Subscribe

RSS Feed (xml)

Powered By

Skin Design:
Free Blogger Skins

Powered by Blogger

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2009

THE AHA MOMENT

Một từ được người Mỹ dùng để chỉ những giây phút hứng thú khi người đọc phải vỗ đùi mà kêu lên "à ra thế" khi đọc được điều gì mới lạ và đáng nhớ, tạm dịch là "khoảnh khắc bừng ngộ"?
Ngay cả với những ai có vẻ ngại ngần tư duy thì trong đời cũng từng đôi lần trải qua thứ cảm giác khó quên khi tay vỗ trán, miệng cười sảng khoái, sung sướng toàn bộ châu thân vì chợt nhận ra rõ ràng điều gì đó hay xử lý ngay tắp lự vấn đề lâu nay cứ lẩn trốn đã khiến ta loay hoay hoài, chẳng thể xuôi chiều mát mái hoặc gọi tên chính xác được.
Kết quả những nghiên cứu mới đây nuôi hy vọng có thể tạo ra các kỹ thuật nảy sinh các khoảnh khắc bừng ngộ nội tâm ấy làm tiền đề xử lý vấn đề một cách sáng tạo; nhờ sự chuẩn bị tâm thế nghiêm túc. Đúng như tuyên bố của Louis Pasteur: “Cơ hội chỉ dành cho những tâm trí chực sẵn sàng đón nhận/ Chance favors only the prepared mind”.
Hai nhà tâm lý học Hoa Kỳ John Kounios (Đại học Drexel) và Mark Jung-Beeman (Đại học Northwestern) cùng các cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Tâm lý/ Psychological Science, số tháng 4.2006.
Trước đó, họ đã giải thích các chức năng của não bộ khi người ta đạt đến giải pháp bừng ngộ nội tâm/ “Aha!” moments of insight, so với lúc thực hiện các cách xử lý tuần tự/ methodical solutions khác nhau như thế nào.
Gần đây, nhóm nghiên cứu này lại chỉ ra các mẫu hình chuyên biệt của hoạt động não bộ dẫn đến khoảnh khắc “Aha!” khởi sự sớm hơn so với thời điểm vấn đề được giải quyết; khẳng định rằng: người ta có thể chuẩn bị tâm thế để tạo nên một giải pháp “Aha!” ngay trước cả khi vấn đề được xem xét.
Như vậy là, khi chuẩn bị cho vấn đề mà người ta xử lý với sự bừng ngộ nội tâm, các mẫu hình hoạt động của não cho thấy họ đang âm thầm tập trung chú ý, để sẵn sàng chuyển sang các kênh tư duy mới và có lẽ, đang làm tắt lặng mọi ý nghĩ không thích ứng.
Những phát hiện trên quan trọng ở chỗ chúng chứng tỏ người ta có thể chuẩn bị tâm thế với các phong cách tư duy khác nhau, và các sự khác nhau ấy được định dạng bằng các mẫu hình chuyên biệt của hoạt động não bộ. Nghiên cứu giúp ta hiểu về cách thức đưa bản thân mình vào sự tùy chọn “khung tâm trí/ frame of mind” trong việc xử lý các kiểu vấn đề cụ thể.
Kết quả nghiên cứu trước đây của nhóm đã vén lộ việc để chỉ ưu tiên cho giải pháp “Aha!”, sau khi một người đã và đang không ngừng tìm kiếm giải pháp của vấn đề, não bộ tạm thời giảm thiểu các nguồn gây kích thích thị giác/ visual inputs với một tác động tương tự một người nhắm mắt lại hay nhìn chăm chăm nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho sự hợp trội/ emergence vào tính ý thức của giải pháp.
Nghiên cứu mới nhất mở rộng những phát hiện vừa nêu bằng khuyến nghị rằng: sự chuẩn bị tâm thế bao gồm việc tập trung chú ý bên trong, đẩy mạnh sự bừng sáng nội tâm ngay cả khi ưu tiên trình bày một vấn đề.
Do vậy, dường như là cái cách người ta suy tư trước lúc bắt tay giải quyết vấn đề cũng thật quan trọng không kém kiểu tư duy khi dồn hết tâm trí cố nắm bắt vấn đề; và có lẽ, thậm chí với việc quyết định có hay không giải pháp sẽ nhận được từ sự bừng ngộ nội tâm thình lình.
Những người tham gia thực nghiệm được giới thiệu với một dãy từ rắc rối trong trò chơi đố chữ. Mỗi vấn đề gồm 3 từ (ví dụ, xe tăng/ tank, quả đồi/ hill, bí mật/ secret), và nhiệm vụ của họ là phải tìm một từ đơn nào đó có thể thiết lập thành một danh từ kép hoặc cụm từ thông dụng với mỗi một từ vừa nêu.
Kết quả, đối tượng tham gia thực nghiệm thi thoảng hướng đến kiểu bừng ngộ nội tâm- giải pháp bất chợt “đánh bốp” vào đầu họ và dường như cực kỳ chính xác, đôi khi lại xử lý vấn đề một cách tuần tự hơn, dạng “thử nghiệm” / “trying out” cho đến khi đạt được từ đúng mới thôi (cụ thể ở đây, là từ top/ vị trí cao nhất: tank top/ nắp xe tăng, hilltop/ đỉnh đồi, top secret/ tuyệt mật).
Với các thực nghiệm liên quan nêu trên, trong lúc người tham gia lo xử lý vấn đề đặt ra thì hoạt động não bộ của họ được máy điện não đồ (EEG: Electroencephalograms) ghi lại thông tin thời gian chính xác và thông tin tự động gần đúng, hoặc với máy chức năng hình ảnh cộng hưởng từ (fMRI: functional magnetic resonance imaging) có nhiệm vụ cung cấp một vị trí rõ ràng hơn các vùng hoạt động của não bộ nhưng với định lượng thời gian không chính xác bằng. Các nhà nghiên cứu chú tâm vào họat động của tế bào thần kinh neuron xuất hiện suốt giai đoạn ngay trước khi mỗi vấn đề lộ ra.
Sự chuẩn bị tâm thế đưa đến giải pháp bừng ngộ nội tâm chủ yếu được đặc trưng bởi mức độ tăng cường hoạt động não bộ ở những vùng thuộc thùy thái dương/ temporal lobe areas có liên quan tới tiến trình xử lý khái niệm/ conceptual processing, và tại những vùng thuộc thùy trán/ frontal lobe areas gắn bó với việc kiểm soát ý thức hoặc “tiến trình xử lý từ trên xuống dưới”/ “top-down” processing. Jung-Beeman lưu ý rằng, “những người chuyên xử lý vấn đề có thể sử dụng việc kiểm soát ý thức để chuyển kênh tư duy khi mắc kẹt vào vấn đề, hoặc có khả năng ngăn đè những ý nghĩ không thích ứng, khi chúng dính dấp đến vấn đề trước đây.”
Ngược lại, sự chuẩn bị tâm thế dẫn đến những giải pháp mang tính tuần tự hơn đã làm tăng mức độ hoạt động tế bào thần kinh trong vỏ thị giác/ visual cortex nằm ở phần sau của não bộ- điều này chứng tỏ là sự chuẩn bị cho việc giải quyết vấn đề thận trọng, cân nhắc hoàn toàn bao hàm tiêu điểm chú ý hướng ngoại thể hiện trên màn hình video khi vấn đề được tỏ lộ.
Rốt cục, như những ai từng trải nghiệm lối tư duy sáng tạo đều biết: đôi khi sự sáng tạo thật trơ khấc, lúc lại tuôn chảy thoải mái. Và suốt những thời điểm vừa nói sau cùng, người ta thường kinh qua các khoảnh khắc được gọi là “Aha!”.
Và kết quả nghiên cứu trên càng chứng thực cho câu nói của nhà bác học Pháp Louis Pasteur, lời tuyên bố hàm nghĩa những khoảnh khắc bừng ngộ nội tâm không tự thân xảy đến mà nó là sản phẩm của một quá trình chuẩn bị tâm thế tư duy sáng tạo.

GERANIUM - PHONG LỮ

Sự ưu ái

Em tôi kiều lệ mất rồi
Hoa phong lữ thảo anh bùi ngùi trao
Bến sông em đã xa vời
Đóa hoa hiu quạnh bên trời nhớ thương
(ROBERT BOWNING, 1812-1889)

Tên tiếng Việt: Phong lữ thảo, thiên trúc quỳ.

Tên tiếng Anh: Geranium.

Họ: Geraniaceae.

Chi: Geranium (chi Mỏ Hạc).

Phong lữ màu sẫm - u sầu.

Phong lữ lá sồi - Tình bạn chân thành.

Phong lữ đỏ hoặc hồng - Ưu ái.

Phong lữ đỏ tươi - An ủi, vỗ về.

http://artfiles.art.com/images/-/Van-Houtt/Pink-Geranium-I-Print-C12256235.jpeg

Phong lữ - hay có người còn gọi là Phong lữ thảo, Thiên trúc quỳ - là loại hoa được trồng trong vườn, có những bông hoa màu sắc khác nhau và đầy lôi cuốn, có lá hình thùy. Hoa phong lữ có nhiều ý nghĩa vì sự đa dạng của chính nó. Loại phổ biến và được ưa chuộng nhất có hương rất thơm và thường là màu hồng hoặc đỏ, biểu tượng của “sự ưu ái”. Trong tiếng Anh, nó được gọi dưới tên Geranium do xuất xứ từ chữ Hy Lạp "geranos" nghĩa là con sếu, vì trái của loại cây này trông tương tự như mỏ con chim sếu, và do vậy nó còn có biệt danh là Cranesbill (mỏ sếu ).

http://juliaswartz.com/images/products/Geranium_flower_watercolor_painting_L.jpg

Phong lữ mang biểu tượng “sự ưu ái” chính là vì sự mềm mại của những chiếc lá, vẻ đẹp của bông hoa và mùi hương rất dễ chịu của nó. Khi chà xát lá vào các ngón tay, lá sẽ cho một mùi hương thú vị.

Cây Phong Lữ có những chiếc lá xanh mướt to tròn mềm mại dịu dàng. Hoa Phong Lữ có nhiều màu. Có loài hoa màu đỏ, đỏ cam, cam, nhưng trông không thích bằng màu hồng này. Hoa này màu hồng mới lớn trông e ấp.Cụm hoa Phong Lữ vươn thẳng trên đám lá, với năm bảy cái hoa năm cánh không đều nhau. Giống như ai đã gói những bông hoa nhỏ lại thành một cụm hoa cầm tay của cô dâu búp bê.Những cái nụ, những cái nụ mới thật xinh. Nụ Phong Lữ khe khẽ cúi đầu, cong xuống, nép mình dưới cụm hoa đã nở. Trông nó như cô dâu e lệ, nép mình sau cánh cửa chờ đến giờ ra mắt.

http://www.dickidol.com/images/Product/Natural%20Creations/NC42%20Geranium-Ceramic.JPG

Đặc biệt, có một loài phong lữ màu đỏ tươi rói, cũng rất được phổ biến và ưa chuộng, nhưng trong ngôn ngữ các loài hoa, nó lại mang tên “sự ngu ngốc”. Có truyền thuyết cho rằng sỡ dĩ Phong lữ chủ yếu có màu đỏ hoặc hồng, đó là vì Mohanmmed (đấng tiên tri Ả rập, người sáng lập đạo Hồi ) có một lần phơi áo trên một luống hoa Cẩm quỳ. Những bông hoa liền đỏ bừng lên vì hãnh diện va không bao giờ mất đi sắc đỏ đó. Ở vùng Địa Trung Hải, loài hoa này mọc trên những bức tường đá hoặc túa ra từ những chậu bằng đất nung, và màu sắc đỏ hồng của vô số các cánh hoa này dễ tạo ra trong lòng người tâm trạng tưng bừng của những ngày lễ hội .

(Đọc thêm về chi mỏ hạc)

Chi Mỏ hạc

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Giới (regnum): Plantae.

Ngành (divisio): Magnoliophyta.

Lớp (class): Magnoliopsida.

Bộ (ordo): Geraniales.

Họ (familia): Geraniaceae.

Chi (genus): Geranium.

Hình:Illustration Geranium phaeum0.jpg

Chi Mỏ hạc có danh pháp khoa học là Geranium chứa khoảng 422 loài thực vật sống một năm, hai năm hoặc lâu năm, được tìm thấy chủ yếu tại vùng ôn đới cũng như khu vực miền núi của vùng nhiệt đới, chủ yếu tại phần miền đông của khu vực Địa Trung Hải. Các loài thực vật có hoa đẹp này có thể mọc trên bất kỳ loại đấtkhông bị úng nước nào. Sự nhân giống của chúng được thực hiện nhờ các cành giâm vào mùa hè hay bằng hạt về mùa thu hay mùa xuân.

Các loài mỏ hạc bị ấu trùng của một số loài côn trùng thuộc bộ Lepidoptera phá hại, bao gồm Euproctis chrysorrhoea Amphipyra tragopoginis.

Tên gọi "mỏ hạc" có nguồn gốc từ bề ngoài của đầu hạt, nó có hình dáng như mỏ của con hạc (sếu). Tên khoa học của chi này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp geranos, có nghĩa là 'con hạc, con sếu'. Các lá dài, dạng chân vịt có vết nứt nói chung có hình tròn. Hoa của chúng có màu hồng, lam hay trắng với 5 cánh hoa.

http://www.swsbm.com/images/Walcott/Geranium_viscosissimum.jpg

Geranium và Phong lữ

Một điều dễ gây nhầm lẫn là từ "Geranium" trong tiếng Anh còn được dịch sang tiếng Việt là phong lữ hay phong lữ thảo, là tên gọi của loài Pelargonium inquinans thuộc chi Pelargonium, do trước đây loài/chi này cũng được phân loại là nằm trong chi Mỏ hạc. Điều lầm lẫn tương tự cũng xảy ra trong tiếng Anh khi từ Geranium trong cách hiểu thông thường lại là tên gọi thông dụng của các loài trong chi Pelargonium. Lưu ý rằng phong lữ còn là tên gọi của một họ thực vật là Gesneriaceae và trong tên gọi của một loài thực vật khác trong chi Cymbopogon là cỏ phong lữ Cymbopogon martini. Tại Hoa Kỳ, các loài mỏ hạc (Geranium thực thụ) nói chung được phân biệt với các loài quỳ thiên trúc ít cứng hơn (chi Pelargonium) với tên gọi là "hardy geranium" do những người làm vườn và trồng/bán cây cảnh nghĩ ra. Người ta cũng có thể phân biệt chúng bằng cách nhìn vào hoa: Các Geranium thực thụ có hoa đối xứng, trong khi các Pelargonium có các cánh hoa không đều hay có vết đốm. Các thành viên khác trước đây được đưa vào chi này, hiện nay được phân loại trong chi Erodium, có tên gọi trong tiếng Anh là filaree tại Bắc Mỹ.

(Sưu tầm trên internet)

Image of Hardy Geranium Mix

Image of Hardy Geranium Birch's Double

Image of Geranium Southcombe Double

Image of Hardy Geranium Double Jewel

Image of Hardy Geranium Johnson's Blue

Image of Hardy Geranium Jolly Bee PP#12148

Image of Hardy Geranium Patricia

Image of Hardy Geranium Pratense Splish Splash

Image of Hardy Geranium Sanguineum Striatum

Image of Hardy Geranium Sweet Heidi

Image of Hardy Geranium Platypetalum

PANSY - HOA BƯỚM

Nh Nhung

Phân loại khoa học:

· Giới: Plantae.

· Lớp: Magnoliopsida.

· Bộ: Violales.

· Họ: Violaceae

· Loại: Viola.

· Hình dạng: V. tricolor.

· Phân loài: V. t. hortensis.

Tên khoa học: Viola x wittrockiana.

Tên tiếng Anh : Pansy Tên tiếng Việt : Hoa Bướm, Păng-xê, Tử La Lan.

Tên tiếng Pháp : Pensée.

Tên Latin : Violatricolor.

Biệt danh : "Heartsease" - Sự thanh thản, “khuôn mặt đẹp của thiên thần”.

Biểu tượng : Vật kỷ niệm.

Ý nghĩa : Tương tư.

Thông điệp : Nhớ về em (Thinking of You); Người đã chiếm giữ mọi ý nghĩ của tôi.

Loại hoa mà ngày nay chúng ta biết đến với cái tên pansy - mệnh danh là "khuôn mặt của thiên thần" - có nguồn gốc từ hoa violet 3 màu. Vào năm 1810, ông T. Thompson lai tạo Viola lutea với Viola altaica và tạo ra loài hoa mà hiện giờ chúng ta gọi là Pansy.

Họ hoa này có 16 giống gồm 800 loại. Họ Violaceae khá nổi tiếng nhờ trong họ có 2 loài hoa là pansy (Viola tricolor) và violet (Viola sp). "Họ pansy" là tên do chiaki đặt dựa trên tên hoa đặc trưng nhất của họ là hoa pansy, còn "Violaceae" được dịch là "họ cây hoa có hình cánh bướm hoặc hoa tím, thân thảo".

Có một điều rất thú vị về hoa violet là loài hoa này có khả năng "tự bảo vệ". Vào cuối mùa hè, nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sự phát triển của hoa thì violet có thể cho ra những nụ không bao giờ nở. Điều này làm cho nhị hoa rất gần với nhụy hoa trong cấu tạo bông.

Đặc điểm sinh học của họ hoa: Hoa trong họ này có cánh đối xứng và có những nụ hoa không bao giờ nở. Có 5 cánh riêng biệt và 5 đài hoa. Có một cựa ở cánh hoa thấp nhất. Nhị hoa dính xung quanh bộ nhụy. Nhụy có 1 ngăn chứa 3 lá noãn. Hoa có bầu thượng. Bao phấn có nắp. Bộ nhị rất gần với nhụy hoa.

Hoa Bướm, có lẽ vì cánh hoa nhiều màu sắc, mỏng mượt như nhung và có hình dạng như con bướm đang đậu trên cành. Hoa Bướm còn được gọi là Tử La Lan, nhưng thông dụng hơn là hoa Păng-xê. Tên Păng-xê có nguồn gốc từ "Pensée" trong tiếng Pháp (sự tơ tưởng, nhớ nhung). Chữ "tricolor" trong tên Latin Violatricolor là "ba màu" và Viola do hoa thuộc họ hoa tím Violet.Tuy số lượng ba màu ở mỗi hoa không bao giờ thay đổi và đã trở thành đặc trưng của hoa Pensée, nhưng ba màu này được "tổ hợp ngẫu nhiên" từ các màu tím, đen, đỏ, vàng, xanh, trắng, cam để tạo nên nhiều giống hoa Pensée với những màu sắc lạ, rất hấp dẫn.

Người đời đã yêu mến tặng cho loài hoa này nhiều biệt danh khác nhau, mà quen thuộc nhất có lẽ là "Heartsease", bởi vì người ta tin rằng những cánh hoa hình trái tim này có phép màu tình yêu kỳ diệu, có thể chữa lành những trái tim tan vỡ, an ủi những nỗi đau tình yêu, và nhất là, nếu bạn luôn giữ chúng bên mình thì bạn sẽ chắc chắn nhận được tình yêu của người mình yêu. Pansy là một thành phần trong "Bùa Yêu" của người Celt (ở Anh). Chính Shakespeare cũng đã đưa ý tưởng này vào trong vở kịch nổi tiếng "Giấc Mộng Đêm Hè" - với vài giọt nước cốt hoa Pansy nhỏ lên mắt khi say ngủ, Titania đã yêu "sinh vật đầu tiên mà nàng nhìn thấy".

Theo một truyền thuyết của Đức, ngày xưa Pansy có mùi hương thơm ngào ngạt. Người ta kéo nhau đi từ hàng dặm xa đến chỉ để được ngửi mùi hương đó. Nhưng chính vì vậy mà lớp cỏ xung quanh bị giẫm nát, tàn phá. Pansy cầu xin Chúa giúp đỡ những ngọn cỏ mong manh đó. Thế là, từ đó, Chúa lấy đi hương thơm của Pansy, nhưng bù lại cho nó một vẻ đẹp tuyệt vời.

Păng-xê là một bông hoa Tình Yêu làm người ta liên tưởng đến thánh Valentine. Từ lâu, bông hoa đã được những người đang yêu trao gửi cho nhau như lời nhắn nhủ thương nhớ "Thinking of You". Tuy nhiên, theo dân gian, người ta cho rằng không nên hái đóa hoa Păng-xê khi trên nó có đọng giọt sương, bởi vì như thế có thể gây nên cái chết của người yêu và rất nhiều nước mắt sẽ phải tuôn rơi...

Hoa Pensée được đưa từ Pháp vào nước ta hồi đầu thế kỷ 20 và đã thích nghi với một số nơi như Sapa, Ba Vì, Tam Đảo và các tỉnh Tây Nguyên. Đặc biệt, Đà Lạt với điều kiện khí hậu quanh năm mát mẻ ôn hòa đã được coi là quê hương thứ hai của loài hoa này.

Theo truyền thuyết, Pensée là tên một sứ thần có tư duy sâu sắc và có cách ứng xử tế nhị .... Ngày nay, người đàn ông nào tặng hoa Pensée cho một phụ nữ là có ý khẳng định tình cảm và hi vọng của mình. Còn người phụ nữ nào nhận hoa Pensée thì điều cô ấy muốn nói là: "Tôi đang trong sự mong chờ về một điều gì đó

Ở Đà Lạt, hoa Pensée gần như có quanh năm, nhưng đẹp nhất là vào những tháng mùa khô, trời nắng hanh, se lạnh .... Du khách hay gặp Pensée ở vườn Bích Câu, thác Prenn, thung lũng Tình Yêu .... nhưng trước đây nó được trồng nhiều ở trạm khí tượng và khảo cứu nông nghiệp Dankir, khách sạn Palace à Trường Lycée Yersin ....

Lứa tuổi "mực tím" cũng rất thích loài hoa này, hay ép hao Pensée vào trong sách vở hoặc lưu bút và vì thế ở Đà Lạt hoa Pensée còn có tên là hoa học trò.

Hoa Pensée được trồng bằng hạt, giâm cành hoặc có thể bằng công nghệ cấy mô. Nhưng nhìn chung các nghệ nhân và nhà sản xuất hoa vẫn thích trồng Pensée từ hạt, vì mỗi lô hạt giống của loài hoa này luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ thú vị ... Hạt hoa Pensée rất quí, thường nhập từ Pháp, Hà Lan và gần đây đồng bào ta ở Bắc Mỹ cũng đã gửi giống về....

(Sưu tầm trên internet)

pansy5 by you.

garden pansy by you.

PETUNIA - DÃ YÊN THẢO

Anger and Resentment
B4040-Petunia by you.

Tên Việt Nam: Dã yên thảo (hay d yến tho).

Tên tiếng Anh: Petunia

Họ: Solanaceae (cà).

Tên khoa học: Petunia hybryda.

Petunia-Tidal-Wave by you.

Xuất xứ:

Dã yên thảo là cây bản địa của các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ở khu vực Nam Mỹ.

Đặc điểm sinh học:

Dã yên thảo là cây thân cỏ, thường được trồng trong chậu để trang trí cho các khu vườn và là cây hàng năm. Phần lớn Dã yên thảo chúng ta trồng ngày nay là Dã yên thảo đã được lai tạo từ Petunia axillaris, P. violaceaP. inflata.

Dã yên thảo được chia thành 2 kiểu cây:

  • Dã yên thảo kép: cây thân leo, hoa lớn với nhiều cánh (grandiflora), đường kính của hoa có thể lên tới 13 cm.

  • Dã yên thảo đơn: cây bụi, có rất nhiều hoa nhưng hoa chỉ có một lớp cánh (mulitflora), đường kính của hoa khoảng 5 – 7.5 cm, dễ trồng và ít bị ảnh hưởng bởi sâu bọ.

petunia bordeaux patio by you.

Hoa dã yên thảo gốc có hình phễu, nhưng các loại dã yên thảo lai tạo có hình dáng đa dạng và phong phú hơn nhiều. Cánh có thể đơn lớp hoặc đa lớp, dạng gợn sóng. Hoa có thể có sọc, đốm hoặc viền quanh cánh với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ tía, màu hoa cà, màu oải hương, hồng, đỏ, trắng, vàng. Khi chạm vào lá và cuống hoa thấy hơi dính và có mùi thơm rất khác biệt.

Người ta thường trồng dã yên thảo làm viền quanh cho khu vườn hoặc trồng thành từng luống. Loại dã yên thảo cánh kép có thể trồng trong các chậu để trang trí, chậu hoa treo trong nhà, trong vườn vì là thân leo, sẽ rủ xuống rất đẹp.

Cách trồng và chăm sóc:

Gieo hạt trong nhà vào những khay nhỏ và mang trồng ngoài vườn khi hết sương giá. Khi trồng ngoài vườn nhớ để khoảng cách giữa các cây 30 – 45 cm. Cũng có thể gieo hạt và trồng luôn trong chậu. Với dã yên thảo dạng bụi nhớ kiếm cái chậu nào lớn lớn một chút. Ngắt ngọn để kích thích cây mọc thành bụi. Cắt thân khoảng 15 cm tính từ cuống hoa khi thấy các cành lan dài, mọc không đều, xô lệch vào giữa mùa hoa. Dã yên thảo là cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Dã yên thảo có hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc.

(Sưu tầm trên internet).