Subscribe

RSS Feed (xml)

Powered By

Skin Design:
Free Blogger Skins

Powered by Blogger

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009

BATTING AVERAGE

Một thuật ngữ trong Slumdog. Chẳng biết nên dịch như thế nào, liệu "số đánh bóng trung bình" có hợp lý không nhỉ? Vì theo wiki nó là "là một số dùng trong các thể thao như cricket hay bóng chày để đo mức xuất sắc của một người đánh banh. Số trung bình được tính theo số điểm tổng cộng cho của người đánh banh chia cho số lần mà người đánh banh bị loại. Một ngươi đánh banh mười lần và đạt được 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 điểm. Mổi lần bị loại Vậy thì tổng cộng là 55 điểm và bị loại mười lần. Vậy thì số trung bình là 55/10= 5.50.
Trong trường hợp mà người đánh banh chỉ bị loại lần thứ nhất, thì số trung bình là 55/1 = 55.00.
Trong cricket, mục đích là được nhiều điểm và không bị loại. Vậy thì, số trung bình càng cao, thì người đánh banh càng xuất sắc."

POK - PAKISTANI OCCUPIED-KASHMIR

(Bài viết này từ tháng 12 năm 2008)


Hai cường quốc nguyên tử ở Á châu, Ấn Độ và Pakistan, đã cùng tiến gần đến một cuộc chiến tranh sau vụ bọn khủng bố ngày 26.11.2008 tấn công vào thành phố thương mại Mumbai của Ấn Độ. Các phi công Ấn Độ đã chuẩn bị oanh tạc các mục tiêu ở Pakistan vào những ngày cuối tháng 11 vừa qua.


Sự kiện trên đã được CNN viết ở các trang vi tính của cơ sở thông tin này với lời xác quyết rằng các nguồn tin xuất xứ từ bộ quốc phòng Hoa Kỳ tại Ngũ Giác Đài (Pentagon).

Vâng, ba nguồn tin khác nhau từ Pentagon đều tường thuật với CNN rằng Ấn Độ đã chuẩn bị hoàn tất một cuộc tấn công qui mô vào Pakistan. Tuy những kế hoạch quân sự ấy đã bị cải chính, nhưng theo CNN, Ấn Độ và Pakistan đã cận kề một cuộc chiến tranh, quá gần hơn bao giờ hết.

Wajid Shamsul Hassan, đại sứ Pakistan ở London, thủ đô nước Anh, đã quả quyết rằng: “Có những bằng chứng là Ấn Độ đã hoạch định tấn công các mục tiêu quân sự ở Pakistan”. Ông nói thêm với ký giả đài BBC: ”Chúng tôi đã được các bạn hữu cho biết về sự khả thể một cuộc tấn công chớp nhoáng vào một số vùng, những nơi mà họ tình nghi có các trại huấn luyện”.

Thứ Bảy tuần qua, chính quyền Pakistan lại một lần nữa tố cáo Ấn Độ đã vi phạm không phận của nước này. Theo không lực Pakistan, ít nhất một - nhưng cũng có thể nhiều - chiến đấu cơ Ấn Độ đã vượt biên giới, vùng Kashmir, bay vào sâu lãnh thổ Pakistan. Quân đội Pakistan đã được đặt trong tình trạng ”báo động đỏ”.

Mối liên hệ hiện nay giữa hai nước láng giềng này được mô tả là tiếp tục ”rất lạnh nhạt”, ”bất định” và ”vô cùng căng thẳng”.

Chính quyền Ấn Độ đòi hỏi Pakistan phải triệt hạ các nhóm khủng bố vốn bị tình nghi là đã chủ mưu cuộc tấn công ở Mumbai, gây tử thương cho 195 nạn nhân vô tội. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cuối tuần qua cũng đã tuyên bố rằng ông ước mong một sự liên hệ tốt đẹp hơn với Pakistan nhưng với điều kiện nước láng giềng này trước hết phải ngăn chận các trại huấn luyện khủng bố hiện hoạt động ở đấy. Theo BBC News, thủ tướng Singh đã phát biểu như sau nhân chuyến viếng thăm khu vực Kashmir sôi động: ”Mối quan hệ của chúng tôi với Pakistan không thể được bình thường hóa trước khi hàng xóm của chúng tôi chấm dứt việc cho phép lãnh thổ của họ được sử dụng vào việc hoạch định các cuộc tấn công khủng bố vào đất nước chúng tôi.”

Tổng thống Asif Ali Zardari của Pakistan đã nhiều lần tuyên bố rằng ông sẽ triệt hạ các nhóm khủng bố nếu có bằng chứng chúng dính líu tới vụ tấn công Mumbai. Ông cũng bầy tỏ nỗi lo lắng là các nhóm cực đoan đang cố gắng khiêu khích hầu đưa đẩy một cuộc chiến tranh đại qui mô giữa Ấn Độ và Pakistan. Tuy nhiên tổng thống Zardari lại ”hà tiện” lời nói về các kế hoạch hành động cụ thể. Theo đó, được đánh giá là cần thiết một cuộc tấn công quyết liệt vào một trại huấn luyện nằm bên ngoài vùng Muzaffarabad, cạnh phần-Kashmir do Pakistan kiểm soát nếu như chính quyền Pakistan muốn thanh toán các hệ thống khủng bố vốn vẫn bị xem là đầu não của các vụ tấn cống vào nước láng giềng Ấn Độ. Tuy vậy chính quyền Pakistan cũng đã ra lệnh đóng cửa tất cả văn phòng của nhóm Jamaat u-Dawa ở thành phố Karachi. Không chỉ Hoa Kỳ mà cả Liên Hiệp Quốc cũng đã đóng ấn Jamaat u-Dawa trong danh sách các tổ chức khủng bố. Chính Jamaat u-Dawa vẫn tài trợ cho nhiều trung tâm tôn giáo vốn liên hệ chặt chẽ với nhóm khủng bố Lashkar-i-Taiba; tổ chức này bị xét định đã chủ động cuộc tấn công đẫm máu ở Mumbai. Một trong những mục tiêu chiến đấu của nhóm Lashkar-i-Taiba là đòi hỏi sự độc lập cho toàn địa phương Kashmir (*).

Về phía Ấn Độ, ngoài việc đòi hỏi Pakistan giao nạp khoảng 40 nghi can trong vụ tấn công Mumbai. Trong bài diễn văn ở quốc hội, chính khách Mukherjee đã khơi động toàn thể dân biểu hiện diện khi đặt câu hỏi tại sao Ấn Độ chưa tấn công Pakistan bằng quân sự. Ông này còn nhấn mạnh chẳng ích lợi gì khi chính phủ ở Islamabad cứ chối dài mỗi vụ nhúng tay.

Ngoài ra, Ấn Độ rất có thể sẽ thực hiện việc thiết lập bức tường dọc theo biên giới Ấn Độ-Pakistan nhằm ngăn chận việc nhập nội lén lút và bất hợp pháp của đối phương từ mạn Pakistan.

Theo lịch sử của Ấn Độ và Pakistan, họ vốn là ”anh em ruột” (giống trường hợp Do Thái và Palestina). Năm 1947 đế quốc Anh trao trả độc lập cho thuộc địa này nhưng lại phân chia thành hai quốc gia - Ấn Độ (lấy Hindu làm tôn giáo chính, với 81,3% tín đồ trong tổng số cư dân) và Pakistan (nhận đạo Hồi làm quốc giáo, với 95% tín đồ) - để rồi từ đó biến hai nước này trở thành tử thù của nhau. Hai bên đã đụng độ nhau về quân sự cả thảy 4 lần vào những năm 1947, 1971, đặc biệt 1965 (trên 38.000 người chết) và 1999.

So sánh giữa hai đối phương, chúng ta được biết Ấn Độ rộng 3.287.590 cây số vuông (hạng 7 trên thế giới), với 1,12 tỉ người (chỉ thua Trung quốc). Diện tích của Pakistan là 803.940 cây số vuông (hạng 35), với dân số 172.800.048 (hạng 6 trên thế giới). Về kinh tế, theo tài liệu (năm 2007) của The Economist Intelligence Unit, BNP (ngân quĩ quốc gia) của Ấn Độ là 1.145,5 tỉ đô la. Phân chia BNP/năm thì mỗi người dân ”được” 1.032 đô la; mức kinh tế phát triển 9,0% /năm. Trong khi đó ở Pakistan, BNP có 128,8 tỉ đô la; mỗi đầu người ”hưởng” 697 đô la/năm. Mức độ phát triển kinh tế: 7,0%/năm.

Xét về mặt quốc phòng, quân lực Ấn Độ đứng hạng 3; Pakistan hạng 7 trên thế giới. Cả hai quốc gia đều có vũ khí nguyên tử mà theo các chuyên gia, tính tới năm 2003, Ấn Độ có từ 30 tới 40 vũ khí nguyên tử; trong khi Pakistan có từ 30 tới 65. Đó là chưa kể Pakistan có loại hỏa tiễn với tầm bắn xa 3.500 cây số.

Nay, một cuộc chiến tranh mới giữa Ấn Độ và Pakistan sẽ đưa tới hậu quả - mà ”nhỏ” là toàn vùng này sẽ càng trở nên vô cùng bất ổn khả dĩ làm cho mục tiêu mà Hoa Kỳ lãnh đạo và gọi là ”chiến tranh chống khủng bố” sẽ rất khó khăn để hoàn tất - nhưng ”lớn”, tức là một cuộc chiến tranh nguyên tử, thì cả nhân loại lâm nguy.

Bởi thế, cách riêng Hoa Kỳ và Anh quốc càng nỗ lực hơn nữa để ngăn chận tình trạng leo thang nguy hiểm giữa hai quốc gia lân bang thù địch này ở châu Á.

Theo các nguồn tin từ Pentagon, Hoa Thịnh Đốn đã khẩn thiết yêu cầu Ấn Độ hãy ”tự chế” và lời kêu gọi này dường như đã được nghe theo? Bằng chứng là trước những áp lực ngày một đè nặng của phe đối lập trong quốc hội ở New Delhi, đòi hỏi ”trừng phạt” Pakistan bằng quân sự, ngoại trưởng Ấn Độ Pranab Mukherjee đã trả lời: ”Chiến tranh chẳng phải là một thứ giải pháp”.

Cách nay hai tuần, thủ tướng Anh Gordon Brown đã vội vã kinh lý thủ đô New Delhi của Ấn Độ nhằm xoa dịu dư luận và trấn an các cơn bất bình. Ít ngày sau, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John Kerry, tân chủ tịch ủy ban Ngoại Giao ở Thượng Viện, cũng đã đặt chân tới cùng địa điểm. Ông đã mau mắn đưa ra những lời kêu gọi Pakistan là hãy đánh giá một cách nghiêm trọng mối đe dọa khủng bố và ông Kerry yêu cầu hãy đặt tổ chức tình báo ISI của Pakistan dưới sự kiểm soát của chính quyền trong một phạm vi rộng rãi hơn hiện nay. Được biết, ISI vốn bị tình nghi là vẫn quan hệ chặt chẽ với Lashkar-i-Taiba trước khi tổ chức này bị trục xuất. Ngày nay ISI hoạt động gần như không lệ thuộc chút nào vào chính quyền dân sự ở Pakistan. Tổng thống Asif Ali Zardari từ đầu năm nay đã cố gắng đưa ISI sáp nhập vào bộ nội vụ, nhưng không thành công. Ông đã phải đầu hàng trước những phản đối mạnh mẽ của các nhân vật quyền lực quốc phòng.

Cùng thời gian trên, ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleeza Rice cũng đã tới Islamabad, thủ đô Pakistan. Nhân dịp này, hướng về cả hai đồng minh thân cận của Hoa Kỳ:

- Với Pakistan, bà nhấn mạnh: ”Pakistan phải tự quyết định phải hành động ra sao, tuy nhiên cần phải có những phản ứng mạnh mẽ và hữu hiệu”.

- Với Ấn Độ, bà cảnh giác về ”những phản ứng theo mức độ đưa tới sự khiêu khích những hậu quả khôn lường”.

Và sau hết bà kêu gọi: ”Đây là lúc mà tất cả phải hợp tác. Việc này phải diễn ra trong sự thành thật trọn vẹn. Và điều này liên quan đặc biệt tới Pakistan”.

(*) - Kashmir hay Kasjmir là vùng triền miên bất ổn và từ năm 1947 thường xuyên là động lực của các cuộc xung đột đẫm máu đồng thời là nguồn gốc của những cuộc tranh chấp quyền lợi, xung đột về tôn giáo, sắc tộc. Nguyên nhân chính yếu là Kashmir ”được” phân chia thành 3 miền mà chủ quyền thuộc 3 nước khác nhau: Ấn Độ chiếm phần trung tâm và miền Nam (Jammu và Kashmir). Pakistan kiểm soát miền Tây-Bắc (mà Ấn Độ gọi là ”Pakistani occupied-Kashmir”). Trung Cộng làm chủ miền Đông-Bắc (Aksai Chim).