Subscribe

RSS Feed (xml)

Powered By

Skin Design:
Free Blogger Skins

Powered by Blogger

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Cảnh sát Mỹ

Song tren dat My » Cảnh sát Mỹ

Chính quyền địa phương Mỹ cấp thành phố được tổ chức như những pháp nhân độc lập về tài chánh - như những công ty, có lời có lỗ có cổ phần bán cho công chúng, và có lúc cũng… phá sản!

Cảnh sát của thành phố là công nhân của thành phố, bảo vệ luật hiện hành và ăn lương của thành phố, và đặc biệt thành phố chịu trách nhiệm nhân viên công lực của mình trươc pháp luật của bang và của liên bang. Mặc dầu có trợ cấp của bang và liên bang, thành phố nghèo có cs (cảnh sát) nghèo, thành phố giàu có cs giàu. Thành phố tuyển nhân viên cs như tuyển bất cứ nhân viên nào khác, dựa trên khả năng nghề nghiệp. Thường thì là cựu quân nhân hay học sinh tốt nghiệp trường cảnh sát ở các địa phương gọi là hoc viện cảnh sát (police accademies). Huấn luyện tại chổ theo quy tắc gắt gao, và thủ tục phải theo khi hành sự phải đuợc tuân theo triệt để. Có nghĩa là làm gì cũng “theo bài bản” không thể tùy hứng, tùy tình cảm. Làm ra ngoài sẽ bị nghiêm phạt, nội bộ như lương bổng hay ngạch trật, hay ra pháp luật như bất cứ ai.
Như đã nói trong post trước, cs có lương cao - vì chuyên môn tay nghề cao* - và nhiều quyền lợi và hưu bổng bảo đảm và hậu, nên không bị cám dỗ của tham nhũng, và cẩn thận làm sao cho giữ được không mất việc. Lý do mất việc dễ nhất là bị… dân thưa.
Khi bị dân thưa thì thành phố, như người chủ của cs, sẽ phải tốn chi phí ra tòa và nếu thua sẽ phải bồi thường bằng tiền của công quỹ thành phố - là tiền thuế của dân! Cho nên chính quyền thành phố phải cố gắng kiểm soát cs của mình nếu không thì sẽ… mất chính quyền.

Đến đây xin đề cập đến cs trên phim ảnh Mỹ được đem chiếu trên cùng khắp thế giới để bạn dễ liên tưỡng. Bạn thấy có cảnh sát (police), có FBI, có sheriff v.v… chắc bạn có thắc mắc đôi chút: khác nhau như thế nào. Sau đây xin thưa một cách đại khái nhưng để bạn có khái niệm rộng (overview) nếu muốn chi tiết hơn xin vào từng tên gọi trong wikipedia cũngđược.

Mỹ có chính quyền (và luật) liên bang, chính quyền (và luật) tiểu bang, sau cùng là chính quyền quận và thành phố, cũng có luật riêng. Thế thì, mỗi luật có cơ quan chấp hành luật đó, đo đó có cơ quan công lực riêng. Các cơ quan này gọi là law enforcement agency (ies). Tiếng Việt không có từ nào tương xứng, chỉ có chấp hành là gần nhất nhưng chỉ là một khía thụ động như thi hành, còn khía “áp đặt” luật thì không có. Vậy xin dùng động từ “chấp hành” để nói “thi hành và áp đặt luật”, law enforcement. Liên bang và tiểu bang có bộ luật hình sự (penal codes), cac chính quyền khác thì luật về nhà đất và thuế là chính, ngoài vài luật lặt vặt về hành chính, giao thông v.v… Quốc gia thì có luật hiến pháp, là chỉ nam tuyệt đối cho các luật khác. Đây mình nói chung về luật hình sự.

Liên bang có những cơ quan mà cac bạn thường nghe thấy trên truyền thông hay phim ảnh.

FBI: là cảnh sát liên bang, thuộc bộ nội vụ (bộ công an - Department of Justice) FBI chỉ tham gia khi có vụ vi phạm luật liên bang, trên phi cơ hay ghe tàu và nhà băng, những tội hình sự đã được nâng lên cấp luật liên bang - vì nghiêm trọng - như một số tội về ma túy, tội bắt cóc (xin xem vụ bắt cóc Lindberg), nay có thêm tội “khủng bố”, tội có tính cách kỳ thị và vi phạm nhân quyền (nay được gọi là hate crimes), và những vi phạm xuyên qua phạm vi tiểu bang, như cướp chạy qua tiểu bang khac.

US marshall: cái này nhiều người ở Mỹ còn không rõ, kể cả và nhất là phe ta kiều bào Việt. Hẵn các bạn có xem phim The fugitive, hồi truơc 1975 truyền hình quân đội Mỹ hằng tuần cũng có mang chiếu lọat show tivi nổi tiếng này. Trong phim, người săn bắt tài tử chánh là một tội phạm liên bang đang đào thoát, là một US marshall chứ không phải nhân viên FBI. Đó là vì US marshall là cơ quan công lực của tòa án liên bang. Khac nhau cái gì, bạn hỏi?
Khi chưa bắt dược một nghi can thì vụ vi phạm do FBI, như từ trong tên gọi, điều tra và truy bắt. Một khi đã bị kết tội rồi - là tội nhân - thì là do US Marshall Office quản lý, nếu trốn chạy là US marshall truy bắt*.

Các cơ quan chấp hành luật liên bang khác là cảnh sát di trú và hải quan(I.C.E. immigration and custom enforcement), Secret Service, chỉ điều tra truy lùng tội làm bạc giả và những gì liên quan đến tiền tệ. Vâng, Secret Service nghe như “mật vụ” nhưng nhiệm vụ chính chỉ là bảo vệ yếu nhân và bảo vệ đồng đô la, và không “mật” hay mờ ám gì cả. Ngoài ra sở thuế IRS và Bưu điện cũng có cảnh sát (tầm liên bang) riêng - tội có liên quan đến phương tiện là bưu điện là thuộc hình luật liên bang, dễ hiểu vì nó xuyên qua nhiều địa phận.

Đó là cảnh sát quôc gia (national police), có quyền trên khăp lãnh thổ. Các ngành cảnh sát khác là diện địa (territorial), là cảnh sát bang, quận và thành phố.

Cảnh sát bang - state polices - ở mỗi bang có tên gọi khác nhau cho có vẽ đặc trưng nhưng giống nhau về quyền hạn và nhiệm vụ. Thí dụ cảnh sát bang California gọi là California Highway Patrol*3, Texas thi gọi là Texas Rangers, Georgia thi gọi là GBI - Georgia Bureau of investigation. Và các bang cũng như liên bang cũng có cãnh sát của tòa là marshalls - chỉ làm nhiệm vụ tòa giao phó.

Quận không có police mà gọi là sheriff. Ông cò quận là ông sheriff, bầu như bầu dân cử khác, và nhân viên cảnh sát gọi là sheriff deputy (ies). To deputize là giao phó nhiệm vụ. Police dùng chỉ cảnh sát của thành phố. Nếu cac bạn du lịch Mỹ, sẽ có lúc lái xe ra những nơi mà không thấy police mà chỉ thấy xe để tên “Sheriff”. Đó là vì nhưng vùng đất đó không thuộc lãnh thổ thành phố nào, mà còn là đất “hoang” của quận, chưa có ai đến định cư khai thác, và incorporate - nghe như corporation (công ty) phải không? Đúng vậy, thành phố là một công ty*4.

Cảnh sát diện địa chấp hành luật tiểu bang, và các luật nhỏ của các nhà nước nhỏ cấp quận (counties) hay thành phố (cities). Thí dụ police thành phố sẽ bắt ăn mày hay không là do luật của thành phố, phạt vứt rác v.v… và bắt kẻ giết người (giết người không phải là tội liên bang). Khi có vi phạm tội liên bang, nhất là cướp nhà băng (ở Nam Cali số cướp nhà băng cao hơn số ngày trong một năm, cac bạn có tin không?) thì FBI sẽ chấp hành, mặc dù police thành phố sẽ là người đến truớc (first responders).

Cac cơ quan law enforcement này làm việc có hiệp đồng và trao đổi thông tin, và tất cả đều do bộ nội vụ kiểm sát cho dù không trả lương hay chỉ huy.

Đó là sơ qua những điều người công dân hiểu biết về cơ quan law enforcement. Ngừoi công dân Mỹ cũng như nuơc nào khac sống phải theo vô số luật lệ lớn nhỏ, nhưng hiểu và nhớ những điều luật căn bản của hiến pháp, bảo đãm tự do cá nhân, nên yên chí là luật địa phương cũng không thể nào trái luật hiến pháp được, do đó rất an tâm sinh sống làm ăn. Họ không cho cảnh sát là để “trị” dân, thường soi mói cảnh sát là đằng khác. Hể “xớ rớ” là kiện và kiện lên “tòa áo đỏ” là tòa liên bang hay tối cao pháp viện nếu cần. Họ xem cảnh sát như một công cụ trật tự là chính, bực mình khi bị khó khăn vì những luật nhỏ nhặt như luật đi dường đèn xanh đèn đỏ, nhưng rất nhạy gọi cảnh sát khi cần gì chút xíu, chỉ cần bấm ba con số 911 là đòi hỏi phải có cs đến ngay (5 đến 10 phút), lâu quá sẽ ra tòa thị chính phàn nàn. Họ không đồng nghĩa cảnh sát với “nhà nuớc” như ở các nước cảnh sát trị. Họ có ghét cảnh sát chăng, vẫn cứ “yêu” nhà nuoc được vì nhà nuoc có nhiều cơ quan khác, và nhất là tòa, có thể bênh vực họ và “đì” cảnh sát. Và nhà nước, chính quyền do họ quyết định và kiểm sát.

Còn tiếp chút nữa, sẽ chen vào vài chuyện mùa lễ hội.

Phụ chú:

* và nguy hiểm nghề nghiệp cao. Vừa rồi - 11/28/2009 - có 4 người cảnh sát bị bắn chết trong một tiệm đang ăn sáng và viết báo cáo ca trên laptops của mình, lý do đang điều tra. Vì nhiệm vụ là đi áp đặt luật lệ, buộc người khác theo luật và “kềm kẹp” họ, nên cảnh sát có nhiuề kẻ thù. Chắc cũng như mọi nơi thôi.

** còn CIA thì sao? CIA là cơ quan gián điệp Mỹ, không được phép hoạt động trong nội địa Mỹ. Trong nội địa thì công tác này gọi là phản gián (counter-espionage), phải giao lại cho FBI. Phản gián là một nhiệm vụ khá lớn của FBI trong thời gian chiến tranh lạnh, và nay nhất là sau vụ khủng bố vừa qua.
FBI cũng có thể xin tham gia và giúp đở cảnh sát các nước điều tra nếu công dân Mỹ là nạn nhân tội phạm xảy ra trên các nước đó.

3* nghe như là “tuần tra xa lộ” nhưng không phải. Xa lộ Interstate Mỹ có tên gọi bắt đầu băng chữ I (Interstate) là vùng đất cũa bang cũng như những xa lộ gọi là state highways, những gì xảy ra trên xa lộ Interstate và state highways thì do cảnh sát tiểu bang thụ lý, và dĩ nhiên luật giao thông trên xa lộ Interstate là do cs tiểu bang chấp hành. Nhưng không phải nhiệm vụ họ chỉ là thế. Thí dụ một nhân viên cấp tiểu bang, hay một dân cử cấp bang bị tố cáo tham nhũng thì state police sẽ thụ lý. Bạn hỏi thử người Cali Việt kiều về nước xí xọn “Mỹ góc Việt” thử có biết không?

4* trong các quôc gia lâm viên (national parks) thì cs gọi là Rangers, là cs liên bang. Án mạng hay trộm cướp trong các vùng này - thí dụ Yosemite National Park hay Yellowstone National Park - là tội liên bang (federal offenses) do park rangers thụ lý. Dĩ nhiên nghe tội liên bang là nặng, và trừng phạt thường nặng hơn tội thuoc hình luật bang, không có giảm án hay tại ngoại quản chế (parole).

Rangers là một từ ngữ đặc trưng Mỹ. Range là những cánh đồng hoang mênh mông, nhất là tại miền Tây (American West hay Far West). Rangers dùng đặt tên cho những người cảnh sát hay binh lính biệt lập, đi “lang thang” thi hành nhiệm vụ trên các cánh đồng đó. Bên Canada có từ tương tự là Mounties (Canada Mounted Police).
Sau này Mỹ đặt tên cho một số đơn vị đặc biệt trong quân đội là rangers, tuơng đương với biệt động quân, hay nói cách khác là quân dã chiến. Texas Rangers lại chỉ là cảnh sát của tiểu bang Texas (state police).