Lễ hội
LỄ EID AL-FITR
Lễ Eid al-Fitr ( hay lễ Tiểu Eid ) bắt đầu vào ngày thứ nhất của tháng Shawal, sau khi tháng chay Ramadan chấm dứt. Lễ này được người ta tổ chức khắp nơi trong thế giới Hồi giáo. Đó là ngày hội hè theo đúng nghĩa. Vì lễ này đánh dấu việc chấm dứt mùa chay Ramadan, nên nó luôn là dịp để tổ chức ăn uống, tiệc tùng và các gia đình sum họp cùng nhau giống như ngày Tết Năm mới ở phương Đông.
Vào ngày đầu tiên của lễ Tiểu Eid, buổi sáng tất cả những người đàn ông trong gia đình sẽ đến thánh đường để dự một buổi lễ cầu nguyện đặc biệt. Sau buổi lễ, theo giáo huấn của Mohamed, họ sẽ đến nghĩa trang để thăm mộ thân nhân.
Khi những nghi lễ tôn giáo trang nghiêm này đã xong rồi thì cũng là lúc không khí lễ hội náo nhiệt bắt đầu. Người ta đi thăm họ hàng và bạn bè. Đám trẻ con luôn chờ đón lễ Tiểu Eid, vì đây là lúc chúng được mặc quần áo đẹp và được cho tiền. Các cô dâu mới thường cũng được người ta mừng tiền vào dịp này.
Trong những ngày lễ hội, người ta thường đem những bộ quần áo đẹp nhất ra diện để đi chơi. Đàn ông đội chiếc khăn mới; phụ nữ thì diện nhưng bộ váy áo đẹp nhất của mình. Một số phụ nữ choàng chiếc áo thụng thêu dài trùm đầu đến tận ngón chân mặc cùng cái váy mới đầy màu sắc. Trong khi một số khác lại mặc những chiếc áo dài mới may bằng lụa thêu thùa rất cầu kỳ. Ở các nước vùng sa mạc thì ngay cả đám lạc đà cũng được đeo đầy những đồ trang sức lòe loẹt. Ở các thành phố, đường phố thường đầy nghẹt những người bán hàng rong, mà hàng háo chủ yếu của họ là bánh trái ăn chơi.
Lễ Tiểu Eid giống với lễ Nguyên Đán của phương Đông hơn bất cứ lễ hội nào khác trong thế giới Hồi giáo. Các nhân viên được ông chủ cho tiền thưởng; nhà máy và văn phòng đóng cửa nghỉ vài ngày; thực phẩm và tiền được phân phát cho người nghèo. Trong thời gian lễ Tiểu Eid, người ta thường chào hỏi nhau bằng câu “ Chúc một lễ Eid tốt lành cho bạn ” (Trịnh Huy Hóa: 201 - 202)
LỄ EID AL-ADHA
Lễ hội có tên là Eid al-Adha hay là Đại Eid được toàn thể thế giới Hồi giáo cử hành vào ngày 10 tháng 12. Mọi người, nhất là những người đã được tước hiệu Hadji, mổ súc vật như cừu, dê và lạc đà làm vật hiến tế. Nghi lễ này là để tưởng nhớ việc Abraham đã theo lệnh Allah giết một con cừu làm vật hiến tế thế mạng cho con ông là Ismael.
Giáo huấn của Mohamed tuyên bố rằng gia trưởng của các gia đình phải đích thân đi mua con cừu dành cho lễ hiến tế. Ngày lễ này bắt đầu cũng giống như lễ Tiểu Eid, với việc đàn ông con trai đi dự buổi lễ cầu nguyện đặc biệt ở Thánh đường. Khi trở về nhà họ đưa theo một người để giết mổ con vật nếu họ không định tự mình làm việc đó. Trước khi ra tay, dù là ai thì đều phải nói câu “ Nhân danh Allah”.
Thịt con vật hiến tế, cũng theo giáo huấn của Mohamed, phải được chia ra làm ba phần, một phần cho người nghèo, một phần cho họ hàng và một phần cho gia đình. Bằng lễ hiến tế này người ta khẳng định một cách tượng trưng, rằng vì Thượng đế họ sẵn sàng từ bỏ thậm chí cả những gì quý giá nhất của mình. Đó là một nghi lễ thiêng liêng để tỏ lòng biết ơn Thượng đế và thể hiện lòng nhân đức.
“ Chúc một lễ Eid tốt lành cho bạn ” cũng là lời chào hỏi mà người ta dành cho nhau trong lễ Đại Eid. (Trịnh Huy Hóa: 203 – 204)
NGÀY SINH CỦA MOHAMED
Các tín đồ Hồi giáo kỷ niệm ngày sinh của tiên tri Mohamed vào ngày 12 tháng Rabi ul – Awal. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong thế giới Hồi giáo, với những buổi lễ cầu nguyện và tiệc tùng kéo dài trong nhiều ngày thậm chí nhiều tuần. Ở các gia đình, người ta kể chuyện về cuộc đời Mohamed, về cha mẹ Ngài và về việc Ngài được sinh ra như thế nào. Các vị lãnh đạo tôn giáo trong cộng đồng cũng nhắc nhở các tín đồ về những bổn phận của họ với tư cách là người Hồi giáo.
Người ta tin rằng Tiên tri chết cũng vào đúng ngày này, điều đó càng làm cho ngày lễ thêm phần ý nghĩa, thêm phần quan trọng và trang nghiêm.
Trong hai thế kỷ đầu tiên của đạo Hồi, lễ này không được tổ chức vì người ta không biết được chính xác ngày sinh của Tiên tri. Đến thế kỷ thứ IX, một loạt những truyền thuyết về Tiên tri được chính thức hóa trong Hadith (Sách Tiên tri). Một truyền thuyết về cuộc đời Tiên tri nói rằng rất nhiều sự kiện trọng đại trong cuộc đời Mohamed đã xảy ra vào ngày thứ Hai. Ông tị nạn đến Medina và cái chết của ông đều xảy ra vào thứ Hai. Vì thế các lãnh tụ đạo Hồi thời đó quyết định lấy ngày 12 thứ Hai tháng Rabi ul – Awal làm ngày sinh của Mohamed. Ngày này được tổ chức bằng những nghi lễ cầu nguyện đặc biệt. Đàn ông tụ tập ở Thánh đường địa phương hay đến Thánh đường lớn (Thánh đường ngày thứ Sáu) để nghe vị Imam kể về cuộc đời Mohamed. Phụ nữ cũng tụ tập cầu nguyện ở nhà.
Ở Indonesia, lễ kỷ niệm ngày sinh của Tiên tri được cử hành với một đám rước vĩ đại trên đảo Java. Hai ngày trước lễ kỷ niệm, hàng núi thức ăn cho lễ hội được người ta chuẩn bị tại Cung điện Hoàng Gia. Trong ngày lễ, thức ăn được mang đến các Thánh đường chính trong thành phố, ở đó chúng được ban phúc và phân phát cho mọi người. Người ta tin rằng, ai nhận đựơc một miếng gunungan ( một món đồ ăn hình chiếc bánh ú ) thì ngươi đó nhất định sẽ gặp được vận may, sẽ mạnh khoẻ và được một vụ mùa bội thu. (Trịnh Huy Hóa: 205 - 206)
LỄ MUHARRAM VÀ ASHURA
Với những người Hồi giáo Shi’i, nghi lễ tôn giáo quan trọng nhất là lễ Ashura vào ngày thứ mười đầu năm mới. Đây là thời gian than khóc, kỷ niệm ngày tuẫn đạo vì chính nghĩa Hồi giáo của Husain, con trai của Ali, cháu của Tiên tri Mohamed, trong một cuộc xung dột tôn giáo đã mở đầu cho sự phân liệt giữa phái Shi’i và Sunni. Husain cùng với bảy mươi hai người, vừa người nhà vừa đệ tử, bị giết tại Karbala ngày 10 tháng 10 năm 680. Cái chết của Husain được những người Shi’i làm lễ tưởng niệm trong mười ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Hồi giáo, đó là dịp lễ Muharram.
Trong những ngày này các cộng đồng Hồi giáo Shi’i trên khắp thế giới đều biểu lộ một nhiệt huyết tôn giáo cao độ. Vào ngày cuối cùng của năm cũ, những chiếc kều bạt màu đen được dựng trên các con phố với các binh khí vá các ngọn nến tưởng niệm để nhắc nhở khách qua đường những người tử đạo. Vào ngày đầu tiên của lễ Muharram, các tín đồ mộ đạo ngừng việc tắm rửa và cạo râu. Câu chuyện về Husain được kể lại một cách sống động tại bục giảng kinh trong các nhà lều; người nghe đáp lại bằng những giọt nước mắt tràn trề và những tiếng khóc than rên rĩ. Các đám rước được tổ chức ở tất cả những vùng nào có đông các tín đồ Shi’i.
Cao trào tưởng niệm về cái chết của vị anh hùng này là vào ngày thứ mười của lễ Muharram, được coi là Ashura. Trận đánh ở Karbala và cái chết của Husain được người ta diễn lại một cách đầy màu sắc với những kỵ sĩ cưỡi ngựa mặc trang phục nhẹ tấn công lẫn nhau, chém vào người nhau với những thanh kiếm gỗ. Đám đông ngày càng kích động hơn; cuối cùng Husain được đưa ra và người ta chứng kiến cảnh ông mộ đạo thực hiện như một hành động cùng chịu đựng khổ nạn với thánh Husain.
Phái Sunni kỷ niệm ngày mất của Husain ít kịch tính hơn. Trong mười ngày đầu của tháng Muharram, tất cả các hình thức giải trí vui chơi công cộng kể cả đàn ca đều phải dẹp bỏ. Lễ Ashura cũng là một ngày ăn chay nhưng không bắt buộc. (Trịnh Huy Hóa: 206 - 207)bị kẻ thù độc ác hành hạ, cuối cùng ông bị chặt đầu. Cảnh tượng gây ấn tượng kịch tính nhất cùa ngày hôm đó là màn tự hành hạ mình bằng roi do những người
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét