào tối thứ sáu.

- Một vòi nước của cô ấy bị rò – anh ta giải thích – nó chỉ cần một cái vòng đệm mới thôi.

- Những vấn đề đó đã có người quản lí giải quyết mà.

Anh ta thở dài và mở cho mình một chia bia: - Em biết là cô ấy phải đợi cả tháng trước khi ông ta quay lại kiểm tra mà.

Constance càu nhàu, nhưng anh ta biết cô không vui về sự quan tâm của anh ta với Morgan. Cô ấy không cần lo lắng quá thế, vì Rita là một phụ nữ trẻ đứng đắn – ít ra cũng tới mức Willis đã quan tâm – người đã tiếp đón anh ta chỉ với sự thân thiện như một người láng giềng tốt tính.

Tuy nhiên, lần đầu tiên ý nghĩ về sự hiện diện của Rita đã xuất hiện trong đầu Willis khi anh ta đọc được trên báo buổi chiều về vụ ngộ độc thức ăn. Một cậu bé 12 tuổi đã chết vì ngộ độc khi ăn đào đóng hộp chưa được khử trùng sạch. Theo nguyên tắc, những quả đào bị độc có vẻ rất khác thường, nhưng những quả này lại được xử lí một cách đặc biệt, làm cho chúng nhạy cảm hơn với những bào tử bị tổn hại nghiêm trọng.

Khi suy nghĩ về sự huỷ diệt bị che đậy đó đã giết chết cậu bé, anh ta không thể không suy đoán về một cái chết tương tự xảy đến với Constance. Tối đó, khi lái xe về nhà, những mơ mộng gần đây về việc li dị và cưới Rita đã chuyển hướng. Giờ đây, anh ta hình dung ra Constance chết, kiểu như bị tai nạn ô tô hay ngộ độc thức ăn.

Constance không để ý đến tin tức về việc ngộ độc thức ăn, và điều đó đã lướt qua đầu Willis. Cô chỉ quan tâm rất ít đến những sự kiện mà anh ta vẫn thường bình luận, hay vài bộ mặt mới trên vũ đài chính trị. Từ ngày rời trường để cưới Willis, hầu như cô đã không còn hứng thú với những sự kiện và những con người ngoài đám bạn của cô.

Sự quan tâm của một thư kí đã làm Willis nhớ đến những quả đào đóng hộp. Báo buổi chiều đã có thông tin chi tiết hơn, một lô hàng đã được nhà máy đóng hộp thu hồi. Lô 721/XY258, loại “Can O’gold Fancy Prepared Peaches”.

Những mơ mộng lại quay trở lại. Anh ta biết Constance ăn đào đóng hộp suốt mùa hè, thường để tráng miệng và anh ta biết thỉnh thoảng cô có mua loại Can O’gold.

Anh ta đọc báo chiều hôm đó, biết thêm chi tiết về cái chết của cậu bé, về hậu quả chết người của việc bị ngộ độc, rồi tiếp tục mơ mộng. Theo báo buổi tối, tất cả các hộp Can O’gold đều được thu hồi, và người tiêu dùng được khuyên tránh sử dụng lô 721/XY258.

Trở về nhà tối hôm đó, khi Constance chuyện phiếm qua điện thoại, William Willis đưa mắt lên giá đựng chén bát. Có hai hộp đào và một hộp là Can O’gold. Tim anh ta đập loạn lên khi xem số lô trên nhãn. Lô 721/XY258. Xem kĩ hơn, anh ta để ý thấy cái hộp phồng ra một chút. Gần như đã có dấu hiệu của việc sản sinh hơi độc do hoạt động của các vi khuẩn bên trong.

ở đây, trên giá đựng chén bát, là một trong những hộp đào chết người.

Willis không nói gì với Constance, nhưng tối đó nằm trên giường, những khả năng lướt qua óc anh ta. Tất cả những gì anh ta phải làm là không nói gì cả, và sớm hay muộn thì Constance cũng sẽ ăn những quả đào bị độc và chết vì ngộ độc. Mọi người sẽ cảm thông sâu sắc. Sẽ chẳng ai nghi ngờ điều gì.

William Willis sẽ là một người đàn ông tự do.

Anh ta xoay người nhìn chằm chằm vào bóng tối, nghĩ tới Rita Morgan đang ở tầng dưới.

Buổi sáng đi làm, anh thấy Rita đang lau xe. “Xin chào – anh ta gọi – Tôi không nghĩ là các giáo viên lại dạy sớm này trong hè.”

- Tôi sắp đi pic-nic – cô trả lời, mỉm cười – Việc đầu tiên phải làm là cố gắng tống những thứ bẩn đi.

- Nếu không phải đi làm tôi sẽ giúp cô. – Anh ta trò truyện một lúc nữa, cho tới khi để ý thấy Constance đang nhìn họ ở cửa sổ tầng trên. - Đến giờ đi rồi. – anh ta kết thúc – Hẹn gặp lại cô.

Ngày hôm đó tại cơ quan, anh ta cố không nghĩ về nó. Nhưng sau bữa trưa, khi đọc bài báo mới nhất thông tin chi tiết về việc thu hồi những hộp đào, ý nghĩ về việc giết người thoáng qua óc anh ta.

Nếu Constance chết vì ăn những quả đào đó, không phải anh ta là kẻ giết người sao?

Không, không đúng. Anh ta phủ nhận. Anh ta chưa hề động đến cái hộp. Constance đã chọn nó. Constance sẽ ăn nó vào bất kì lúc nào trong ngày khi anh ta vắng mặt. Làm sao lại có thể là lỗi của anh ta.

Một tai nạn. Hoặc chết do bất cẩn, như cách nói ưa thích của người Anh. Nhưng chắc chắn không phải một vụ sát hại. William Willis trở lại làm việc và cố không nghĩ đến hộp đào đang nằm đợi Constance trên giá.

Khi trở về nhà tối hôm đó, điều anh ta nhận thấy đầu tiên là Constance đang ngồi ở bàn ăn đào và kem.

- Nó không làm hỏng buổi tối của em đấy chứ, em yêu? – Anh ta hỏi với chút kiểu cách.

- Trời nóng quá nên em không nấu bữa tối. Em nghĩ chúng ta phải ra ngoài kiếm vài cái sandwich thôi. Được chứ anh?

Vào một tối khác, Willis đã càu nhàu, nhưng tối nay, anh ta chỉ nói đơn giản, “Chắc chắn rồi”, và theo cô tới tủ bát đĩa. Cô đã ăn một loại khác.

Tối đó họ nói chuyện rất ít và lần đầu tiên sau nhiều năm, Willis nhận thấy mình đã ở cùng Constance trong nhiều giờ mà không hề cảm thấy sự hận thù cũ. Khi họ ăn tối về, Rita lên vay ít sữa và Constance đã tiếp cô với thái độ thân thiện, thậm chí còn mời cô uống cà phê. Tối đó, Willis đi ngủ với cảm giác thoải mái. Cho tới hôm sau ở cơ quan, cảm giác đó vẫn còn và anh ta tự hỏi phải chăng anh ta đã bị cuốn theo sự vui vẻ của Constance. Anh ta mua báo NewYork và Chicago, câu chuyện về vụ ngộ độc vẫn còn được đăng tải. Một tờ đưa ra chi tiết về cái chết đau đớn của cậu bé, não bộ bị huỷ hoại một cách từ từ cho đến khi cậu tắt thở. Willis đọc, run môi kinh sợ, hình dung ra Constance phải chịu đựng những giờ hấp hối dài dằng dặc.

Anh giật lấy điện thoại và gọi về nhà nhưng đường dây dang bận. Cô ta lại đang tán gẫu với một cô bạn gái.

Khi đặt điện thoại xuống, tay anh đẫm mồ hôi và anh biết mình cần phải tự chủ. Anh chỉ có rất ít thời gian để báo cho cô, nói với cô về hộp đào bị độc và bằng cách đó sẽ để lộ ra những âm mưu đen tối trong đầu. Anh ta phải kiểm soát được mình. Anh không phải là một tên giết người. Anh không phải là công cụ của số mệnh. Và nếu Constance chết, liệu anh còn có thể nhìn mình trong gương không? Anh ta có thể yêu Rita Morgan mà không bị kí ức về cái chết của Constance ám ảnh?

Anh nhấc điện thoại và quay số. Máy vẫn bận.

- Tôi phải về nhà. – Anh ta nói với thư kí – Tình trạng khẩn cấp.

Anh lái xe ra khỏi hàng và chen lên đầu đường cao tốc. Đang giữa trưa và anh biết thỉnh thoảng cô ăn đào vào lúc này. Trong lúc vội vã, đoạn đường dường như dài hơn. Lái xe nhanh, gần như liều lĩnh, Willis hình dung ra việc tìm thấy xác chết của vợ trên nền bếp, dù anh biết chất độc phải vài giờ sau mới bắt đầu phát tán.

Anh lái xe vào gần nhà để ở chỗ quen thuộc. Cửa sổ căn hộ ở tầng 2 của anh dường như vẫn thế, mọi thứ dường như không thay đổi. Có lẽ anh đã lái xe về chẳng vì cái gì cả, và anh lại phải giải thích điều đó cho Constance, rồi tống hộp đào ra khỏi nhà bằng cách nào đó.

- Em yêu. Anh về sớm!

Không có câu trả lời và Willis vào trong bếp tìm cô. Điều đầu tiên anh thấy là hộp Can O’gold Fancy Prepared Peaches đã mở, rỗng không, bị lấy ra khỏi giá. Và một cái đĩa không, có những vụn bẩn và dấu nước trái cây.

- Constance!

Cô xuất hiện, bước ra từ phòng tắm, khuôn mặt nhợt nhạt và có một vẻ gì rất lạ.

- Anh đang làm gì ở nhà vậy? – cô hỏi.

- Anh cảm thấy không khoẻ.

- ồ!

- Constance, em đã không ăn những quả đào kia chứ?

Cô liếc về chiếc đĩa không và cái hộp đã bị lấy khỏi giá. Rồi mắt họ gặp nhau và có một cái gì đó giữa họ mà anh chưa bao giờ thấy trước đó.

- ồ, không, anh yêu. Cô Morgan xinh đẹp đó lên đây mượn vài thứ. Cô ấy ở lại nói chuyện và em đã mời cô ấy một bữa ăn nhẹ.

BELL WITCH - CÂU CHUYỆN CÓ THẬT VỀ PHÙ THỦY

Gần 200 năm nay, câu chuyện về phù thuỷ Bell vẫn luôn là một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất và hấp dẫn nhất trong lịch sử Mĩ. Không giống như Harry Potter hay Sabrina, Bell Witch là câu chuyện về những nhân vật có thật, những địa danh có thật và cả những sự kiện có thật. Andrew Jackson, tổng thống thứ 7 của Mĩ, từng tuyên bố: Tôi thà chiến đấu với cả quân đội Anh còn hơn phải đối đầu với phù thuỷ Bell!

Nhưng, Bell Witch là gì? Đó là một trò lừa thế kỉ hay một câu chuyện có thật về phù thuỷ? Không có cách gì có thể khẳng định hay phủ nhận sự tồn tại của nó và có lẽ sẽ chẳng ai có thể tìm ra được câu trả lời cuối cùng, nhưng Bell Witch, rốt cuộc, vẫn là một phần lịch sử của Tennessee, và là một huyền thoại mãi mãi không phai màu theo thời gian…

Tiếng thì thầm trong đêm

Năm 1804, gia đình John Bell chuyển từ Bắc Carolina đến thị trấn Adams, phía bắc hạt Roberson, bang Tennessee, sống trong một trang trại giàu có rộng 130ha dọc theo sông. Cuộc sống của họ trôi qua bình lặng cho đến những ngày cuối mùa hè năm 1817, trong một lần đi săn gần nhà, hai cha con John và Drewry Bell nhìn thấy một con gà tây khổng lồ, nhưng ngay khi hai người định giơ súng bắn, nó đã bay đi và dường như tan vào trong không khí. John và Drewry kể với những người khác là nó có vẻ “giống như người”, nhưng khuôn mặt lại không giống mặt người. Gia đình Bell và hàng xóm còn nhiều lần nhìn thấy những sinh vật kì lạ khác tại trang trại, và lần nào nó cũng đột ngột biến mất trước khi mọi người tiếp cận được.

Đồng thời, hết tối này đến tối khác, phía bên ngoài nhà Bell bắt đầu xuất hiện những âm thanh kì lạ không rõ nguồn gốc, giống như những tiếng đập, tiếng chuột gặm hay tiếng cào cửa của một con vật khổng lồ. Vài tháng sau, những tiếng lầm bầm, thì thầm yết ớt vang lên ngay trong ngôi nhà, và lũ trẻ bắt đầu nhìn thấy những chiếc bóng lượn qua lượn lại phía đầu giường. Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi cô bé 12 tuổi Betsy Bell trở thành mục tiêu, bị kéo tóc, tát vào mặt, và nhiều lần bị đánh một cách bất ngờ.

Bất lực trước tất cả những sự tấn công vô hình đó, gia đình Bell chỉ biết âm thầm chịu đựng, vì hơn ai hết, họ biết những tin tức nhạy cảm như thế này sẽ lan truyền rất nhanh trong cộng đồng thị trấn Adams nhỏ hẹp, và không ai có thể lường hết được hậu quả của nó. Nhưng, sau hơn một năm bị ám ảnh, gia đình Bell đưa ra một quyết định khó khăn là chia sẻ bí mật khủng khiếp này với một người khác - Đức cha James Johnston, người hàng xóm và đồng thời cũng là bề trên tại nhà thờ nơi John làm trợ tế. Đến trang trại Bell theo lời mời của John, hai vợ chồng Johnston đã trực tiếp nghe thấy những tiếng động kì lạ và bị tấn công bởi một bàn tay vô hình nào đó. Bị xúc động mạnh trước những sự kiện theo ông là ma quái, James Johnston kiên quyết đề nghị công khai những vụ quấy nhiễu bí ẩn này với mọi người. Gia đình Bell dần bị bóng gió về việc họ có những mối liên hệ nào đó với quỷ Satan!

Không mất nhiều thời gian, Bell Witch dần trở nên nổi tiếng và quen thuộc với mọi người. Nhiều cư dân thị trấn Adams cũng có thể nghe thấy những âm thanh kì lạ. Càng ngày, những âm thanh đó càng trở nên to, rõ ràng đến mức có thể hiểu được. Nó có khi là tiếng hát, giọng đọc Kinh Thánh và nhiều khi còn là những câu nói khá thông thái. Kì lạ hơn, nó có thể trích dẫn đồng thời lời giảng của hai cha bề trên đang làm lễ tại hai nhà thờ cách nhau hơn 10 dặm, chính xác đến từng từ một.

Câu chuyện về Bell Witch vượt ra khỏi phạm vi thị trấn Adams nhỏ bé, kéo theo sự xuất hiện của không ít những vị khách không mời mà đến tò mò sục sạo quanh trang trại Bell. Thậm chí, năm 1819, Tướng Andrew Jacson, vị tổng thống tương lai của nước Mĩ, đã quyết định hành quân đến thăm người bạn cũ John Bell, mang theo trong đoàn tuỳ tùng của mình cả một pháp sư nhiều kinh nghiệm. Khi đoàn người ngựa tiến đến gần khu nhà, bàn tán và vẽ ra kế hoạch họ sẽ làm gì với phù thuỷ Bell, thì đột nhiên cỗ xe giảm tốc độ và nhanh chóng dừng lại. Bất chấp mọi nỗ lực của cả người lái xe và đoàn ngựa, thậm chí tướng Jackson phải huy động cả đoàn quân xuống để đẩy xe, cỗ xe vẫn không thể nhúc nhích dù chỉ 1cm. Bất lực, tướng Jackson nhún vai: “Đúng là trò phù thuỷ”, và ngay lập tức, từ bụi rậm vọng ra một giọng nói sắc nhọn: “Cỗ xe chuyển bánh được rồi, thưa tướng quân, tôi sẽ gặp lại ngài tối nay.” Không ai giải thích được tiếng nói bí ẩn đó phát ra từ đâu, nhưng ngay sau đó, cỗ xe lại di chuyển nhẹ nhàng, bon bon trên đường như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Tối hôm đó, Jackson và tuỳ tùng nghỉ lại trang trại Bell, và gần như cả đêm không ngủ vì những tiếng la hét hoảng sợ của Betsy Bell. Đến khi họ chạy đến với cô bé, thì chính họ cũng trở thành nạn nhân, bị đập, cấu và kéo tóc cho đến tận sáng, khi Jackson quyết định rời khỏi Adams.

Tất cả mọi người đều đưa ra những phỏng đoán về việc Bell Witch thực chất là ai hay là cái gì, và mặc dù có những bất đồng, nhưng đa phần đều có xu hướng chấp thuận giả thiết Bell Witch chính là phù thuỷ Kate Batts, người hàng xóm kì quặc của gia đình Bell. Kể từ đó, nhân vật huyền bí này được gọi là Kate, hay phù thuỷ nhà Bell.

Lời nguyền của phù thuỷ

Người ta đã để ý thấy rằng gần như tất cả những sự quấy nhiễu đối với gia đình Bell đều bắt đầu ít lâu sau cái chết của Kate Batts. Khi còn sống, Kate và người chồng tật nguyền Benjamin không ngần ngại khẳng định với tất cả những người dân thị trấn Adams rằng John Bell là một kẻ lừa đảo, bán nô lệ cho họ với giá quá đắt. Mâu thuẫn giữa họ trở nên sâu sắc đến độ, trong cơn hấp hối, Kate Batts đã thề sẽ trả thù, cho dù bà ta có phải đội mồ dậy đi nữa.

Trong suốt ba năm, Bell Witch hay hồn ma của Kate đã hành hạ mọi thành viên của gia đình Bell gần như hàng ngày. Không chỉ John mà cả Betsy cũng bị đối xử rất tồi tệ, bị đồ đạc, bát đĩa ném trúng, bị giật tóc, véo mũi và đánh đập thường xuyên. Khi Betsy trở thành một cô gái xinh đẹp và yêu Joshua Gardner, Betsy luôn nghe thấy giọng nói của “Kate” ngăn cấm cô không được tiếp tục quan hệ với anh ta. Gardner cũng thường xuyên trở thành mục tiêu tấn công của Bell Witch, đến độ sau cùng phải rời làng ra đi sau khi đã ngậm ngùi chia tay với Betsy. Người ta không bao giờ lí giải được tại sao Betsy lại trở thành nạn nhân của Bell Witch, nhưng, kể từ khi cô gái bị buộc phải chia tay mối tình đầu, dường như bà ta đã cảm thấy thoả mãn và hầu như không còn quan tâm đến cô nữa.

Tuy nhiên, John Bell vẫn tiếp tục bị tấn công và có vẻ như càng ngày tình hình của ông càng trở nên nghiêm trọng. Sức khỏe của ông ngày một yếu. Đầu tiên, ông bị sưng họng và thường xuyên có cảm giác bị đâm ở phía bên trong cổ họng. Tiếp đến là hàng loạt những cơn co giật dữ dội không rõ nguyên nhân, và dĩ nhiên, không tìm ra cách chữa. Cuối cùng, ngày 20 tháng 12 năm 1820, John Bell chết. Người ta thấy bên cạnh xác ông có một chai thủy tinh nhỏ chứa một chất lỏng khá lạ. Họ đã thử cho con mèo uống nốt phần còn lại trong lọ, và con mèo chết ngay lập tức. Đúng lúc đó, giọng nói của phù thủy Bell vang lên, tuyên bố chính bà ta đã đưa liều thuốc đó cho John Bell uống vào tối hôm trước. Trong suốt đám tang của Bell, tất cả những người đến dự đều nghe được rất rõ tiếng cười, tiếng hát phấn khích của Bell Witch. Dường như cái chết của John là dấu hiệu kết thúc một thời kì dài nặng nề của gia đình Bell. Phù thuỷ Bell tuyên bố ra đi, nhưng hứa sẽ trở lại vào năm 1828.

Bell Witch trở lại như đã hứa. Nhưng, lần này, không ai phải chết và cũng không có cuộc chia li nào. Bell Witch đã nói chuyện một cách hoà nhã với John Bell Con và bạn của anh là Frank Miles, tiên đoán rất nhiều điều mà sau này đã trở thành sự thật, như cuộc Nội chiến, hai cuộc CTTG và cuộc Đại khủng hoảng kinh tế. Sau mấy tuần gặp gỡ này, John Bell Con dường như có một sự nhạy cảm kinh doanh huyền bí, và nhanh chóng trở nên thành đạt. Theo cả Bell và Miles, Bell Witch đã tuyên bố sẽ quay trở lại trong 107 năm nữa, năm 1935. Kể từ đó, suốt một thời gian dài, hầu như không ai còn thấy Bell Witch xuất hiện, nhưng tất cả mọi người đều tin rằng bà ta vẫn chưa thật sự bỏ đi đâu.

Huyền thoại không bao giờ cũ

Bell Witch đã dệt nên một huyền thoại của Tennessee và cả nước Mĩ, nhưng rất nhiều người vẫn nghi ngờ sự tồn tại của một sức mạnh siêu nhân. Do có quá nhiều sự “ngẫu nhiên” kì quặc, Richard Powell, giáo viên cũ của Betsy và sau này là chồng cô, đã bị cho là có một phần trách nhiệm trong cái họ gọi là màn kịch này. Người ta cho là cha của Powell, người đã xây rất nhiều nhà ở vùng Adams, trong số đó có nhà của gia đình Bell, đã làm những hành lang bí mật với những lối vào riêng biệt để chàng thanh niên Powell có thể du hành thu thập các thông tin bí mật từ gia đình Bell và hàng xóm. Với những thông tin này, Powell – người biết cả thuật thôi miên và tài nói bụng - đã giả giọng phù thuỷ. Anh ta còn sử dụng những lối vào gia đình Bell để khủng bố gia đình, chia rẽ mối tình lãng mạn của Betsy – người mà anh ta cũng đem lòng thương nhớ. Người ta cũng cho rằng chính anh ta đã đầu độc John Bell như một cách trả thù vì sự ngược đãi của ông đối với Betsy. Richard Powell và Betsy cưới nhau năm 1824, và có 8 người con. Betsy luôn khẳng định cuộc hôn nhân của cô và Powell rất hạnh phúc. Betsy chung thuỷ với chồng ngay cả khi anh ta đã mất hết tiền bạc và trở nên tật nguyền. Dù sao đi nữa, những nghi ngờ đối với Powell vẫn còn rất nhiều khe hở và cũng chưa bao giờ được coi như một lời giải thích đáng hài lòng. Ngay cả những người mạnh miệng nhất cũng không lí giải được bằng cách nào Powell Cha lại có đủ thời gian, tiền bạc và cả sự bí mật cần thiết, để làm thêm những hành lang phức tạp đó trong các ngôi nhà.

Cho đến nay, người ta vẫn không thể nào biết được điều gì đã thật sự xảy ra ở Adams vào những năm tháng huyền thoại đó. Người dân Tennessee tin rằng Bell Witch vẫn đang ám ảnh thị trấn Adams, và năm nào cũng vậy, gần như suốt tháng 10, người ta lại tổ chức cả một mùa Halloween cho tất cả những du khách đến tham quan, mỗi người đều mơ ước, dù không phải không có phần e ngại và sợ sệt, được trở thành một nhân chứng, và trở thành một phần lịch sử trong huyền thoại về Bell Witch. Một vài người khẳng định vào những đêm tối trời, nhất là có mưa, bạn có thể nhìn thấy những con ma kì quái nhảy múa trên cánh đồng. Người ta cũng tin rằng cả phù thuỷ Bell và nạn nhân của bà ta, John Bell, hiện nay đều đang cư ngụ tại hang Bell Witch ở gần trang trại Bell. Năm 1973, một nhóm lính hiếu kì, không tin vào ma quỷ đã rủ nhau đến thăm hang này. Một thành viên trong nhóm đã bị quật ngã bởi một sức mạnh vô hình khi nói rằng anh ta không tin vào phù thuỷ Bell, và các bạn anh không sao kéo anh đứng lên được. Cho đến tận khi phù thuỷ đã có vẻ chán với trò chơi, anh ta mới đứng dậy được bình thường. Tất cả bọn họ vội vã chạy khỏi hang, không bao giờ quay trở lại. Có tin đồn rằng một trong những người lính đó đã nhanh chóng chết sau sự kiện này.


Tuy nhiên, có nhiều người tin rằng Bell Witch thực chất chính là người bảo vệ cho những ngôi mộ thiêng liêng của người Châu Mĩ bản địa, được chôn giấu tại những hang động quanh trang trại Bell. Rất nhiều lần, Bell Witch khẳng định bà ta có lí do để hành hạ John và Betsy Bell, nhưng không bao giờ nói rõ đó là gì. Và Bell Witch mãi mãi vẫn là một bí ẩn, một phần lịch sử thiếu rất nhiều tính chính xác và rõ ràng, nhưng vẫn được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường ở Tennessee.

Người dân ở đây, hết thế hệ này đến thế hệ khác, đều được dạy rằng, nếu bạn không tin vào Bell Witch, hãy đến nhà tắm vào lúc nửa đêm, tắt điện, cầm đèn pin chiếu vào gương và nói: “Chẳng có Bell Witch nào cả” nhiều lần với những ngữ điệu khác nhau, và rồi bạn sẽ tìm được câu trả lời!


Bell Witch Tennessee Southern Gothic Poster


Ngoi nha cua gia dinh Bell (hien nay)