PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: MEURSAULT - NHÂN VẬT PHI LÝ
CHƯƠNG 3: CLAMENCE - NHÂN VẬT SÁM HỐI
KẾT LUẬN: CAMUS VẪN SỐNG
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Từ rất lâu trước khi Eudip giết cha và lấy mẹ, cái phi lí đã tồn tại và thách thức hết thảy con người. Sống tức là làm cho cái phi lí sống. Và khi cái phi lí sống cũng chính là khi sự phản kháng sống. Sự phản kháng đó có thể là sự chấp nhận những gì xảy ra như Meursault; có thể là sự đấu tranh không mệt mỏi để giành lại quyền sống như Rieux; và đó cũng có thể là sự phản kháng như của Tarrou trong khát vọng đi tìm một Vị Thánh không Chúa.
Vừa thể hiện tư tưởng về cái phi lí, vừa thể hiện tư tưởng về sự phản kháng, hai nhân vật Rieux và Tarrou trong tiểu thuyết - kí sự Dịch hạch (xuất bản lần đầu năm 1947) đã trở thành hiện thân của chính Camus, tạo nên tính đa thanh cho tác phẩm. Hai nhân vật tưởng như hoàn toàn khác biệt nhưng thực ra lại có rất nhiều nét tương đồng,và có thể coi như sự phân thân của một con người - một con người ít nhiều mang dáng dấp của Camus. Vì vậy, trong chương 2 này, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích song song hai nhân vật trên hai dấu hiệu: bề trái và bề mặt. Bề trái trong các nhân vật chủ yếu là sự bất lực trong cuộc chiến chống dịch hạch; còn bề phải chính là cuộc đấu tranh chống dịch hạch, là sự phản kháng chống lại những phi lí cuộc đời.
Dịch hạch (tiểu thuyết) – Wikipedia tiếng Việt
2.1. Con người bất lực trong cuộc đấu tranh chống dịch hạch
2.1.1. Không gian sống ngột ngạt
Nhìn chung, trong các tác phẩm của mình, Camus luôn thể hiện quan niệm về một sự lưu đày nơi trần thế. Đối với ông, cõi trần vừa là vương quốc tràn ngập ánh sáng và hạnh phúc lại vừa là nơi lưu đày với sự tù túng và u tối tột độ.
Có thể có nhiều cách lí giải cho việc Camus chọn Oran làm địa điểm của toàn bộ sự kiện được đề cập trong tiểu thuyết - kí sự này; nhưng dù sao thì Oran vẫn là một thành phố mang biểu tượng, mà cái trước hết là biểu tượng cho cái bất công, vô vọng và phi lí của cuộc đời. Khác với một cảnh trí tràn đầy ánh sáng và rực rỡ sắc màu trong Người xa lạ, Oran thật sự là minh chứng cho sự bất công về mặt khí hậu. Nó là một thành phố xấu xí “vắng bóng bồ câu, cây cối, vườn tược, một thành phố không nghe thấy tiếng chim vỗ cánh hay tiếng lá cây xào xạc, tóm lại, một nơi hoàn toàn vô thưởng vô phạt” [l1;11] mà mùa xuân thì ẩm ướt, mùa hè thì nóng nực, mùa thu thì tiêu điều.
Trong thành phố đó, những người dân sống trong sầu muộn, cô đơn và máy móc; sống một cách vô hồn trong thành phố vô hồn. Thành phố Oran còn là thành phố của mặt trời; mà mặt trời, như trong những tác phẩm của Camus đã chứng minh rất rõ, là nguồn gốc của cái phi nhân trong cuộc sống. Oran hiện lên với tất cả những gì buồn chán nhất, tẻ nhạt nhất, đơn điệu nhất, vô vị nhất. Thành phố ấy như một nhà tù lạnh lùng, u ám; là một địa điểm thuận lợi cho dịch hạch xâm nhập, phát triển và tàn phá.
Thành phố Oran vốn đã mang bộ mặt lưu đày trong cuộc sống hàng ngày; lại càng trở nên phi nhân hơn trong những ngày dịch hạch. Trước khi dịch hạch tràn đến, Oran đã luôn buồn tẻ, ngột ngạt và u ám. Đến khi có sự xuất hiện của dịch hạch, thì quả thật thành phố ấy đã chìm trong không khí tang thương, hoang mang và sầu thảm. “Mây mù che kín bầu trời”, “biển cũng mất đi cái màu xanh biếc và dưới bầu trời âm u, nó loé lên những ánh bạc hoặc thép sáng chói”, “một không khí buồn đến tê tái bao phủ Oran”, “người ta cảm thấy ít nhiều bị bầu trời cầm tù” [3;48]. Trong những ngày dài ảm đạm, người dân chỉ còn biết đến quá khứ, thậm chí, họ trở nên “bực tức hiện tại, thù nghịch với quá khứ và không có tương lai” [3;99]. Trước ngày dịch hạch, Oran đã giống như một nhà tù, nhưng là một nhà tù vô hình mà người ta có thể ra hay vào bất kì lúc nào; nhưng đến khi thành phố bị cách li thì nó đã biến thành một nhà tù thật, một cái nhà tù mà người ta sống giữa cái chết, giữa sự hoảng sợ và hoang mang. Cái chết lạnh lùng, tàn nhẫn và nhanh chóng đến giật mình. Cả thành phố bị bao phủ trong bầu không khí chết chóc và thất vọng, trong sự điên cuồng và sợ hãi. Người ta không còn hi vọng, không còn niềm tin, không cố gắng. Những cá nhân nhỏ bé phó thác mình cho số mệnh, cho mặt trời và cho dịch hạch.
Suốt cả tiểu thuyết, cái nóng bức của mặt trời đã ám ảnh cả thành phố xấu xí và u buồn đó. “Mặt trời dịch hạch dập tắt mọi sắc màu và xua đuổi mọi niềm vui” [3;151]. Mặt trời đã cầm tù Oran trong sự ngột ngạt và tù túng, mặt trời kích thích mầm dịch lan tràn không kiểm soát được; và mặt trời khiến con người không còn tỉnh táo, vật vờ phó mặc cho những tháng ngày vô định.
Đặt tác phẩm trong tình hình lịch sử những năm 40 đầu thế kỉ XX; có thể thấy Oran chính là hình ảnh thu nhỏ của thế giới và dịch hạch mang ý nghĩa biểu tượng lớn hơn là một dịch bệnh thông thường. Nó là biểu tượng của chiến tranh, của nạn phát xít, khủng bố, của máu và nước mắt. Nó đã huỷ diệt bao xóm bao thôn, đã phá tan bao gia đình yên ấm, đã tước đi thanh bình, hạnh phúc và sự sống của biết bao người. Cho dù nó có qua đi thì những hậu quả mà nó để lại chẳng bao giờ xóa hết, những vết thương mà nó gây ra có lẽ mãi mãi chẳng bao giờ lành, những đổ vỡ có thể là vĩnh viễn. Nó kìm hãm sự phát triển của thế giới. Nó cầm tù cả nhân loại trong đau thương, chết chóc và mất mát. Nó gieo vào lòng người những mầm mống của một thứ dịch hạch trong tâm hồn - một thứ dịch hạch vĩnh viễn không thể chết.
2.1.2. Con người xa lạ với xã hội
Có thể nói mỗi nhân vật của Camus, dù ít dù nhiều, đều xa lạ với xã hội mà anh ta sống. Với người xa lạ Meursault thì điều đó là một lẽ hiển nhiên, nhưng ngay cả với những con người tập hợp như Rieux và Tarrou cũng vẫn phần nào xa lạ với xã hội.
Người đọc có thể thấy ở Rieux hình ảnh của một anh hùng xả thân trong trận chiến chống dịch hạch, người đọc cũng có thể thấy ở Rieux hình ảnh của một bác sĩ chân chính sáng suốt, nhân ái và dũng cảm. Nhưng cũng ở Rieux, người đọc có thể nhìn thấy hình ảnh của một con người xa lạ và phân li, một con người “chán ngán cái xã hội mình đang sống” [3;23], chọn nghề bác sĩ vì “nó là một nghề nghiệp như những nghề nghiệp khác, một trong những nghề nghiệp ước mong của tuổi trẻ” [3;170], một con người cứu giúp người bệnh đôi khi vì nghĩa vụ và trách nhiệm hơn là vì yêu thương.
Nhìn ở một góc độ nào đó, ông cũng xa lạ với xã hội mà ông đang sống. Ông cô đơn giữa rất nhiều quen thuộc. Ông cũng giống như Tarrou, “kinh tởm đối với bản thân cái trật tự trên đời này” [3;171]. Nhưng, sự xa lạ của Tarrou rất khác với Rieux. Anh ta dường như tự đặt cho mình những qui tắc sống khác biệt. Anh ta mãi mòn mỏi trong một hành trình dài tìm kiếm đời, tìm kiếm người và tìm kiếm chính mình. Anh ta đã hi sinh cả mạng sống cho khát vọng tìm kiếm một vị Thánh không Chúa. Anh ta xả thân vì nhân dân Oran, nhưng anh ta không thuộc về họ, không bao giờ thuộc về họ. Tarrou cũng là một nhân vật phi lí, nhưng là một kiểu phi lí khác với Meursault. Cái phi lí của Meursault là cái phi lí của một con người thụ động trong sự máy móc, đơn điệu của cuộc đời; cái phi lí của Tarrou là cái phi lí của một con người phản kháng đấu tranh với cái trật tự kinh tởm của xã hội. Cái phi lí của Meursault bắt nguồn từ những mâu thuẫn giữa xã hội và một con người trung thực bình thường; cái phi lí của Tarrou lại bắt nguồn từ những mâu thuẫn xã hội của một vị Thánh khước từ sự tồn tại của Chúa. Chính vì thế, trong khi Meursault đại diện cho sự phân li thì Tarrou là hiện thân của tập hợp; trong khi Meursault phản kháng bằng chấp nhận thì Tarrou phản kháng bằng hành động.
2.1.3. Con người bất lực trong cuộc đấu tranh chống dịch hạch
Dịch hạch đã biến Oran thành một nhà tù lớn. Con người mất ý niệm về thời gian, mất niềm tin vào chính mình. Họ không còn sống nữa, họ chỉ tồn tại theo bản năng. Quá khứ, hiện tại, tương lai đối với họ đều không còn ý nghĩa. Rieux và Tarrou không bị dịch hạch huỷ diệt về mặt tinh thần như bao người khác, nhưng họ phải chịu đựng những đoạ đày về mặt thể xác và cả những đau đớn trong tâm hồn. Sự phát triển của dịch bệnh, không khí oi bức, sự hoảng loạn của người dân, tiếng kêu khóc, mùi của chết chóc và tang thương; tất cả đã khiến cho Rieux và Tarrou bị vắt đến kiệt sức. Sự mệt mỏi đã biến công việc của họ thành một hoạt động máy móc, dập khuôn và nặng nề - thậm chí nó còn mang dáng vẻ của một thứ lao động khổ sai.
Nhưng sự mệt mỏi đó vẫn không đáng sợ bằng những thương tổn trong tâm hồn mà dịch hạch đã gây ra. Chứng kiến sự hoảng sợ, hoang mang của những người khác; chứng kiến và tệ hơn nữa, nhận thức một cách sáng suốt, cái chết cả về thể xác lẫn tinh thần của những người khác, chịu đựng những giày vò bởi sự chia li, đó quả thật là một cực hình. Có lẽ, những giờ phút chứng kiến cái chết của đứa bé nhà Oton sẽ còn ám ảnh các nhân vật của Dịch hạch trong một thời gian dài. Chứng kiến sự đau đớn của đứa bé vô tội ấy từng phút một, cảm nhận được sự phẫn nộ và bất lực trong trận chiến tuyệt vọng ấy, nó như sợi dây thòng lọng ác nghiệt đang bóp nghẹt trái tim mọi người.
Cả Rieux và Tarrou đã cùng phải chứng kiến sự nghiệt ngã ấy. Rồi cuối cùng, đến lượt Rieux phải chứng kiến chính Tarrou trong tình trạng vô vọng tương tự. Rieux sống còn Tarrou thì chết. Cái thực tế ấy như trò đùa của số phận, như sự mỉa mai của cái phi lí. Tarrou chết trong chính những ngày cuối cùng của dịch hạch, anh ta chết chính trong thời điểm của vinh quang và chiến thắng. Một cái chết phi lí như để chứng minh “vinh quang chỉ là điều dối trá”, “hạnh phúc đã ngủ yên trong những ngăn kéo của quên lãng” [16;514]. Tarrou đã thua trong cuộc chiến đấu với cái chết và số phận. Anh ta cũng không thể đi đến cuối con đường tìm kiếm sự bình ổn và tìm kiếm vị thánh không Chúa của mình. Tarrou “chưa bao giờ biết ước vọng”. Với anh ta, “tất cả những gì con người có thể được trong ván bài dịch hạch và cuộc đời là tri thức và kí ức”, nhưng “phũ phàng biết bao khi chỉ sống với những cái mình biết và những cái mình nhớ lại, mà thiếu đi cái mình ước mong” [3;377]. Và có phải chính vì thế mà Tarrou đã thất bại trong khát vọng tìm kiếm sự yên ổn và thánh đức? Cái chân lí thánh nhân mà anh ta vươn tới là một thứ lí tưởng nằm ngoài tầm với. Cái chết của anh ta như sự trả lời của Camus đối với ước nguyện muốn được làm một người bình thường.
Đối diện với dịch hạch, con người phải đồng thời đối diện với cái chết, nỗi đau, sự mất mát, sự phi lí và cũng đồng thời đối diện với dịch hạch hình thành trong chính tâm hồn mình.
Với Tarrou, “tất cả chúng ta đều ở trong tình trạng dịch hạch”, “mỗi người đều mang mầm mống dịch hạch trong mình”. Chính anh ta tự nhận: “tôi vẫn là một kẻ mang mầm mống dịch hạch tuy một mực đinh ninh là chính mình chống lại dịch hạch” [3;329]. Cái dịch hạch mà anh ta nhiễm phải đó là “tôi biết mình đã gián tiếp đồng tình với cái chết của hàng nghìn con người, thậm chí đã gây ra chết chóc vì công nhận là tốt những hành vi và nguyên tắc tất yếu đem lại cái chết” [3;327]. Dĩ nhiên, về vấn đề này, Tarrou đã tỏ ra khá cực đoan. Nhưng, anh ta đã đúng khi nhận thấy trong mỗi con người đều tiềm ẩn mầm mống dịch hạch.
Và trong cuộc đấu tranh với dịch bệnh của tự nhiên, Tarrou và cả Rieux đã phải đối diện với một thứ dịch hạch khác: dịch hạch của tâm hồn. Đó chính là “sự thờ ơ khó chịu bắt đầu dâng lên trong lòng”, “ánh mắt trống rỗng” và “con tim mình dần dần khép kín lại” [3;123]. Dịch hạch đã khiến cho Rieux không còn nhạy cảm, không còn rung động, không còn xót thương được nữa. Trái tim ông khô cằn đi, cử chỉ máy móc hơn. Và ông đã từ địa vị của một cứu tinh trở thành một người không có trái tim.
Nhưng, nếu dựa trên sự phát triển tâm lí, thì quá trình chuyển biến đó cũng là một hiện thực của tâm lí và tình cảm. Chỉ có thế, ông mới “chịu đựng mỗi ngày 20 tiếng đồng hồ chứng kiến cái chết của những con người sinh ra để sống” [3;250]. Và, những tình cảm yếu mềm, những xót thương và một trái tim mà người ta đòi hỏi ở ông có đủ để mang lại cho bệnh nhân sự sống, hay lại càng làm cản trở công việc của ông?
Dịch hạch đến và đi bất ngờ và không gì kiểm soát được. Nó thách thức mọi cuộc đấu tranh, thách thức mọi niềm tin và hi vọng. Nó khiến cho Rieux trở lại nguyên vẹn với tư tưởng hiện sinh : “Vi trùng dịch hạch không bao giờ chết và mất hẳn. Nó có thể nằm yên lặng hàng chục năm trong đồ đạc, quần áo, nó kiên nhẫn đợi chờ trong các căn buồng, dưới hầm nhà, trong hòm xiểng, trong khăn mùi xoa và các đống giấy má và một ngày nào đó để gây ra tai hoạ cho mọi người và dạy họ bài học, dịch hạch có thể đánh thức đàn chuột của nó dậy, và bắt chúng chạy đến lăn ra chết ở một đô thành nào đó đang sống hạnh phúc và phồn vinh” [3;319].
2.2. Con người phản kháng và tập hợp
2.2.1. Con người hành động
Trong Dịch hạch, Rieux là một trong hai nhân vật đầu tiên (cùng bác sĩ già Castel) nhận ra hiểm họa dịch hạch và kiên quyết hành động chống lại nó. Trong khi tất cả những người khác còn đang do dự, hoang mang, e ngại thì Rieux đã mạnh mẽ khẳng định: “Điều quan trọng duy nhất là chúng ta ngăn chặn không cho nó tiêu diệt một nửa thành phố” [3;72]. Điều quan trọng nhất, chính là hành động.
Hành động, đối với Rieux và Tarrou, còn đồng nghĩa với việc khước từ mọi niềm tin vào Chúa.
“Nhân loại, mỗi ngày, đang cố bày biện những tiệm tạp hoá mới. Đóng thêm nhiều kệ hàng. Người ta bán đủ loại: đói kém, chết chóc, thù hận, nô lệ, vong thân…
Những đấng tối cao, có lẽ đã ngủ quên cùng với chân lí”.
Cả Rieux, cả Tarrou đều khước từ mọi ảo tưởng trên đời, “cần đem hết sức mình mà đấu tranh chống lại cái chết, và không ngước mắt lên trời nơi Chúa một mực lặng im”.
Từ chối mọi cầu viện nơi Thượng Đế, khước từ sự buông xuôi và phó thác cuộc đời mình cho số phận, luôn hành động để giành lấy quyền làm chủ cuộc đời mình. Đó chính là điểm tiến bộ trong tư tưởng Camus. Hành động, đấu tranh, phản kháng. Trong xã hội phi lí này, những cái đó thật khó khăn nhưng lại không thể thiếu. Cho dù phản kháng trong tuyệt vọng đi chăng nữa thì con người vẫn không được phép dừng lại. Những giây phút cuối cùng của Tarrou chính là minh chứng cho sự phản kháng không mệt mỏi đó. Tarrou biết rằng mình có thể sẽ chết, nhưng anh ta đã chiến đấu cho đến tận hơi thở cuối cùng của mình. Cũng như dù biết rằng dịch hạch sẽ không chịu đầu hàng trước cái gì, thì Rieux và những bạn đồng hành của ông vẫn không một phút giây từ bỏ cuộc chơi. Cho dù những nỗ lực của họ cuối cùng đều vô ích, nhưng Rieux vẫn là một người chiến thắng.
2.2.2. Con người tập hợp
Khác với Meursault luôn thờ ơ với thực tại, xa lạ đối với xã hội và những người xung quanh, nhân vật trong Dịch hạch lại là những nhân vật nhạy cảm, có sự gắn bó chặt chẽ với các cá nhân khác trong xã hội. Sự gắn bó đó, tình yêu thương đó càng được thể hiện rõ hơn trong thời kì dịch hạch; tại thời điểm giữa sống và chết khi con người bộc lộ rõ nhất bức chân dung tính cách của mình.
Trong Dịch hạch, nhân vật Tarrou phần nào đó có nét không thực. Anh ta dường như là một nhân vật tinh thần, một kiểu nhân vật lí tưởng mang tính huyền thoại. Anh ta chủ trương thực hiện một đạo lí lớn nhất: sự cảm thông. Sự cảm thông của anh ta là sự cảm thông của một người đứng trên mọi người, sự cảm thông của một người luôn bình tĩnh, luôn thấu hiểu và luôn tự tin vào chính mình. Anh ta là người đứng lên thành lập tổ chức y tế tình nguyện và đã xả thân trong cuộc chiến với dịch hạch. Tarrou đã phải trả giá bằng cả mạng sống của mình, nhưng anh ta không hề nuối tiếc. Hành động của Tarrou, thật sự là một sự hi sinh cao cả, vì một tấm chân tình trong sáng không vụ lợi; một sự cống hiến không điều kiện.
Còn Rieux lại là một con người không hề có một ảo tưởng hay ước vọng cao xa nào. Trong khoảng thời gian trước khi xảy ra dịch hạch, Rieux là hiện thân của sự nhân ái. Nghề bác sĩ đã buộc ông phải có mối dây liên hệ tình cảm với đồng loại, và trong suốt thời gian hành nghề của mình, Rieux đã phần nào mang dáng vẻ của một vị Thánh nơi trần thế. Ông đã đoạt lại cho bao nhiêu người sự sống, đã mang đến hạnh phúc cho bao gia đình, đã tạo lập những mái ấm cho bao nhiêu số phận. Cho dù mục đích của ông chỉ là hoàn thành tốt công việc của mình, cho dù điều ông quan tâm nhất là sức khỏe của người bệnh chứ không phải hạnh phúc hay sự cứu rỗi trong linh hồn họ, thì vô tình ông vẫn là người mang đến cho người khác hạnh phúc, tình yêu và sự yên ổn. Ông yêu vợ, yêu mẹ; ông chữa bệnh cho người nghèo mà không lấy tiền... Ông cũng đã từng là cứu tinh của bệnh nhân và người nhà của họ. Ông đã sống một cuộc sống bình an và hạnh phúc, là hiện thân của tình yêu và lòng nhân ái.
Cho dù dịch hạch có khiến cho tâm hồn ông trở nên chai sạn, trái tim ông trở nên cứng rắn và thái độ của ông có thể lạnh lùng, nhưng Rieux đã thực sự xả thân để mưu cầu sự sống cho mọi người. Ông không có những lí tưởng cao xa như Tarrou, không mơ ước trở thành một Thánh nhân và cũng không hoài công đi tìm thánh đức; ông chỉ là một con người bình thường với những hữu hạn của con người bình thường, nhưng ông đã hết mình trong sự sáng suốt của một con người bình thường đó.
Cả Rieux, cả Tarrou đều trở thành những con người tiên phong trong cuộc chiến chống dịch hạch. Không bao giờ ngừng đấu tranh, họ đã tập hợp được quanh mình cả một đội ngũ những con người tâm huyết; họ đã truyền cho người khác lòng dũng cảm, sự tận tụy và tinh thần chiến đấu. Sự phản kháng cá nhân sẽ dẫn đến sự phản kháng cộng đồng.
Dịch hạch là tác phẩm biểu tượng cho sự phản kháng. Các nhân vật cũng mang tính biểu tượng. Rieux là biểu tượng của con người phản kháng, một con người hiện sinh xả thân vì đồng loại. Tarrou là biểu tượng của một con người phi lí phản kháng chống lại sự phi lí ấy bằng đạo lí đồng cảm, bằng hành động thánh đức. Chính cậu bé Philip cũng là hiện thân của sự phản kháng, chỉ có điều đó là sự phản kháng tuyệt vọng.
Tác phẩm vừa là biểu tượng cho sự tập hợp và phản kháng, vừa là biểu tượng cho sự phân li và phi lí. Cả Rieux, cả Tarrou đều vừa là hiện thân của sự tập hợp lại vừa có nét phân li, vừa là hiện thân của sự phản kháng lại vừa thể hiện sự phi lí trong xã hội. Tarrou chống lại cái phi lí ấy bằng hành động thánh đức, bằng lí tưởng về vị Thánh không Chúa. Rieux phản kháng bằng chính những hành động bình thường và bằng quan niệm chỉ làm một con người bình thường. Hai nhân vật được coi là người nhất trong tác phẩm tưởng như rất khác nhau nhưng thật ra lại gắn bó với nhau mật thiết. Họ đã là đồng nghiệp và là bạn của nhau; họ đã trở thành bằng hữu trong chính cái thời điểm mà lòng yêu thương dường như thành món đồ xa xỉ. Chính sự gắn bó đặc biệt ấy đã khiến cho trái tim Rieux nhỏ máu trong khi nó đã bị dịch hạch tôi luyện cho rắn lại; đã khiến cho con người cẩn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng bị như Rieux phải phá bỏ chính những nguyên tắc đó của mình. Chính cái chết của Tarrou đã giúp cho Rieux đón nhận một cách bình thản sự phi lí của cuộc đời; chính cái chết của Tarrou đã buộc Rieux trở thành một con người hiện sinh toàn vẹn. Chính cái chết ấy càng làm cho Rieux sáng suốt nhìn thẳng vào hiện thực.
2.3. Một số vấn đề thi pháp
2.3.1. Tính nước đôi trong thể loại
Dịch hạch được Camus gọi là một kí sự. Một kí sự về thảm hoạ tại thành phố Oran đã giết chết bao nhiêu sinh mạng. Những con số thống kê, những sự kiện đưa ra mang một tính thuyết phục cao về độ chân thực. Những sự kiện trong tác phẩm đó, dĩ nhiên, cũng tạo cảm giác về những người thực, việc thực. Xác định tác phẩm thuộc thể loại kí sự, kể theo lối kể kí sự; Dịch hạch đã tạo được một ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Lối kể kí sự đó đã thuyết phục người đọc tin vào những hậu quả của thảm họa, tin vào những cảnh báo của tác phẩm và tác giả.
Tuy nhiên, Dịch hạch lại không đơn thuần là một kí sự. Nó mang đậm tính biểu tượng; nó gần với thể loại tiểu thuyết. Nó, thực chất, là một dạng tiểu thuyết - kí sự; hay có thể nói là một tiểu thuyết được viết dưới dạng một kí sự nhằm làm tăng độ thuyết phục cho tác phẩm và giúp cho việc truyền tải tư tưởng của nhà tiểu thuyết.
Các nhân vật trong tác phẩm, chịu sự chi phối của tính hư cấu của tiểu thuyết, là những nhân vật giàu tính biểu tượng. Ngay cả dịch hạch cũng trở thành một nhân vật biểu tượng, chứ không thể hiểu một cách đơn giản theo nghĩa đen. Dù mang đậm tính biểu tượng, nhưng do được kể lại bằng lối kể kí sự, dịch hạch tạo được cảm giác mạnh mẽ về sự tồn tại thật sự của nó.
Chính vì tính nước đôi trong thể loại, Dịch hạch là tác phẩm nặng về giá trị tư tưởng, tạo được thành công lớn cả về mặt nội dung lẫn hình thức. Không những thế, với tính biểu tượng của hình ảnh dịch hạch, tác phẩm còn là một đóng góp nhiều giá trị đối với sự phát triển tiến bộ của cuộc sống con người; giúp con người ý thức được về những dịch hạch cả trong tự nhiên và trong tâm hồn, giúp con người dũng cảm phản kháng và dũng cảm chấp nhận sự thật khi phản kháng hoàn toàn có thể thất bại.
2.3.2. Nhân vật người kể chuyện
Trong Dịch hạch, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất kể lại toàn bộ thảm hoạ một cách khách quan, chi tiết. Đến cuối tác phẩm, anh ta lại tự nhận mình chính là bác sĩ Rieux - người trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống dịch bệnh. Nhưng không thể đồng nhất người kể chuyện và nhân vật chính Rieux, nhiều lúc, giữa hai nhân vật đó vẫn có một tấm kính mờ ngăn cách. Hình ảnh bác sĩ Rieux được khắc họa một cách khách quan thông qua hành động, ngôn ngữ và qua một vài nhận xét chủ quan của các nhân vật khác. Người đọc không thể đi vào chiều sâu tâm hồn, tình cảm của ông. Nhưng, cho đến cuối tác phẩm khi người kể chuyện tự nhận mình chính là bác sĩ Rieux, thì người đọc có thể thấy được cả một thế giới nội tâm vô cùng phong phú của nhân vật này. Dĩ nhiên, Dịch hạch mang những đặc điểm của một tác phẩm kí sự; người kể chuyện buộc phải thể hiện được sự khách quan của mình trong tường thuật diễn tiến sự kiện. Nhưng trong Dịch hạch người đọc hoàn toàn có thể hiểu được tâm tư của một người trong cuộc, sự đồng cảm sâu sắc với những đồng bào cùng chung cảnh ngộ. Lo âu, hoang mang, thất vọng, bi quan; sự tù túng, nỗi đau của phân li chia cắt… người kể chuyện đã sống trong từng cảm xúc đó, đã trải qua hết những cung bậc tình cảm đó. Thậm chí, ngay cách anh ta luôn đặt mình vào giữa mọi người, luôn nhìn nhận theo cái nhìn chung của đồng bào chúng tôi đã khiến anh ta trở thành một phần máu thịt trong cơ thể sống của thành phố Oran đó.
CHƯƠNG 1: MEURSAULT - NHÂN VẬT PHI LÝ
CHƯƠNG 3: CLAMENCE - NHÂN VẬT SÁM HỐI
KẾT LUẬN: CAMUS VẪN SỐNG
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Từ rất lâu trước khi Eudip giết cha và lấy mẹ, cái phi lí đã tồn tại và thách thức hết thảy con người. Sống tức là làm cho cái phi lí sống. Và khi cái phi lí sống cũng chính là khi sự phản kháng sống. Sự phản kháng đó có thể là sự chấp nhận những gì xảy ra như Meursault; có thể là sự đấu tranh không mệt mỏi để giành lại quyền sống như Rieux; và đó cũng có thể là sự phản kháng như của Tarrou trong khát vọng đi tìm một Vị Thánh không Chúa.
Vừa thể hiện tư tưởng về cái phi lí, vừa thể hiện tư tưởng về sự phản kháng, hai nhân vật Rieux và Tarrou trong tiểu thuyết - kí sự Dịch hạch (xuất bản lần đầu năm 1947) đã trở thành hiện thân của chính Camus, tạo nên tính đa thanh cho tác phẩm. Hai nhân vật tưởng như hoàn toàn khác biệt nhưng thực ra lại có rất nhiều nét tương đồng,và có thể coi như sự phân thân của một con người - một con người ít nhiều mang dáng dấp của Camus. Vì vậy, trong chương 2 này, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích song song hai nhân vật trên hai dấu hiệu: bề trái và bề mặt. Bề trái trong các nhân vật chủ yếu là sự bất lực trong cuộc chiến chống dịch hạch; còn bề phải chính là cuộc đấu tranh chống dịch hạch, là sự phản kháng chống lại những phi lí cuộc đời.
Dịch hạch (tiểu thuyết) – Wikipedia tiếng Việt
2.1. Con người bất lực trong cuộc đấu tranh chống dịch hạch
2.1.1. Không gian sống ngột ngạt
Nhìn chung, trong các tác phẩm của mình, Camus luôn thể hiện quan niệm về một sự lưu đày nơi trần thế. Đối với ông, cõi trần vừa là vương quốc tràn ngập ánh sáng và hạnh phúc lại vừa là nơi lưu đày với sự tù túng và u tối tột độ.
Có thể có nhiều cách lí giải cho việc Camus chọn Oran làm địa điểm của toàn bộ sự kiện được đề cập trong tiểu thuyết - kí sự này; nhưng dù sao thì Oran vẫn là một thành phố mang biểu tượng, mà cái trước hết là biểu tượng cho cái bất công, vô vọng và phi lí của cuộc đời. Khác với một cảnh trí tràn đầy ánh sáng và rực rỡ sắc màu trong Người xa lạ, Oran thật sự là minh chứng cho sự bất công về mặt khí hậu. Nó là một thành phố xấu xí “vắng bóng bồ câu, cây cối, vườn tược, một thành phố không nghe thấy tiếng chim vỗ cánh hay tiếng lá cây xào xạc, tóm lại, một nơi hoàn toàn vô thưởng vô phạt” [l1;11] mà mùa xuân thì ẩm ướt, mùa hè thì nóng nực, mùa thu thì tiêu điều.
Trong thành phố đó, những người dân sống trong sầu muộn, cô đơn và máy móc; sống một cách vô hồn trong thành phố vô hồn. Thành phố Oran còn là thành phố của mặt trời; mà mặt trời, như trong những tác phẩm của Camus đã chứng minh rất rõ, là nguồn gốc của cái phi nhân trong cuộc sống. Oran hiện lên với tất cả những gì buồn chán nhất, tẻ nhạt nhất, đơn điệu nhất, vô vị nhất. Thành phố ấy như một nhà tù lạnh lùng, u ám; là một địa điểm thuận lợi cho dịch hạch xâm nhập, phát triển và tàn phá.
Thành phố Oran vốn đã mang bộ mặt lưu đày trong cuộc sống hàng ngày; lại càng trở nên phi nhân hơn trong những ngày dịch hạch. Trước khi dịch hạch tràn đến, Oran đã luôn buồn tẻ, ngột ngạt và u ám. Đến khi có sự xuất hiện của dịch hạch, thì quả thật thành phố ấy đã chìm trong không khí tang thương, hoang mang và sầu thảm. “Mây mù che kín bầu trời”, “biển cũng mất đi cái màu xanh biếc và dưới bầu trời âm u, nó loé lên những ánh bạc hoặc thép sáng chói”, “một không khí buồn đến tê tái bao phủ Oran”, “người ta cảm thấy ít nhiều bị bầu trời cầm tù” [3;48]. Trong những ngày dài ảm đạm, người dân chỉ còn biết đến quá khứ, thậm chí, họ trở nên “bực tức hiện tại, thù nghịch với quá khứ và không có tương lai” [3;99]. Trước ngày dịch hạch, Oran đã giống như một nhà tù, nhưng là một nhà tù vô hình mà người ta có thể ra hay vào bất kì lúc nào; nhưng đến khi thành phố bị cách li thì nó đã biến thành một nhà tù thật, một cái nhà tù mà người ta sống giữa cái chết, giữa sự hoảng sợ và hoang mang. Cái chết lạnh lùng, tàn nhẫn và nhanh chóng đến giật mình. Cả thành phố bị bao phủ trong bầu không khí chết chóc và thất vọng, trong sự điên cuồng và sợ hãi. Người ta không còn hi vọng, không còn niềm tin, không cố gắng. Những cá nhân nhỏ bé phó thác mình cho số mệnh, cho mặt trời và cho dịch hạch.
Suốt cả tiểu thuyết, cái nóng bức của mặt trời đã ám ảnh cả thành phố xấu xí và u buồn đó. “Mặt trời dịch hạch dập tắt mọi sắc màu và xua đuổi mọi niềm vui” [3;151]. Mặt trời đã cầm tù Oran trong sự ngột ngạt và tù túng, mặt trời kích thích mầm dịch lan tràn không kiểm soát được; và mặt trời khiến con người không còn tỉnh táo, vật vờ phó mặc cho những tháng ngày vô định.
Đặt tác phẩm trong tình hình lịch sử những năm 40 đầu thế kỉ XX; có thể thấy Oran chính là hình ảnh thu nhỏ của thế giới và dịch hạch mang ý nghĩa biểu tượng lớn hơn là một dịch bệnh thông thường. Nó là biểu tượng của chiến tranh, của nạn phát xít, khủng bố, của máu và nước mắt. Nó đã huỷ diệt bao xóm bao thôn, đã phá tan bao gia đình yên ấm, đã tước đi thanh bình, hạnh phúc và sự sống của biết bao người. Cho dù nó có qua đi thì những hậu quả mà nó để lại chẳng bao giờ xóa hết, những vết thương mà nó gây ra có lẽ mãi mãi chẳng bao giờ lành, những đổ vỡ có thể là vĩnh viễn. Nó kìm hãm sự phát triển của thế giới. Nó cầm tù cả nhân loại trong đau thương, chết chóc và mất mát. Nó gieo vào lòng người những mầm mống của một thứ dịch hạch trong tâm hồn - một thứ dịch hạch vĩnh viễn không thể chết.
2.1.2. Con người xa lạ với xã hội
Có thể nói mỗi nhân vật của Camus, dù ít dù nhiều, đều xa lạ với xã hội mà anh ta sống. Với người xa lạ Meursault thì điều đó là một lẽ hiển nhiên, nhưng ngay cả với những con người tập hợp như Rieux và Tarrou cũng vẫn phần nào xa lạ với xã hội.
Người đọc có thể thấy ở Rieux hình ảnh của một anh hùng xả thân trong trận chiến chống dịch hạch, người đọc cũng có thể thấy ở Rieux hình ảnh của một bác sĩ chân chính sáng suốt, nhân ái và dũng cảm. Nhưng cũng ở Rieux, người đọc có thể nhìn thấy hình ảnh của một con người xa lạ và phân li, một con người “chán ngán cái xã hội mình đang sống” [3;23], chọn nghề bác sĩ vì “nó là một nghề nghiệp như những nghề nghiệp khác, một trong những nghề nghiệp ước mong của tuổi trẻ” [3;170], một con người cứu giúp người bệnh đôi khi vì nghĩa vụ và trách nhiệm hơn là vì yêu thương.
Nhìn ở một góc độ nào đó, ông cũng xa lạ với xã hội mà ông đang sống. Ông cô đơn giữa rất nhiều quen thuộc. Ông cũng giống như Tarrou, “kinh tởm đối với bản thân cái trật tự trên đời này” [3;171]. Nhưng, sự xa lạ của Tarrou rất khác với Rieux. Anh ta dường như tự đặt cho mình những qui tắc sống khác biệt. Anh ta mãi mòn mỏi trong một hành trình dài tìm kiếm đời, tìm kiếm người và tìm kiếm chính mình. Anh ta đã hi sinh cả mạng sống cho khát vọng tìm kiếm một vị Thánh không Chúa. Anh ta xả thân vì nhân dân Oran, nhưng anh ta không thuộc về họ, không bao giờ thuộc về họ. Tarrou cũng là một nhân vật phi lí, nhưng là một kiểu phi lí khác với Meursault. Cái phi lí của Meursault là cái phi lí của một con người thụ động trong sự máy móc, đơn điệu của cuộc đời; cái phi lí của Tarrou là cái phi lí của một con người phản kháng đấu tranh với cái trật tự kinh tởm của xã hội. Cái phi lí của Meursault bắt nguồn từ những mâu thuẫn giữa xã hội và một con người trung thực bình thường; cái phi lí của Tarrou lại bắt nguồn từ những mâu thuẫn xã hội của một vị Thánh khước từ sự tồn tại của Chúa. Chính vì thế, trong khi Meursault đại diện cho sự phân li thì Tarrou là hiện thân của tập hợp; trong khi Meursault phản kháng bằng chấp nhận thì Tarrou phản kháng bằng hành động.
2.1.3. Con người bất lực trong cuộc đấu tranh chống dịch hạch
Dịch hạch đã biến Oran thành một nhà tù lớn. Con người mất ý niệm về thời gian, mất niềm tin vào chính mình. Họ không còn sống nữa, họ chỉ tồn tại theo bản năng. Quá khứ, hiện tại, tương lai đối với họ đều không còn ý nghĩa. Rieux và Tarrou không bị dịch hạch huỷ diệt về mặt tinh thần như bao người khác, nhưng họ phải chịu đựng những đoạ đày về mặt thể xác và cả những đau đớn trong tâm hồn. Sự phát triển của dịch bệnh, không khí oi bức, sự hoảng loạn của người dân, tiếng kêu khóc, mùi của chết chóc và tang thương; tất cả đã khiến cho Rieux và Tarrou bị vắt đến kiệt sức. Sự mệt mỏi đã biến công việc của họ thành một hoạt động máy móc, dập khuôn và nặng nề - thậm chí nó còn mang dáng vẻ của một thứ lao động khổ sai.
Nhưng sự mệt mỏi đó vẫn không đáng sợ bằng những thương tổn trong tâm hồn mà dịch hạch đã gây ra. Chứng kiến sự hoảng sợ, hoang mang của những người khác; chứng kiến và tệ hơn nữa, nhận thức một cách sáng suốt, cái chết cả về thể xác lẫn tinh thần của những người khác, chịu đựng những giày vò bởi sự chia li, đó quả thật là một cực hình. Có lẽ, những giờ phút chứng kiến cái chết của đứa bé nhà Oton sẽ còn ám ảnh các nhân vật của Dịch hạch trong một thời gian dài. Chứng kiến sự đau đớn của đứa bé vô tội ấy từng phút một, cảm nhận được sự phẫn nộ và bất lực trong trận chiến tuyệt vọng ấy, nó như sợi dây thòng lọng ác nghiệt đang bóp nghẹt trái tim mọi người.
Cả Rieux và Tarrou đã cùng phải chứng kiến sự nghiệt ngã ấy. Rồi cuối cùng, đến lượt Rieux phải chứng kiến chính Tarrou trong tình trạng vô vọng tương tự. Rieux sống còn Tarrou thì chết. Cái thực tế ấy như trò đùa của số phận, như sự mỉa mai của cái phi lí. Tarrou chết trong chính những ngày cuối cùng của dịch hạch, anh ta chết chính trong thời điểm của vinh quang và chiến thắng. Một cái chết phi lí như để chứng minh “vinh quang chỉ là điều dối trá”, “hạnh phúc đã ngủ yên trong những ngăn kéo của quên lãng” [16;514]. Tarrou đã thua trong cuộc chiến đấu với cái chết và số phận. Anh ta cũng không thể đi đến cuối con đường tìm kiếm sự bình ổn và tìm kiếm vị thánh không Chúa của mình. Tarrou “chưa bao giờ biết ước vọng”. Với anh ta, “tất cả những gì con người có thể được trong ván bài dịch hạch và cuộc đời là tri thức và kí ức”, nhưng “phũ phàng biết bao khi chỉ sống với những cái mình biết và những cái mình nhớ lại, mà thiếu đi cái mình ước mong” [3;377]. Và có phải chính vì thế mà Tarrou đã thất bại trong khát vọng tìm kiếm sự yên ổn và thánh đức? Cái chân lí thánh nhân mà anh ta vươn tới là một thứ lí tưởng nằm ngoài tầm với. Cái chết của anh ta như sự trả lời của Camus đối với ước nguyện muốn được làm một người bình thường.
Đối diện với dịch hạch, con người phải đồng thời đối diện với cái chết, nỗi đau, sự mất mát, sự phi lí và cũng đồng thời đối diện với dịch hạch hình thành trong chính tâm hồn mình.
Với Tarrou, “tất cả chúng ta đều ở trong tình trạng dịch hạch”, “mỗi người đều mang mầm mống dịch hạch trong mình”. Chính anh ta tự nhận: “tôi vẫn là một kẻ mang mầm mống dịch hạch tuy một mực đinh ninh là chính mình chống lại dịch hạch” [3;329]. Cái dịch hạch mà anh ta nhiễm phải đó là “tôi biết mình đã gián tiếp đồng tình với cái chết của hàng nghìn con người, thậm chí đã gây ra chết chóc vì công nhận là tốt những hành vi và nguyên tắc tất yếu đem lại cái chết” [3;327]. Dĩ nhiên, về vấn đề này, Tarrou đã tỏ ra khá cực đoan. Nhưng, anh ta đã đúng khi nhận thấy trong mỗi con người đều tiềm ẩn mầm mống dịch hạch.
Và trong cuộc đấu tranh với dịch bệnh của tự nhiên, Tarrou và cả Rieux đã phải đối diện với một thứ dịch hạch khác: dịch hạch của tâm hồn. Đó chính là “sự thờ ơ khó chịu bắt đầu dâng lên trong lòng”, “ánh mắt trống rỗng” và “con tim mình dần dần khép kín lại” [3;123]. Dịch hạch đã khiến cho Rieux không còn nhạy cảm, không còn rung động, không còn xót thương được nữa. Trái tim ông khô cằn đi, cử chỉ máy móc hơn. Và ông đã từ địa vị của một cứu tinh trở thành một người không có trái tim.
Nhưng, nếu dựa trên sự phát triển tâm lí, thì quá trình chuyển biến đó cũng là một hiện thực của tâm lí và tình cảm. Chỉ có thế, ông mới “chịu đựng mỗi ngày 20 tiếng đồng hồ chứng kiến cái chết của những con người sinh ra để sống” [3;250]. Và, những tình cảm yếu mềm, những xót thương và một trái tim mà người ta đòi hỏi ở ông có đủ để mang lại cho bệnh nhân sự sống, hay lại càng làm cản trở công việc của ông?
Dịch hạch đến và đi bất ngờ và không gì kiểm soát được. Nó thách thức mọi cuộc đấu tranh, thách thức mọi niềm tin và hi vọng. Nó khiến cho Rieux trở lại nguyên vẹn với tư tưởng hiện sinh : “Vi trùng dịch hạch không bao giờ chết và mất hẳn. Nó có thể nằm yên lặng hàng chục năm trong đồ đạc, quần áo, nó kiên nhẫn đợi chờ trong các căn buồng, dưới hầm nhà, trong hòm xiểng, trong khăn mùi xoa và các đống giấy má và một ngày nào đó để gây ra tai hoạ cho mọi người và dạy họ bài học, dịch hạch có thể đánh thức đàn chuột của nó dậy, và bắt chúng chạy đến lăn ra chết ở một đô thành nào đó đang sống hạnh phúc và phồn vinh” [3;319].
2.2. Con người phản kháng và tập hợp
2.2.1. Con người hành động
Trong Dịch hạch, Rieux là một trong hai nhân vật đầu tiên (cùng bác sĩ già Castel) nhận ra hiểm họa dịch hạch và kiên quyết hành động chống lại nó. Trong khi tất cả những người khác còn đang do dự, hoang mang, e ngại thì Rieux đã mạnh mẽ khẳng định: “Điều quan trọng duy nhất là chúng ta ngăn chặn không cho nó tiêu diệt một nửa thành phố” [3;72]. Điều quan trọng nhất, chính là hành động.
Hành động, đối với Rieux và Tarrou, còn đồng nghĩa với việc khước từ mọi niềm tin vào Chúa.
“Nhân loại, mỗi ngày, đang cố bày biện những tiệm tạp hoá mới. Đóng thêm nhiều kệ hàng. Người ta bán đủ loại: đói kém, chết chóc, thù hận, nô lệ, vong thân…
Những đấng tối cao, có lẽ đã ngủ quên cùng với chân lí”.
Cả Rieux, cả Tarrou đều khước từ mọi ảo tưởng trên đời, “cần đem hết sức mình mà đấu tranh chống lại cái chết, và không ngước mắt lên trời nơi Chúa một mực lặng im”.
Từ chối mọi cầu viện nơi Thượng Đế, khước từ sự buông xuôi và phó thác cuộc đời mình cho số phận, luôn hành động để giành lấy quyền làm chủ cuộc đời mình. Đó chính là điểm tiến bộ trong tư tưởng Camus. Hành động, đấu tranh, phản kháng. Trong xã hội phi lí này, những cái đó thật khó khăn nhưng lại không thể thiếu. Cho dù phản kháng trong tuyệt vọng đi chăng nữa thì con người vẫn không được phép dừng lại. Những giây phút cuối cùng của Tarrou chính là minh chứng cho sự phản kháng không mệt mỏi đó. Tarrou biết rằng mình có thể sẽ chết, nhưng anh ta đã chiến đấu cho đến tận hơi thở cuối cùng của mình. Cũng như dù biết rằng dịch hạch sẽ không chịu đầu hàng trước cái gì, thì Rieux và những bạn đồng hành của ông vẫn không một phút giây từ bỏ cuộc chơi. Cho dù những nỗ lực của họ cuối cùng đều vô ích, nhưng Rieux vẫn là một người chiến thắng.
2.2.2. Con người tập hợp
Khác với Meursault luôn thờ ơ với thực tại, xa lạ đối với xã hội và những người xung quanh, nhân vật trong Dịch hạch lại là những nhân vật nhạy cảm, có sự gắn bó chặt chẽ với các cá nhân khác trong xã hội. Sự gắn bó đó, tình yêu thương đó càng được thể hiện rõ hơn trong thời kì dịch hạch; tại thời điểm giữa sống và chết khi con người bộc lộ rõ nhất bức chân dung tính cách của mình.
Trong Dịch hạch, nhân vật Tarrou phần nào đó có nét không thực. Anh ta dường như là một nhân vật tinh thần, một kiểu nhân vật lí tưởng mang tính huyền thoại. Anh ta chủ trương thực hiện một đạo lí lớn nhất: sự cảm thông. Sự cảm thông của anh ta là sự cảm thông của một người đứng trên mọi người, sự cảm thông của một người luôn bình tĩnh, luôn thấu hiểu và luôn tự tin vào chính mình. Anh ta là người đứng lên thành lập tổ chức y tế tình nguyện và đã xả thân trong cuộc chiến với dịch hạch. Tarrou đã phải trả giá bằng cả mạng sống của mình, nhưng anh ta không hề nuối tiếc. Hành động của Tarrou, thật sự là một sự hi sinh cao cả, vì một tấm chân tình trong sáng không vụ lợi; một sự cống hiến không điều kiện.
Còn Rieux lại là một con người không hề có một ảo tưởng hay ước vọng cao xa nào. Trong khoảng thời gian trước khi xảy ra dịch hạch, Rieux là hiện thân của sự nhân ái. Nghề bác sĩ đã buộc ông phải có mối dây liên hệ tình cảm với đồng loại, và trong suốt thời gian hành nghề của mình, Rieux đã phần nào mang dáng vẻ của một vị Thánh nơi trần thế. Ông đã đoạt lại cho bao nhiêu người sự sống, đã mang đến hạnh phúc cho bao gia đình, đã tạo lập những mái ấm cho bao nhiêu số phận. Cho dù mục đích của ông chỉ là hoàn thành tốt công việc của mình, cho dù điều ông quan tâm nhất là sức khỏe của người bệnh chứ không phải hạnh phúc hay sự cứu rỗi trong linh hồn họ, thì vô tình ông vẫn là người mang đến cho người khác hạnh phúc, tình yêu và sự yên ổn. Ông yêu vợ, yêu mẹ; ông chữa bệnh cho người nghèo mà không lấy tiền... Ông cũng đã từng là cứu tinh của bệnh nhân và người nhà của họ. Ông đã sống một cuộc sống bình an và hạnh phúc, là hiện thân của tình yêu và lòng nhân ái.
Cho dù dịch hạch có khiến cho tâm hồn ông trở nên chai sạn, trái tim ông trở nên cứng rắn và thái độ của ông có thể lạnh lùng, nhưng Rieux đã thực sự xả thân để mưu cầu sự sống cho mọi người. Ông không có những lí tưởng cao xa như Tarrou, không mơ ước trở thành một Thánh nhân và cũng không hoài công đi tìm thánh đức; ông chỉ là một con người bình thường với những hữu hạn của con người bình thường, nhưng ông đã hết mình trong sự sáng suốt của một con người bình thường đó.
Cả Rieux, cả Tarrou đều trở thành những con người tiên phong trong cuộc chiến chống dịch hạch. Không bao giờ ngừng đấu tranh, họ đã tập hợp được quanh mình cả một đội ngũ những con người tâm huyết; họ đã truyền cho người khác lòng dũng cảm, sự tận tụy và tinh thần chiến đấu. Sự phản kháng cá nhân sẽ dẫn đến sự phản kháng cộng đồng.
Dịch hạch là tác phẩm biểu tượng cho sự phản kháng. Các nhân vật cũng mang tính biểu tượng. Rieux là biểu tượng của con người phản kháng, một con người hiện sinh xả thân vì đồng loại. Tarrou là biểu tượng của một con người phi lí phản kháng chống lại sự phi lí ấy bằng đạo lí đồng cảm, bằng hành động thánh đức. Chính cậu bé Philip cũng là hiện thân của sự phản kháng, chỉ có điều đó là sự phản kháng tuyệt vọng.
Tác phẩm vừa là biểu tượng cho sự tập hợp và phản kháng, vừa là biểu tượng cho sự phân li và phi lí. Cả Rieux, cả Tarrou đều vừa là hiện thân của sự tập hợp lại vừa có nét phân li, vừa là hiện thân của sự phản kháng lại vừa thể hiện sự phi lí trong xã hội. Tarrou chống lại cái phi lí ấy bằng hành động thánh đức, bằng lí tưởng về vị Thánh không Chúa. Rieux phản kháng bằng chính những hành động bình thường và bằng quan niệm chỉ làm một con người bình thường. Hai nhân vật được coi là người nhất trong tác phẩm tưởng như rất khác nhau nhưng thật ra lại gắn bó với nhau mật thiết. Họ đã là đồng nghiệp và là bạn của nhau; họ đã trở thành bằng hữu trong chính cái thời điểm mà lòng yêu thương dường như thành món đồ xa xỉ. Chính sự gắn bó đặc biệt ấy đã khiến cho trái tim Rieux nhỏ máu trong khi nó đã bị dịch hạch tôi luyện cho rắn lại; đã khiến cho con người cẩn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng bị như Rieux phải phá bỏ chính những nguyên tắc đó của mình. Chính cái chết của Tarrou đã giúp cho Rieux đón nhận một cách bình thản sự phi lí của cuộc đời; chính cái chết của Tarrou đã buộc Rieux trở thành một con người hiện sinh toàn vẹn. Chính cái chết ấy càng làm cho Rieux sáng suốt nhìn thẳng vào hiện thực.
2.3. Một số vấn đề thi pháp
2.3.1. Tính nước đôi trong thể loại
Dịch hạch được Camus gọi là một kí sự. Một kí sự về thảm hoạ tại thành phố Oran đã giết chết bao nhiêu sinh mạng. Những con số thống kê, những sự kiện đưa ra mang một tính thuyết phục cao về độ chân thực. Những sự kiện trong tác phẩm đó, dĩ nhiên, cũng tạo cảm giác về những người thực, việc thực. Xác định tác phẩm thuộc thể loại kí sự, kể theo lối kể kí sự; Dịch hạch đã tạo được một ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Lối kể kí sự đó đã thuyết phục người đọc tin vào những hậu quả của thảm họa, tin vào những cảnh báo của tác phẩm và tác giả.
Tuy nhiên, Dịch hạch lại không đơn thuần là một kí sự. Nó mang đậm tính biểu tượng; nó gần với thể loại tiểu thuyết. Nó, thực chất, là một dạng tiểu thuyết - kí sự; hay có thể nói là một tiểu thuyết được viết dưới dạng một kí sự nhằm làm tăng độ thuyết phục cho tác phẩm và giúp cho việc truyền tải tư tưởng của nhà tiểu thuyết.
Các nhân vật trong tác phẩm, chịu sự chi phối của tính hư cấu của tiểu thuyết, là những nhân vật giàu tính biểu tượng. Ngay cả dịch hạch cũng trở thành một nhân vật biểu tượng, chứ không thể hiểu một cách đơn giản theo nghĩa đen. Dù mang đậm tính biểu tượng, nhưng do được kể lại bằng lối kể kí sự, dịch hạch tạo được cảm giác mạnh mẽ về sự tồn tại thật sự của nó.
Chính vì tính nước đôi trong thể loại, Dịch hạch là tác phẩm nặng về giá trị tư tưởng, tạo được thành công lớn cả về mặt nội dung lẫn hình thức. Không những thế, với tính biểu tượng của hình ảnh dịch hạch, tác phẩm còn là một đóng góp nhiều giá trị đối với sự phát triển tiến bộ của cuộc sống con người; giúp con người ý thức được về những dịch hạch cả trong tự nhiên và trong tâm hồn, giúp con người dũng cảm phản kháng và dũng cảm chấp nhận sự thật khi phản kháng hoàn toàn có thể thất bại.
2.3.2. Nhân vật người kể chuyện
Trong Dịch hạch, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất kể lại toàn bộ thảm hoạ một cách khách quan, chi tiết. Đến cuối tác phẩm, anh ta lại tự nhận mình chính là bác sĩ Rieux - người trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống dịch bệnh. Nhưng không thể đồng nhất người kể chuyện và nhân vật chính Rieux, nhiều lúc, giữa hai nhân vật đó vẫn có một tấm kính mờ ngăn cách. Hình ảnh bác sĩ Rieux được khắc họa một cách khách quan thông qua hành động, ngôn ngữ và qua một vài nhận xét chủ quan của các nhân vật khác. Người đọc không thể đi vào chiều sâu tâm hồn, tình cảm của ông. Nhưng, cho đến cuối tác phẩm khi người kể chuyện tự nhận mình chính là bác sĩ Rieux, thì người đọc có thể thấy được cả một thế giới nội tâm vô cùng phong phú của nhân vật này. Dĩ nhiên, Dịch hạch mang những đặc điểm của một tác phẩm kí sự; người kể chuyện buộc phải thể hiện được sự khách quan của mình trong tường thuật diễn tiến sự kiện. Nhưng trong Dịch hạch người đọc hoàn toàn có thể hiểu được tâm tư của một người trong cuộc, sự đồng cảm sâu sắc với những đồng bào cùng chung cảnh ngộ. Lo âu, hoang mang, thất vọng, bi quan; sự tù túng, nỗi đau của phân li chia cắt… người kể chuyện đã sống trong từng cảm xúc đó, đã trải qua hết những cung bậc tình cảm đó. Thậm chí, ngay cách anh ta luôn đặt mình vào giữa mọi người, luôn nhìn nhận theo cái nhìn chung của đồng bào chúng tôi đã khiến anh ta trở thành một phần máu thịt trong cơ thể sống của thành phố Oran đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét