Subscribe

RSS Feed (xml)

Powered By

Skin Design:
Free Blogger Skins

Powered by Blogger

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2009

CÁC HỆ PHÁI HỒI GIÁO

Hồi giáo là một tôn giáo sớm xuất hiện sự chia rẽ nội bộ. Chẳng bao lâu sau cái chết của Mohamed, cuộc tranh chấp quyền hành đã diễn ra gay gắt giữa những người đứng đầu làm nảy sinh những phe nhóm khác nhau trong Thế giới Hồi giáo.

Hồi Giáo Sunni

Sunna (phái Sunni) có nghĩa là “ con đường quen đi ”, ý muốn nói đến sự thống nhất giữa luật lệ với thực tiên xã hội, cũng như nói đến việc quyết định các vấn đề giáo sự dựa trên sự bàn bạc và đồng thuận. Với phái Sunni thì quyền lực xuất phát từ sự nhất trí của cộng đồng. Đó là một truyền thống được hình thành để hòa giải những khác biệt và sai lệch bên trong cộng đồng Hồi giáo mà những lời nói của Mohamed thường được các tín đồ dẫn ra như một tiền lệ: “ Những khác biệt về ý kiến trong cộng đồng của ta là điều nên khoan dung ”.

Ngày nay, phái Sunni chiếm đại đa số khoảng 75 - 80%. Mặc dù có một số người vẫn còn luyến tiếc chế độ các caliph trong quá khứ, nhưng Hồi giáo Sunni ngày nay mang tính chất tự trị trong từng quốc gia Hồi giáo. Còn cac vương quốc của Ả Rập Xê út có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ những thành phố thánh Mecca và Medina, một chức năng thuộc về các caliph ngày xưa.

Với Sunni, thẩm quyền cao nhất là luật Hồi giáo theo chỉ dẫn của kinh Koran. Luật này không phải do một cá nhân nào đó diễn giải, mà là từ sự nhất trí của những người có học vấn, những người đưa ra các phán quyết của họ dựa trên chỉ dẫn của kinh Koran và Hadith ( sách Tiên tri ) và bằng phép loại suy ( so sánh những trường hợp tương tự ). Tinh thần chung của luật Hồi giáo theo Sunni là nhấn mạnh đến Năm Cột Trụ của đức tin Hồi giáo và một nghi thức thờ phụng khá coi trọng hình thức. Luật lệ của phái Sunni có xu hướng nhấn mạnh vào việc đặt toàn bộ cụôc sống của tín đồ dưới ý chỉ của Thượng đế và những chỉ dẫn trong kinh Koran. (Trịnh Huy Hóa: 78 – 79)

Hệ Sunni có bốn Madhahab ( Trường phái Giáo luật chánh yếu )khác biệt nhau đôi chút trong các diễn dịch giáo luật. Bốn Madhahab Sunnah là: Hanafy, Maliky, Shafi’y, Hanbaly. (Dohamide Abu Talib (biên dịch) – 1996: 277-278)

• Madhahab Hanafy

Có ảnh hưởng tại các cộng đồng Muslim các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan… với vị Imam là Abu Hanifa al-Mu’man ibn Thabit, sinh năm 80 niên lịch Hijrah nhằm 699 T.L và mất vào khoảng năm 767 T.L, trung tâm hoạt động ở vùng Kufa. Căn bản lập luận loại suy của Abu Hanifa gọi là qiyas là Thiên kinh Qur’an, chỉ chấp nhận Hadith khi nào hoàn toàn thoả mãn về tính xác thực của Hadith. Imam Abu Hanifa là người đầu tiên hướng sự chú ý về giá trị lớn lao của Thiên kinh Qur’an hay là lý luận loại suy trong giáo luật.

• Madhahab Maliky

Phát triển ảnh hưởng tại các vùng Tây Phi Châu và Bắc Phi Châu, với vị Imam là Maliky ibn Anas, sanh năm 93 niên lịch Hijrah nhằm năm 713 T.L tại Ả Rập Saudi, đã làm việc và mất năm năm 82 tuổi. Công trình của Maliky hoàn toàn giới hạn trong các Hadith sưu tầm được tại Medina. Muwatta là quyển sách đầu tiên sưu tập Hadith và là một trong những quyển tục lệ và Sunna có thẩm quyền nhất.

• Madhahab Shafi’y

Phát triển ảnh hưởng tại Indonesia, Ai Cập, Malaysia, Brunei, Philippines, Sri Lanka, Việt Nam… được đặt dưới quyền lãnh đạo của Imam Muhamad ibn Iđris al-Shafi’y, sanh tại Palestine năm 150 niên lịch Hijrah tức 767 T.L, đã sống tuổi thanh niện tại Mecca nhưng làm việc lâu năm nhất tại Ai Cập và đã mất tại đây năm 204 Hijrah. Thuở đó không ai có thể vượt qua Muhamad ibn Iđris al-Shafi’y về hiểu biết thiên kinh Koran và đã khổ công nghiên cứu Sunna, đi chu du từ nơi này sang nơi khác để sưu tầm tài liệu và dữ kiện. Madhahab shafi’y do đó đã được đặt trên cơ sở chánh yếu là Sunni và có điểm lợi là Hadith sử dụng có tính rộng rãi hơn và được sưu tầm từ nhiều trung tâm khác nhau, trong khi Imam Maliky chỉ dựa vào những điều tìm được ở Medina mà thôi.

• .Madhahab Hanbaly

Phát triển ảnh hưởng chủ yếu tại Ả Rập Saudi, dưới sự lãnh đạo của Imam Ahmad ibn Hanbal sanh tại Baghdar ( nước Irắc) năm 164 niên lịch Hijrah và mất ở đó năm 241 Hijrah. Phạm vi sưu tập của Imam Hanbal cũng có quy mô rộng rãi và công trình nổi tiếng là về Musnađ, chứa đựng nhiều Hadith. Sưu tập của Imam Ahmad ibn Hanbal không xếp theo đề tài mà lại xếp theo tên các Sahabah của Nabi liên hệ đến Hadith. Trong khi hệ thống Abu Hanifa áp dụng lý luận rất phóng khoáng và tìm quy nạp các vấn đề từ thiên kinh Koran bằng suy luận thì hệ thống Imam Ahmad ibn Hanbal rất dè dặt thận trọng dùng lý luận và phê phán.

Mặc dù có các Madhahab khác nhau về giáo lý và thần học, thẩm quyền sau cùng đối với người Muslim Sunni vẫn là sự diễn dịch thiên kinh Koran và Hadith. Điều này trái ngược với hệ Shi’i, trên cơ ban dựa vào các nhà lãnh đạo tôn giáo của họ là các vị Imam để có sự dẫn dắt dứt khoát.

2.1.1.4.2. Hồi Giáo Shi’i

Phái Shi’i chủ trương kế vị Mohamed phải là người thuộc dòng dõi Tiên tri. Đó là các Imam, tức là những chủ tế hay thầy giảng có thẩm quyền và được thánh chỉ của đạo Hồi để dẫn dắt các tín đồ. Imam đầu tiên là Ali, con rễ của Mohamed, và sau ông là Hussan, con trai trưởng của Ali, sau Hussan là Husain, con trai thứ hai. Rồi sau đó là chín vị khác cũng thuộc dòng dõi của Tiên tri Mohamed.

Tất cả những Imam này, trừ người cuối cùng, đếu chết một cách bí ẩn, và phái Shi’i cho rằng họ bị giết khi nổi dậy chống lại vương quyền của các caliph. Theo cách nhìn của phái Shi’i thì các caliph của phái Sunni đại diện cho các thế lực tiếm quyền hắc ám, luôn tìm mọi cách để tiêu diệt những phát ngôn viên chân chính ở từng thế hệ thuộc giòng dõi Tiên tri của Thượng đế.

Phái Shi’i danh cho Ali và những hậu duệ của ông một vị trí đặc biệt trong tín ngưỡng của họ. Họ tin rằng Ali và mười một vị Imam sau đó là những người đặc biệt thích hợp để diễn giải những khải thị của Mohamed và dẫn dắt cộng đồng Hồi giáo, vì họ là hậu duệ của Tiên tri. Còn vị Imam thứ mười ba, Imam Zamah tức Mandi, được những người Shi’i coi là Imam của mọi thời đại. Vị này đã mất tích khoảng năm 873, và phái Shi’i tin rằng Thượng đế đã giấu ông ta đi không cho loài người nhìn thấy. Rồi một ngày nọ ông ta sẽ quay về để dẫn dắt cộng đồng Hồi giáo và mang sự công bằng trả về cho thế giới. Vì thế cũng dễ hiểu là trong lịch sử đạo Hồi cứ lâu lâu lại xuất hiện những người tự xưng mình là Mandi, vị Imam thứ mười ba.(Trịnh Huy Hóa: 80)

Các Chi Phái Shi’i

Khi phong trào Shi’i bắt đầu, nó xuất hiện trên bề mặt như một phong trào vì những động cơ chính trị hơn là tôn giáo. Trạng thái tinh thần những người Shi’i bị chi phối bởi nhiều thế kỷ phải đóng vai trò là nhóm thiểu số bị chèn ép trong đạo Hồi, vì thế không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các phong trào bè phái trong nội bộ đạo Hồi đều là phong trào Shi’i.

Đại đa số những người Hồi giáo Shi’i chấp nhận danh sách tiêu chuẩn về mười hai vị Imam đến trước vị Imam ẩn thân thứ mười ba, và vì thế mà họ được gọi là phái “Mười hai”, hay Ashariyah. Đó là những người Shi’i ở Iran, họ giữ lập trường “ôn hòa” đối với các Imam nói trên. Nhưng một chi tiết nhỏ hơn, được gọi là Ismaili, đôi khi còn đựơc gọi là phái “Bảy vị”, vì họ chỉ chấp nhận bảy vị Imam đầu tiên và không công nhận tư cách Imam cua những vị còn lại. Phái “Mười hai” cho rằng con trai út của vị Imam thứ sáu được thừa kế chức vị của cha vì con cả Ismail đã phạm tội uống rượu. Nhưng phái Ismaili khẳng định rằng quyền kế vị đã đựơc chuyển cho Ismail, và tuyên bố ông ta là vị Imam hiện thân cuối cùng, nhưng con trai ông là Muhammad at – Tamm sẽ trở lại với tư cách là Mahdi, vị Imam hiện đang ẩn thân. Phái Ismaili có cách nhìn lịch sử theo kiểu chu kỳ, và họ coi tất cả những tôn giáo đại chúng đang tồn tại đều có liên hệ với nhau.

Lịch sử Ismaili rất đáng quan tâm, vì nó chứng tỏ một thái độ xã hội cực đoan sinh ra từ phái Shi’i có thể chuyền từ chủ nghĩa lý tưởng sang chủ nghĩa cuồng tín, và từ chủ nghĩa vô chính phủ sang chủ nghĩa chuyên chế dễ dàng như thế nào. Vào thế kỷ thứ chín một nhóm tín đồ Ismaili gọi là những người Qarmati xuất hiện Irắc và Bahrain. Những người Qarmati sống cuộc sống theo kiểu công xã, mọi thứ đều là của chung và mỗi người vì mọi người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét