ISLAM nghĩa là gì?
Islam là một từ ngữ Ả Rập, với tính cách là một tôn giáo, Islam thể hiện sự tuân phục và vâng mệnh hoàn toàn đối với Allah- Thượng đế của toàn vũ trụ. Khi nhìn bầu trời, khảo sát những thực thể trong vũ trụ, chúng ta thấy mọi vật đều hoạt động theo một qui luật nhất định. Mặt trời, mặt trăng và tất cả các thiên thể chuyển động đều tuân theo một trật tự. Tóm lại, thế giới của chúng ta là một thế giới hoạt động nhịp nhàng theo qui luật đã vạch sẵn. Đó chính là các qui luật vô biên của Thượng đế. Một người đi theo Islam được gọi là Muslim. Mặt trời, mặt trăng, trái đất và mọi tinh tú trên trời là những “Muslim” cũng như tất cả đất đá, sinh vật, cây cỏ… đều là Muslim vì đã sinh tồn tuân theo luật lệ mà Thượng đế đã hoạch định cho chúng. (Habib – Từ Công Nhượng (biên dịch) - 1996: 1-2)
Tên gọi đạo Hồi và người Hồi giáo ở Việt Nam xuất xứ từ cách gọi của người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi đạo Islam bằng cái tên “ đạo Hồi ” theo tên của dân tộc Hồi Hồi ( hay Hồi Hột ), một dân tộc mà hầu như toàn bộ người dân theo tôn giáo này. Đây là một dân tộc thiểu số sống ở vùng Tây Bắc Trung Quốc giáp với các nước Cộng hòa Trung Á và Afghanistan.
Sự ra đời
Hồi giáo xuất hiện ở bán đảo Ả Rập vào đầu thế kỷ VII sau Công Nguyên. A Rập khi đó còn là một xã hội bộ lạc và khá lạc hậu so với những vùng đất xung quanh. Hầu như mỗi bộ lạc Ả Rập đều có những thần thánh riêng của mình, được thờ phụng dưới hình thức những pho tượng, những hòn đá và cái cây.
Sự ra đời của tôn giáo này đã được thúc đẩy bởi một loạt nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ả Rập thành một nhà nước phong kiến thần quyền.
Vào đầu thế kỷ VI, tại vùng bán đảo Ả Rập, nằm giữa châu Phi và châu Á, nơi mà cư dân chủ yếu là người Ả Rập Bê–doanh ( nghĩa là “dân sa mạc”), sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, đã diễn ra những biến đổi quan trọng. Đó là việc hình thành con đường buôn bán Tây–Đông giữa vùng Địa Trung Hải với Ấn Độ, Trung Quốc đi qua bán đảo Ả Rập. Sự giao lưu đó đã tạo ra sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, hình thành một số trung tâm kinh tế, văn hóa lớn như Mecca, Medina…(Châu Quốc Tuấn (chủ biên) – 1994: 239 – 243)
Ở những thành phố này, kẻ có quyền lực đã nhờ vào việc thu thuế trong các đoàn thương nhân đi qua mà trở nên giàu có. Ơ thành phố Mecca có ngôi đền cổ Kaaba được xem là nơi trú ngụ của rất nhiều thần linh, đặc biệt là phiến đá đen linh thiêng được coi là vật thờ chung của người Ả Rập. Vùng đất xung quanh nơi thờ phụng linh thiêng này là một vùng trung lập, tại đây các vị đại diện và các nhà buôn của những bộ tộc đang có chiến tranh với nhau có thể yên ổn gặp nhau trong hòa bình.
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đã làm tan rã cơ cấu xã hội của người Ả Rập. Những quan hệ cũ, quan hệ thị tộc, bộ lạc cũng như quan hệ công xã lỗi thời được thay bằng quan hệ mới dựa trên sự bất bình đẳng về sở hữu tài sản và sự ưu ái giai cấp: quan hệ chủ nô và nô lệ.
Đến đầu thề kỷ thứ VII, con đường buôn bán Tây – Đông này chuyển sang vùng vịnh Batư thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Batư. Việc mất con đường buôn bán quá cảnh này ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế trong vùng. Các thành phố lớn như Mecca, Medina…bắt đầu suy tàn. Bọn chủ nô, bọn nhà giàu mất đi nguồn lợi lớn đã chuyển sang cho vay nặng lãi và bóc lột lao động của nô lệ ngày càng thậm tệ hơn. Mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết cấp bách. Trong khi đó bán đảo Ả Rập lại đứng trước nguy cơ bị xâm lấn bởi Byzantine từ phía Tây và Batư từ phía Đông. Các đế quốc này “ưu việt” hơn xứ Ả Rập ở chỗ họ chỉ tôn thờ một vị thần duy nhất, vì thế nó giúp đoàn kết được dân tộc và nhờ vậy họ xây dựng được các đế chế hùng mạnh.
Những người thuộc tầng lớp trên trong xã hội nhận thấy cần phải có một học thuyết mới và một nền đạo đức mới. Chúng phải vừa thỏa mãn được các giá trị vụ lợi, nhấn mạnh đến trách nhiệm cá nhân và đề cao cá tính mà vẫn giữ được sự thống nhất trong dân tộc Ả Rập.
Những tín ngưỡng và tôn giáo cũ của các bộ lạc chủ yếu là thờ đa thần, không những không đáp ứng mà còn cản trở khuynh hướng trên. Trong hoàn cảnh đó vũ khí tư tưởng thích hợp phải là một tôn giáo mới, tôn giáo thờ nhất thần. Hồi giáo – một tôn giáo thờ nhất thần đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
Quá trình hình thành đạo Hồi gắn chặt với tên tuổi cuộc đời, sự nghiệp của một nhân vật mà người Hồi giáo xem là lãnh tụ tinh thần của họ: giáo chủ Mohamed.
Islam là một từ ngữ Ả Rập, với tính cách là một tôn giáo, Islam thể hiện sự tuân phục và vâng mệnh hoàn toàn đối với Allah- Thượng đế của toàn vũ trụ. Khi nhìn bầu trời, khảo sát những thực thể trong vũ trụ, chúng ta thấy mọi vật đều hoạt động theo một qui luật nhất định. Mặt trời, mặt trăng và tất cả các thiên thể chuyển động đều tuân theo một trật tự. Tóm lại, thế giới của chúng ta là một thế giới hoạt động nhịp nhàng theo qui luật đã vạch sẵn. Đó chính là các qui luật vô biên của Thượng đế. Một người đi theo Islam được gọi là Muslim. Mặt trời, mặt trăng, trái đất và mọi tinh tú trên trời là những “Muslim” cũng như tất cả đất đá, sinh vật, cây cỏ… đều là Muslim vì đã sinh tồn tuân theo luật lệ mà Thượng đế đã hoạch định cho chúng. (Habib – Từ Công Nhượng (biên dịch) - 1996: 1-2)
Tên gọi đạo Hồi và người Hồi giáo ở Việt Nam xuất xứ từ cách gọi của người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi đạo Islam bằng cái tên “ đạo Hồi ” theo tên của dân tộc Hồi Hồi ( hay Hồi Hột ), một dân tộc mà hầu như toàn bộ người dân theo tôn giáo này. Đây là một dân tộc thiểu số sống ở vùng Tây Bắc Trung Quốc giáp với các nước Cộng hòa Trung Á và Afghanistan.
Sự ra đời
Hồi giáo xuất hiện ở bán đảo Ả Rập vào đầu thế kỷ VII sau Công Nguyên. A Rập khi đó còn là một xã hội bộ lạc và khá lạc hậu so với những vùng đất xung quanh. Hầu như mỗi bộ lạc Ả Rập đều có những thần thánh riêng của mình, được thờ phụng dưới hình thức những pho tượng, những hòn đá và cái cây.
Sự ra đời của tôn giáo này đã được thúc đẩy bởi một loạt nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ả Rập thành một nhà nước phong kiến thần quyền.
Vào đầu thế kỷ VI, tại vùng bán đảo Ả Rập, nằm giữa châu Phi và châu Á, nơi mà cư dân chủ yếu là người Ả Rập Bê–doanh ( nghĩa là “dân sa mạc”), sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, đã diễn ra những biến đổi quan trọng. Đó là việc hình thành con đường buôn bán Tây–Đông giữa vùng Địa Trung Hải với Ấn Độ, Trung Quốc đi qua bán đảo Ả Rập. Sự giao lưu đó đã tạo ra sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, hình thành một số trung tâm kinh tế, văn hóa lớn như Mecca, Medina…(Châu Quốc Tuấn (chủ biên) – 1994: 239 – 243)
Ở những thành phố này, kẻ có quyền lực đã nhờ vào việc thu thuế trong các đoàn thương nhân đi qua mà trở nên giàu có. Ơ thành phố Mecca có ngôi đền cổ Kaaba được xem là nơi trú ngụ của rất nhiều thần linh, đặc biệt là phiến đá đen linh thiêng được coi là vật thờ chung của người Ả Rập. Vùng đất xung quanh nơi thờ phụng linh thiêng này là một vùng trung lập, tại đây các vị đại diện và các nhà buôn của những bộ tộc đang có chiến tranh với nhau có thể yên ổn gặp nhau trong hòa bình.
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đã làm tan rã cơ cấu xã hội của người Ả Rập. Những quan hệ cũ, quan hệ thị tộc, bộ lạc cũng như quan hệ công xã lỗi thời được thay bằng quan hệ mới dựa trên sự bất bình đẳng về sở hữu tài sản và sự ưu ái giai cấp: quan hệ chủ nô và nô lệ.
Đến đầu thề kỷ thứ VII, con đường buôn bán Tây – Đông này chuyển sang vùng vịnh Batư thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Batư. Việc mất con đường buôn bán quá cảnh này ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế trong vùng. Các thành phố lớn như Mecca, Medina…bắt đầu suy tàn. Bọn chủ nô, bọn nhà giàu mất đi nguồn lợi lớn đã chuyển sang cho vay nặng lãi và bóc lột lao động của nô lệ ngày càng thậm tệ hơn. Mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết cấp bách. Trong khi đó bán đảo Ả Rập lại đứng trước nguy cơ bị xâm lấn bởi Byzantine từ phía Tây và Batư từ phía Đông. Các đế quốc này “ưu việt” hơn xứ Ả Rập ở chỗ họ chỉ tôn thờ một vị thần duy nhất, vì thế nó giúp đoàn kết được dân tộc và nhờ vậy họ xây dựng được các đế chế hùng mạnh.
Những người thuộc tầng lớp trên trong xã hội nhận thấy cần phải có một học thuyết mới và một nền đạo đức mới. Chúng phải vừa thỏa mãn được các giá trị vụ lợi, nhấn mạnh đến trách nhiệm cá nhân và đề cao cá tính mà vẫn giữ được sự thống nhất trong dân tộc Ả Rập.
Những tín ngưỡng và tôn giáo cũ của các bộ lạc chủ yếu là thờ đa thần, không những không đáp ứng mà còn cản trở khuynh hướng trên. Trong hoàn cảnh đó vũ khí tư tưởng thích hợp phải là một tôn giáo mới, tôn giáo thờ nhất thần. Hồi giáo – một tôn giáo thờ nhất thần đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
Quá trình hình thành đạo Hồi gắn chặt với tên tuổi cuộc đời, sự nghiệp của một nhân vật mà người Hồi giáo xem là lãnh tụ tinh thần của họ: giáo chủ Mohamed.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét