Subscribe

RSS Feed (xml)

Powered By

Skin Design:
Free Blogger Skins

Powered by Blogger

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Sự Khác Biệt Giữa Vương Cung Thánh Đường, Nhà Thờ Chánh Toà & Đền Thờ

Thế nào là sự khác biệt giữa Basilica, Cathedral và Shrine?

Linh Mục William P. Saunders trong cuốn sách của ngài có nhan đề "Những Câu Trả Lời Thẳng Thắng" (Straight Answers), vốn tóm lược lại tất cả những bài viết mà ngài đã viết ra và cho đăng trên tờ báo Công Giáo The Arlington Catholic Herald của Giáo Phận Arlington, thuộc tiểu bang Virginia, đã giải thích về sự khác biệt giữa Basilica, Cathedral, và Shrine như thế này:

Xét về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt thì:

Basilica có nghĩa là Vương Cung Thánh Đường; Cathedral có nghĩa là Nhà Thờ Lớn hay Nhà Thờ Chánh Tòa; còn Shrine thì có nghĩa là Đền hay Đền Thờ.

Các chữ Basilica, Cathedral và Shrine là những chữ khác biệt với nhau về mặt ngữ nghĩa, thế nhưng không hoàn toàn loại trừ nhau.

Lấy ví dụ, một Vương Cung Thánh Đường có thể là một Đền Thờ; và một Nhà Thờ Chánh Tòa cũng có thể là một Vương Cung Thánh Đường. Một sự mô tả rõ ràng và đúng đắn về từng chữ trên sẽ giúp ích cho chúng ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa chính xác của từng chữ một.

1. Basilica (Vương Cung Thánh Đường):

St. Peter's Basilica, Vatican City, Rome.


Cấu trúc của Vương Cung Thánh Đường đã được những người La Mã xưa thiết kế để trở thành những hội đường hay pháp đình vĩ đại, vốn được tọa lạc tại một nơi công cộng hay tại các quãng trường công cộng.

Nói một cách chính xác hơn, Vương Cung Thánh Đường có hình dạng giống như một hình bình hành (parallelogram) với bề ngang của tòa nhà không lớn hơn phân nửa hoặc không nhỏ hơn 1/3 của bề dài.

Basilica of Our Lady of Licheń, Poland

Tại một đầu cuối bên này chính là cổng vào với một mái cổng (portico), và tại đầu cuối bên kia chính là hậu cung hay phần sau Cung Thánh (apse). Có một gian/điện chính ở giữa, cùng với hai hay thậm chí là ba gian nữa ở hai bên phía với các hàng cột to lớn phân cách các gian. Bởi vì trần của gian chính cao hơn trần của hai gian nằm ở phía hai bên, do đó một khoảng tường có một hàng cửa sổ dọc theo được thêm vào trên đỉnh của các cột, nhằm cho phép ánh sáng có thể chiếu vào Vương Cung Thánh Đường.

Cathedral ground plan. The shaded area is the transept; darker shading represents the crossing.

Floor plan of the Basilica of Maxentius and Constantine.

Có rất nhiều ví dụ về những Vương Cung Thánh Đường xưa cổ hiện vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, đặc biệt là tại Ý. Do thế, chữ Basilica thường được rất nhiều người Ý quen dùng đến là vì vậy.

Khi Giáo Hội được cho phép có thêm "các nhà thờ" (churches) sau khi Đạo Kitô Giáo được chính thức hợp pháp hóa, thì cấu trúc theo dạng Vương Cung Thánh Đường dễ dàng được thích ứng ngay. Thật sự, rất nhiều các basilicas công cộng cổ xưa hay các basilica đền thờ ngoại giáo được hoán chuyễn thành các nhà thờ, và giảng tòa hay ngai tòa của vị Giám Mục (cathedra) được đặt tại phần Cung Thánh được vây quanh bởi các hàng ghế dành cho giới tu sĩ.

Phía trước giảng tòa hay ngai tòa của vị Giám Mục chính là bàn thờ, với một mái vòm (canopy) hay một màn treo (baldachino) nằm ở phía trên bàn thờ. Gần bàn thờ chính là bục giảng. Bởi vì kích thước rộng lớn của Vương Cung Thánh Đường, cho nên Phép Thánh Thể được trang trọng tại một nhà nguyện bên hông, hay thậm chí tại một tủ đựng Bánh Thánh lững gần phía bàn thờ. Cộng đoàn giáo dân tụ tập tại gian chính, tức gian/điện giữa của giáo đường.

Những Vương Cung Thánh Đường của Giáo Hội thường có một sân trước (forecourt) được bao quanh bởi một dãy cột; sân trước có một cái giếng là nơi mà giáo dân có thể rửa tay và môi miệng trước khi bước vào tham dự Thánh Lễ. Những điều chỉnh sau này phải được bám chặt vào kiểu thiết kế của La Mã như việc thêm vào những cánh ngang, hay cung thờ bên của giáo đường, trong suốt các thời đại thuộc về kiểu kiến trúc của La Mã (tức kiểu kiến trúc với những vòm tròn, tường dày, vân vân... - NV) và và lối kiến trúc Gôthíc (tức trên vòm có đầu nhọn - NV).

Về sau này từ "basilica" được sử dụng để nhận dạng ra các ngôi giáo đường cổ xưa, có tính lịch sử lâu đời, và có tầm quan trọng lớn về mặt tâm linh. Thường, những ngôi giáo đường này được xây dựng theo kiểu của Vương Cung Thánh Đường, thế nhưng các tiêu chuẩn chính vẫn là những ngôi giáo đường này chính là những nơi có tính lịch sử và tầm quan trọng về mặt đạo đức linh thiêng. Đức Thánh Cha chính thức chỉ định đích danh ra giáo đường hay nhà thờ nào chính là Vương Cung Thánh Đường.

Do đó, khi có ai đó đề cập đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tại Rôma, thì danh xưng "Vương Cung Thánh Đường" là nhằm ám chỉ đến tính lịch sử và tầm quan trọng về mặt tâm linh, hay mặt đạo đức linh thiêng của chính ngôi giáo đường đó, và vinh dự đó chỉ được Đức Thánh Cha ban xuống mà thôi.

Xét về mặt truyền thống, thì trong một Vương Cung Thánh Đường, có một conopoeum (tức cái trông giống như một cái dù lớn) được làm bằng các vòng tơ màu đỏ và màu vàng xen kẻ nhau, tức những màu biểu trưng cho uy quyền của Đức Thánh Cha, và trên đó có một cây Thánh Giá; cái conopoeum này trước kia vẫn thường được dùng để che cho vị Giáo Trưởng. Những vật dụng truyền thống có trong Vương Cung Thánh Đường gồm có clochetta (tức một kiểu khí cụ âm nhạc gồm có một cái chuông, một tay cầm, và một biểu hiệu (insignia) của Vương Cung Thánh Đường đó, vốn được dùng trong những lần rước kiệu); và cái cappa magna (tức một cái áo choàng tím được các Cha của Vương Cung Thánh Đường mặc vào trong lúc cử hành các nghi thức Phụng Vụ).

Sau cùng, mỗi một Vương Cung Thánh Đường có một "cửa Thánh" (Holy door) vốn chỉ được mở ra trong suốt một khoảng thời gian hành hương đặc biệt được công bố bởi Đức Thánh Cha mà thôi.

Lấy ví dụ, vào Năm Thánh 2000 vừa qua, "cửa Thánh" của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô được mở ra (cũng như các "cửa Thánh" của tất cả các Vương Cung Thánh Đường khác trên khắp cả thế giới). Ơn toàn xá cũng được ban cho những khách hành hương nào đến viếng thăm các Vương Cung Thánh Đường đó, một khi họ đã thỏa mãn được những điều kiện đòi hỏi khác để lãnh nhận được ơn toàn xá.

Xét về mặt truyền thống, có một sự khác biệt giữa một Đại Vương Cung Thánh Đường (major Basilica) và một tiểu Vương Cung Thánh Đường (minor Basilica).

Bảy Đại Vương Cung Thánh Đường đều có mặt ở Rôma. Đó là: Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ở Vaticăn (Basilica of St. Peter); Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Laterano (St. John Lateran); Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Chính (St. Mary Major); Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Bên Ngoài các Thành (St. Paul Outside the Walls); Vương Cung Thánh Đường Thánh Lawrence; Vương Cung Thánh Đường Thánh Sebastian; và Vương Cung Thánh Đường Thánh Giá ở Giêrusalem.

Xét về mặt kỹ thuật mà nói, bốn Vương Cung Thánh Đường được liệt kê đầu tiên được gọi là "các Đại Vương Cung Thánh Đường Chính Thức" (primary major Basilicas). Bảy Đại Vương Cung Thánh Đường này vẫn còn là những ngôi thánh đường có tầm quan trọng rất lớn về mặt đức tin cho các khách hành hương khi họ có dịp đến thăm viếng Rôma.

Một tiểu Vương Cung Thánh Đường chính là bất kỳ ngôi giáo đường quan trọng nào khác hiện có ở Rôma hay tại khắp nơi trên thế giới vốn được chính thức nhận được danh xưng "Vương Cung Thánh Đường" do chính Đức Thánh Cha ban ra.

Một ví dụ về một tiểu Vương Cung Thánh Đường chính là Vương Cung Thánh Đường của Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Quốc Gia (Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception) ở tại Washington, D.C. hay Vương Cung Thánh Đường Trái Tim Cực Thánh Chúa (Basilica of Sacred Heart) ở thành phố Hanover thuộc tiểu bang Pennsylvania; hoặc Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Về Trời (Basilica of the Assupmption) thuộc Tổng Giáo Phận Baltimore ở Maryland - đây cũng là Vương Cung Thánh Đường đầu tiên hết của Đạo Công Giáo ở Hoa Kỳ.

2. Cathedral (Nhà Thờ Chánh Tòa):

Một Nhà Thờ Chánh Tòa, hay Nhà Thớ Lớn chính là nhà thờ chính thức của một giáo phận, và tự bản thân nó cũng còn là một nhà thờ của một xứ đạo nào đó. Xét về mặt kỷ thuật mà nói, vị Giám Mục địa phận chính là Cha Sở của giáo xứ Nhà Thờ Chánh Tòa, và vị Giám Mục đó bổ nhiệm một vị Rector (tức Cha Sở) để chăm sóc về mặt tâm linh và các vấn đề có liên quan đến trần tục.

Chữ Cathedral xuất phát từ tiếng La Tinh là cathedra. Cathedra nghĩa là chổ ngồi, tượng trưng cho vị thế và uy quyền của vị Giám Mục, và là nơi mà vị Giám Mục cư ngụ trong khu vực thuộc quyền cai quản của ngài. Chổ ngồi của vị Giám Mục được tọa lạc ngay bên trong Nhà Thờ Chánh Tòa gần bên cạnh bàn thờ, thường ở phía cung Thánh. Nếu không có huy hiệu của vị Giám Mục và chổ ngồi hay ghế ngồi của vị Giám Mục địa phương bên trong, thì đó không phải là Nhà Thờ Chánh Tòa.

Cathedral of St. John Lateran

Nhà Thờ Chánh Tòa cũng có thể là một Vương Cung Thánh Đường. Lấy ví dụ, Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Phêrô và Phaolô (Cathedral Basilica of Saints. Peter and Paul Catheral) ở Tổng Giáo Phận Philadelphia, thuộc tiểu bang Pennsylvania cũng chính là một Vương Cung Thánh Đường.

Hay ở Việt Nam, Nhà Thờ Chánh Tòa Đức Bà ở Sài Gòn cũng chính là một tiểu Vương Cung Thánh Đường.

3. Shrine (Đền / Đền Thờ):

Shrine of St. Jude



Một Đền Thờ chính là một nhà thờ, một giáo đường hay một nơi linh thiêng vốn có bảo tồn một thánh tích, giống như Đền Thờ Thánh Jude (Shrine of St. Jude) ở Tổng Giáo Phận Baltimore; hay là nơi có sự xuất hiện, hay sự hiện ra đã thật sự xảy ra, giống như Đền Thờ Đức Mẹ Knock (Shrine of Our Lady of Knock) ở Ái Nhĩ Lan; hay Đền Thờ Đức Mẹ Guadalupe (Shrine of Our Lady of Guadalupe) ở Thành Phố Mêhicô; hoặc là một nơi lịch sử vốn có một sự kiện liên quan đến đức tin được xảy ra, giống như Đền Thờ Đức Mẹ của các Thánh Tử Đạo (Shrine of the Our Lady of the Martyrs) ở thành phố Auriesville tại New York - là nơi mà những vị truyền giáo Dòng Tên thời sơ khởi đã tử vì đạo.

Shrine of Our Lady of Knock

Một Đền Thờ cũng có thể là một nơi được chỉ định ra để cổ võ về một tín ngưỡng hay một sự sùng kính nào đó.

Chẳng hạn như, Vương Cung Thánh Đường của Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Quốc Gia (Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception) ở tại Washington, D.C. được xây dựng nên là để nhằm cổ võ sự tôn sùng về Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Hoa Kỳ, vì Đức Mẹ chính là vị Thánh Bổn Mạng của Hoa Kỳ dưới danh hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội; hay Đền Thờ Phép Thánh Thể (Shrine of the Most Blessed Sacrament) ở thành phố Hanceville, thuộc tiểu bang Alabama do Mẹ Angelica thành lập nên chẳng hạn, để dành sự tôn kính về Phép Thánh Thể.

Các Đền Thờ được vị Giám Mục địa phương quy định nên, và các Đền Thờ Quốc Gia thì được chỉ định bởi cả Hội Đồng Giám Mục của quốc gia đó.

Nói tóm lại, Vương Cung Thánh Đường của Đền Thờ Quốc Gia của Đức Mẹ Về Trời (Basilica of the National Shrine of the Assumption of the Blessed Virgin Mary, hay được viết tắt là Basilica of the Assumption) ở Tổng Giáo Phận Baltimore thuộc tiểu bang Maryland (là nơi có conopoeum - như được trình bày ở trên - NV) không chỉ là một Vương Cung Thánh Đường và một Đền Thờ, mà cũng còn là một Nhà Thờ Chánh Tòa khác nữa của Tổng Giáo Phận Baltimore.

Basilica of the Assumption

Do đó, một nhà thờ hay một ngôi giáo đường cũng có thể đồng thời là một Vương Cung Thánh Đường, là một Nhà Thờ Chánh Tòa, và là một Đền Thờ.

Anthony Lê