Subscribe

RSS Feed (xml)

Powered By

Skin Design:
Free Blogger Skins

Powered by Blogger

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2009

CYCLAMEN - ANH THẢO

Chi Tiên khách lai

cyclamen_persicum_by_Anguissola by you.

Phân loại khoa học:

Giới (regnum): Plantae.

Ngành (division): Magnoliophyta.

Lớp (class): Magnoliopsida.

Bộ (ordo): Ericales.

Họ (familia): Myrsinaceae.

Chi (genus): Cyclamen.

Chi Tiên khách lai (danh pháp khoa học: Cyclamen) là một chi của khoảng 20 loài trong thực vật có hoa, theo truyền thống được phân loại trong họ Anh thảo (Primulaceae), nhưng trong những năm gần đây đã được phân loại lại vào trong họ Đơn nem (Myrsinaceae). Các tên gọi phổ biến của các loài trong chi này là tiên khách lai, hoa tai thỏ, hải đường rau cải, viôlet BaTư hay anh thảo.

Cyclamen 6 by you.

Phân bổ.

Các loài tiên khách lai có nguồn gốc ở khu vực Địa Trung Hải, từ Tây Ban Nha kéo dài về phía đông tới Iran, cũng như ở khu vực đông bắc châu Phi kéo dài về phía nam tới Somalia.

Các loài tiên khách lai thường mọc trong các cánh rừng khô hay trong các bụi rậm, tại đó chúng có thể tránh được ánh nắng gay gắt. Các loài có sức chịu giá rét khác nhau, với loài chịu lạnh nhất (C. hederifolium) có thể chịu được nhiệt độ xuống tới -15°C, hay -30°C nếu được tuyết che phủ; ngược lại, loài C. somalense ở đông bắc Somalia, không chịu được sương giá.

Đặc trưng

Chúng là các loại cây thân thảo sống lâu năm có hoạt động ngủ hè, với các thân củ mọc trên mặt đất hay ngầm (xuất hiện từ trụ dưới lá mầm) đường kính 4-12 cm, từ đó sinh ra các lá vào cuối mùa đông, cũng như hoa vào mùa thu; các lá bị chết đi về mùa hè tại những khu vực nóng và khô hạn nhất ven Địa Trung Hải để bảo tồn nước. Lá hình tròn hay tam giác, dài 2-10 cm, rộng 2-7 cm, và thường điểm các đốm hình móng ngựa màu trắng bạc nhạt xung quanh phần giữa của lá. Các đốm này được một số nhà thực vật học cho là một dạng của sự ngụy trang tự nhiên để làm giảm khả năng bị động vật gặm ăn. Hoa mọc thành vòng xoắn gồm từ 3 tới 10 hoa, mỗi hoa mọc trên một cuống mảnh dẻ cao 3-12 cm, với 5 cánh hoa hợp nhất; có màu từ trắng tới hồng hay tía đỏ, phần lớn có màu hồng nhạt. Quả là loại quả nang có 5 khoang, đường kính 1-2 cm, chứa nhiều hạt dính nhớt đường kính khoảng 2 mm. Hạt được phát tán tự nhiên nhờ kiến, do chúng ăn phần cùi bao quanh hạt và làm phát tán hạt. Ấu trùng của một số loài côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) cũng phá hại các loài tiên khách lai, như Naenia typica.

Cyclamen 15 by you.

Trồng và sử dụng

Các loài tiên khách lai nói chung được trồng để lấy hoa, chúng được trồng trong chậu cả trong và ngoài nhà. Một vài loài chịu lạnh có thể trồng ngoài nhà tại các khu vực có khí hậu ôn hòa như khu vực tây bắc châu Âu và vùng ven tây bắc Thái Bình Dương.

Loài tiên khách lai được những người trồng hoa bán nhiều nhất là C. persicum, nó kém chịu lạnh. Một vài giống chọn lọc có thể có hoa màu trắng, hồng tươi, đỏ hay tía. Khi nở hoa, cần giữ chúng ở nhiệt độ dưới 20 °C (68 °F), với nhiệt độ ban đêm dao động trong khoảng từ 7 °C (44 °F) tới 15 °C (59 °F). Nhiệt độ trên 20 °C có thể khiến cây rơi vào trạng thái ngủ.

Tại nhiều khu vực trong khu vực bản địa của chúng, quần thể tiên khách lai đã bị suy giảm nghiêm trọng do bị thu hái từ hoang dã, thường là bất hợp pháp, để phục vụ cho mục đích thương mại; nên một số loài hiện nay đã rơi vào tình trạng nguy cấp. Tuy nhiên, ở một số ít các khu vực khác, các hiệp hội bảo tồn thực vật đã giáo dục người dân địa phương trong việc kiểm soát việc thu hoạch hoa một cách cẩn thận ở mức độ thích hợp, bao gồm cả việc gieo hạt cho các vụ mùa tương lai, đảm bảo cho cả sự duy trì của các quần thể hoang dại lẫn đảm bảo sự thu nhập tin cậy dài hạn. Nhiều loài tiên khách lai cũng được nhân giống trong các vườn ươm mà không gây tổn hại cho các cây hoang dại.

Các loài tiên khách lai có chứa các chất độc; chúng cũng đã được sử dụng trong y học để làm một loại thuốc sổ mạnh, nhưng độc tính của nó làm cho điều này trở thành khá nguy hiểm.

Cyclamen 17 by you.

Lưu ý:

  1. Không có quan hệ họ hàng gì với các loài hải đường thật sự thuộc chi Malus hay thu hải đường thuộc chi Begonia.
  2. Không có quan hệ họ hàng gì với các loài viôlet thật sự thuộc chi Viola.
  3. Tên gọi anh thảo trong Wikipedia được ưu tiên dành cho chi Primula.

(Sưu tầm từ vi.wikipedia.org)

Cyclamen (Hoa Anh Thảo)
Sự thiếu tự tin, nhút nhát.

Cyclamen 4 by you.
Hãy tựa đầu nơi tình yêu đã được sinh ra
Đừng nghiêng sầu giống nỗi buồn thất vọng
Hỡi em, những cánh hoa của tâm hồn bé bỏng
Dù mọc nơi nào cũng vẫn là Anh Thảo yêu thương
Ta đắm say lòng tinh khiết dâng hương
Nét e ấp của riêng em mãi mãi
Như một bài ca không bao giờ ngưng lại!
(WALTER SAVAGE LANDOR)

Tên Việt: Anh Thảo hay Anh Thảo thường, Thiên Hồng, hoa Tai thỏ.

Tên Anh: Cyclamen.

Tên Nhật: Shikuramen.

Tên khoa học: Cyclamen persicum.

Ý nghĩa: Hoa Anh thảo mang ý nghĩa “nhút nhát, thiếu tự tin” vì nó chưa bao giờ dám hướng về phía mặt trời. Ngoài ý nghĩa trên, hoa Anh thảo còn mang ý nghĩa là “sự khước từ và vĩnh biệt” (Resignation & Goodbye).

Cyclamen 16 by you.

Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy “khuôn mặt” thật sự của bông hoa anh thảo, nếu bạn không cúi xuống và nhìn ngược lên. Một loài hoa kỳ cục, cứ cúi gằm mặt xuống đất. Ngay từ khi còn là một cái nụ, nụ hoa anh thảo đã quẹo đầu như cái móc. Những cánh hoa mọc ra lại vểnh ngược lên trên, trông cứ như một cái vương miện con con.

Có khoảng 22 giống Anh thảo, lá tròn, dầy, có những đường gân trắng nhạt! Là một loại hoa sống lâu, mọc giữa thiên nhiên,trên các triền núi hoặc trong những cánh rừng thưa dưới bóng mát. Vùng Tiểu Á chiếm đại đa số các gốc hoa Anh thảo trên thế giới.

Đặc biệt loại Anh thảo miền núi (Cyclamen europameum) có màu hồng phấn, hoa nở vào mùa hè kéo dài đến đầu thu; kế đó phải nói tới loại Anh Thảo được vun xới, chăm sóc trong nhà, người ta gọi là Anh Thảo Ba tư (Cyclamen persicum), hoa này có gốc từ vùng Trung Âu, Địa Trung Hải ( không hiểu tại sao người ta lại gọi là Anh thảo Ba tư?), hoa có nhiều màu sắc : Trắng, hồng, đó tía, đỏ tím và hồng cam.

Ngoài ra Anh thảo còn được gọi là "pain- de- pourceau" (bánh mì cho heo con), giống hoa này là Anh thảo vùng Nalpes (anh thảo có lá trường xuân), khi ta bắt đầu thấy hoa nở đầu mùa, đó là báo hiệu mùa hạ đã tàn!

Người La Mã gọi hoa Anh Thảo là "tuber terrae" bởi vì rễ của nó trông giống như những củ cải trắng. Từ thế kỉ 17, người ta đã biết bào chế những "củ tươi" của cây Anh Thảo để làm thành một loại thuốc mỡ, dùng bôi vào da để tránh bị thẹo rỗ sau khi bị bệnh đậu mùa. Củ Anh Thảo còn được xay thành bột để làm bánh, bồi bổ sức khỏe, tăng khả năng sinh hoạt tình dục hay làm thực phẩm cho gia súc. Hoa Anh Thảo còn có thể dùng ngâm rượu (Cowslip wine). Cháo hoa Anh Thảo được nấu từ bột hoa, mật ong, sữa hạnh đào, nghệ tây, gạo và bột gừng, ăn bổ dưỡng. Lá cây Anh Thảo có thể ăn sống hay nấu trà uống.Rễ của Anh thảo chứa nhiều chất cyclamine, dược chất rất hiệu nghiệm trong việc dùng tẩy rửa , chống lại các vi khuẩn ăn bám đường ruột và thuốc làm nôn mửa. Nhưng khi ta dùng thái quá phân lượng thì có thể tử vong vì bộ não bị tê liệt gây ra bởi chất cyclamine! Tuyệt diệu hơn ở chổ chất cyclamine lại dễ bị tiêu huỷ bởi độ nóng, cho nên trong lịch sử rể Anh Thảo đã từng nuôi sống con người trong cơn nạn đói.

Cyclamen 11 by you.
Cyclamen 3 by you.

Vào thời thượng cổ, các vị vua chúa xứ Ba Tư rất yêu chuộng hoa Anh thảo và trong vườn ngự uyển của các Ngài thì Anh thảo chiếm một địa vị rất quan trọng. Người La- mã lại yêu thích loài hoa này vì mùi hương thơm nhẹ, khiêm nhường , có nhiều màu sắc thật quyến rũ!

Người Công Giáo lại xem Anh thảo là hình ảnh trái tim của Đức Mẹ Đồng trinh chảy máu xuống trần thế. Các nhà hoạ sĩ nổi danh flamants vào thế kỷ 17, thường rải hoa Anh thảo trên những cánh đồng bát ngát trong tranh, xem như Chúa Hài đồng đi hái hoa cùng các thiên thần bao quanh.

Mẫn cảm của sự ghen tuông! Rất đòi hỏi, hoa Anh thảo tự thán : "Sắc đẹp của người làm cho tôi phân vân và tuyệt vọng! ". Ngoài ra cũng muốn nói : "Tôi yêu những thứ hiếm hoi và khó khăn chiếm đoạt !". Tóm lại Anh thảo tượng trưng cho một tình cảm bền lâu.

(Sưu tầm trên internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét