Subscribe

RSS Feed (xml)

Powered By

Skin Design:
Free Blogger Skins

Powered by Blogger

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2009

THE AHA MOMENT

Một từ được người Mỹ dùng để chỉ những giây phút hứng thú khi người đọc phải vỗ đùi mà kêu lên "à ra thế" khi đọc được điều gì mới lạ và đáng nhớ, tạm dịch là "khoảnh khắc bừng ngộ"?
Ngay cả với những ai có vẻ ngại ngần tư duy thì trong đời cũng từng đôi lần trải qua thứ cảm giác khó quên khi tay vỗ trán, miệng cười sảng khoái, sung sướng toàn bộ châu thân vì chợt nhận ra rõ ràng điều gì đó hay xử lý ngay tắp lự vấn đề lâu nay cứ lẩn trốn đã khiến ta loay hoay hoài, chẳng thể xuôi chiều mát mái hoặc gọi tên chính xác được.
Kết quả những nghiên cứu mới đây nuôi hy vọng có thể tạo ra các kỹ thuật nảy sinh các khoảnh khắc bừng ngộ nội tâm ấy làm tiền đề xử lý vấn đề một cách sáng tạo; nhờ sự chuẩn bị tâm thế nghiêm túc. Đúng như tuyên bố của Louis Pasteur: “Cơ hội chỉ dành cho những tâm trí chực sẵn sàng đón nhận/ Chance favors only the prepared mind”.
Hai nhà tâm lý học Hoa Kỳ John Kounios (Đại học Drexel) và Mark Jung-Beeman (Đại học Northwestern) cùng các cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Tâm lý/ Psychological Science, số tháng 4.2006.
Trước đó, họ đã giải thích các chức năng của não bộ khi người ta đạt đến giải pháp bừng ngộ nội tâm/ “Aha!” moments of insight, so với lúc thực hiện các cách xử lý tuần tự/ methodical solutions khác nhau như thế nào.
Gần đây, nhóm nghiên cứu này lại chỉ ra các mẫu hình chuyên biệt của hoạt động não bộ dẫn đến khoảnh khắc “Aha!” khởi sự sớm hơn so với thời điểm vấn đề được giải quyết; khẳng định rằng: người ta có thể chuẩn bị tâm thế để tạo nên một giải pháp “Aha!” ngay trước cả khi vấn đề được xem xét.
Như vậy là, khi chuẩn bị cho vấn đề mà người ta xử lý với sự bừng ngộ nội tâm, các mẫu hình hoạt động của não cho thấy họ đang âm thầm tập trung chú ý, để sẵn sàng chuyển sang các kênh tư duy mới và có lẽ, đang làm tắt lặng mọi ý nghĩ không thích ứng.
Những phát hiện trên quan trọng ở chỗ chúng chứng tỏ người ta có thể chuẩn bị tâm thế với các phong cách tư duy khác nhau, và các sự khác nhau ấy được định dạng bằng các mẫu hình chuyên biệt của hoạt động não bộ. Nghiên cứu giúp ta hiểu về cách thức đưa bản thân mình vào sự tùy chọn “khung tâm trí/ frame of mind” trong việc xử lý các kiểu vấn đề cụ thể.
Kết quả nghiên cứu trước đây của nhóm đã vén lộ việc để chỉ ưu tiên cho giải pháp “Aha!”, sau khi một người đã và đang không ngừng tìm kiếm giải pháp của vấn đề, não bộ tạm thời giảm thiểu các nguồn gây kích thích thị giác/ visual inputs với một tác động tương tự một người nhắm mắt lại hay nhìn chăm chăm nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho sự hợp trội/ emergence vào tính ý thức của giải pháp.
Nghiên cứu mới nhất mở rộng những phát hiện vừa nêu bằng khuyến nghị rằng: sự chuẩn bị tâm thế bao gồm việc tập trung chú ý bên trong, đẩy mạnh sự bừng sáng nội tâm ngay cả khi ưu tiên trình bày một vấn đề.
Do vậy, dường như là cái cách người ta suy tư trước lúc bắt tay giải quyết vấn đề cũng thật quan trọng không kém kiểu tư duy khi dồn hết tâm trí cố nắm bắt vấn đề; và có lẽ, thậm chí với việc quyết định có hay không giải pháp sẽ nhận được từ sự bừng ngộ nội tâm thình lình.
Những người tham gia thực nghiệm được giới thiệu với một dãy từ rắc rối trong trò chơi đố chữ. Mỗi vấn đề gồm 3 từ (ví dụ, xe tăng/ tank, quả đồi/ hill, bí mật/ secret), và nhiệm vụ của họ là phải tìm một từ đơn nào đó có thể thiết lập thành một danh từ kép hoặc cụm từ thông dụng với mỗi một từ vừa nêu.
Kết quả, đối tượng tham gia thực nghiệm thi thoảng hướng đến kiểu bừng ngộ nội tâm- giải pháp bất chợt “đánh bốp” vào đầu họ và dường như cực kỳ chính xác, đôi khi lại xử lý vấn đề một cách tuần tự hơn, dạng “thử nghiệm” / “trying out” cho đến khi đạt được từ đúng mới thôi (cụ thể ở đây, là từ top/ vị trí cao nhất: tank top/ nắp xe tăng, hilltop/ đỉnh đồi, top secret/ tuyệt mật).
Với các thực nghiệm liên quan nêu trên, trong lúc người tham gia lo xử lý vấn đề đặt ra thì hoạt động não bộ của họ được máy điện não đồ (EEG: Electroencephalograms) ghi lại thông tin thời gian chính xác và thông tin tự động gần đúng, hoặc với máy chức năng hình ảnh cộng hưởng từ (fMRI: functional magnetic resonance imaging) có nhiệm vụ cung cấp một vị trí rõ ràng hơn các vùng hoạt động của não bộ nhưng với định lượng thời gian không chính xác bằng. Các nhà nghiên cứu chú tâm vào họat động của tế bào thần kinh neuron xuất hiện suốt giai đoạn ngay trước khi mỗi vấn đề lộ ra.
Sự chuẩn bị tâm thế đưa đến giải pháp bừng ngộ nội tâm chủ yếu được đặc trưng bởi mức độ tăng cường hoạt động não bộ ở những vùng thuộc thùy thái dương/ temporal lobe areas có liên quan tới tiến trình xử lý khái niệm/ conceptual processing, và tại những vùng thuộc thùy trán/ frontal lobe areas gắn bó với việc kiểm soát ý thức hoặc “tiến trình xử lý từ trên xuống dưới”/ “top-down” processing. Jung-Beeman lưu ý rằng, “những người chuyên xử lý vấn đề có thể sử dụng việc kiểm soát ý thức để chuyển kênh tư duy khi mắc kẹt vào vấn đề, hoặc có khả năng ngăn đè những ý nghĩ không thích ứng, khi chúng dính dấp đến vấn đề trước đây.”
Ngược lại, sự chuẩn bị tâm thế dẫn đến những giải pháp mang tính tuần tự hơn đã làm tăng mức độ hoạt động tế bào thần kinh trong vỏ thị giác/ visual cortex nằm ở phần sau của não bộ- điều này chứng tỏ là sự chuẩn bị cho việc giải quyết vấn đề thận trọng, cân nhắc hoàn toàn bao hàm tiêu điểm chú ý hướng ngoại thể hiện trên màn hình video khi vấn đề được tỏ lộ.
Rốt cục, như những ai từng trải nghiệm lối tư duy sáng tạo đều biết: đôi khi sự sáng tạo thật trơ khấc, lúc lại tuôn chảy thoải mái. Và suốt những thời điểm vừa nói sau cùng, người ta thường kinh qua các khoảnh khắc được gọi là “Aha!”.
Và kết quả nghiên cứu trên càng chứng thực cho câu nói của nhà bác học Pháp Louis Pasteur, lời tuyên bố hàm nghĩa những khoảnh khắc bừng ngộ nội tâm không tự thân xảy đến mà nó là sản phẩm của một quá trình chuẩn bị tâm thế tư duy sáng tạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét