Subscribe

RSS Feed (xml)

Powered By

Skin Design:
Free Blogger Skins

Powered by Blogger

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2009

SỔ TAY TỪ VỰNG ANH - MỸ: VẦN C

CABOOSE
Ở Anh dùng để chỉ nhà bếp trên boong tàu, ở Mỹ dùng để chỉ phòng của nhân viên trên xe lửa.
CALIO
Ở Anh dùng để chỉ vải trúc bâu, còn ở Mỹ dùng để chỉ vải in hoa.
CAN
Đồ hộp ở Mỹ gọi là can, ở Anh gọi là tin. Theo giải thích của từ điển Webster, can có thể là loại chai thủy tinh miệng lớn dùng để đựng thức ăn, vì vậy canned food = tinned food = bottled food
CANDIDACY
Người Mỹ dùng candidacy, còn người Anh thì dùng candidature (tuyển cử)
CANDY
Tiếng Mỹ candy store = tiếng Anh sweet store (cửa hàng bán kẹo)
CANVASS
Ở Mỹ kiểm tra phiếu bầu gọi là canvass còn ở anh thì gọi là scrutinize
CAPACITY
Tiếng Mỹ to capacity = to its utmost capacity (đầy). Ví dụ: The large hall was filled to capacity (Hội trường chật cứng người)
CAR
Vể cách nói trong giao thông vận Chuyển sang lối nói gián tiếp, người Mỹ nói car, người Anh thì dùng carriage hoặc coach (xe khách). Mỹ dùng street car = Anh dùng tram car (xe điện), Mỹ nói car fare = Anh nói tram fare (phí xe điện). Toa hành lý trong xe lửa người mỹ gọi là baggage car còn người Anh gọi là luaggage van.
CAROM
Là một thuật ngữ trong môn billards có nghĩa là cú đánh trúng nhiều hòn bi một lúc. Người Anh hiện nay không còn dùng nữa (mà thay bằng từ cannon). Nhưng ở Mỹ vẫn còn thông dụng từ này. Từ nguyên của carom là carombole
CARPET-BAGGER
Ở Anhd dùng để chỉ loại ứng cử viên tranh cử vào Nghị viện vận động ngoài địa hạt của mình. Loại ứng cử viên này cử tri chẳng hề biết chút gì về họ. Ở Mỹ thì chỉ những đảng viên Đảng Cộng hòa miền Bắc đến các bang miền Nam để nhậm chức hoặc hoạt động chính trị (thời kỳ sau cuộc nội chiến Nam- Bắc, miền Nam đang tiến hành cải tạo). Bọn họ cũng tổ chức thành một cơ cấu gọi là carpet-bagger government (chính quyền của bọn đầu cơ chính trị)
The Oxford English Dictionary dẫn chứng, thời gian từ này bắt đầu được sử dụng ở Mỹ sớm hơn ở Anh
CARRY
Bỏ hàng rào vào một cửa hàng để bán, người Anh gọi là keep and sell (an article), còn người Mỹ nói carry (an article). Khi người Anh nói We keep and sell it, người Mỹ có thể lấy làm ngạc nhiên. Tại sao vừa giữ mà lại vừa bán đi được. Tương tự, khi người Mỹ nói We carry it, người Anh sẽ chẳng hiểu ra làm sao.
Ngoài ra, carrier ở Anh là hãng vận tải, hoặc người chuyên chở còn ở Mỹ lại là bưu tá, tức postman
CAUCUS
Đây là từ người Anh mượn tiếng Mỹ mà ra, lâu ngày có sự biến đổi về cơ bản. Hiện nay ở Anh caucus có nghĩa là cơ cấu chỉ đạo của chính đảng, tương đương với machuie của Mỹ. Còn ở Mỹ caucus vẫn mang ý nghĩa là hội nghị cán bộ chính đảng, phụ trách việc chọn lựa lãnh đạo của đảng, hoạch định chính sách hoặc chỉ định người tham gia tuyển cử.
CENTENNIAL
Ở Mỹ người ta quen dùng centennial, bicentennial (lễ kỷ niệm 100 năm , 200 năm) ở Anh lại quen dùng centenary, bicentenary.
(Nói thêm, Một trăm năm sau ngày ra đời Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, tức năm 1876, bang Colorado được thành lập nên có tên là Centennial State)
CENTRAL
Về phương diện điện thoại, tiếng Mỹ central= tiếng Anh exchange (tổng đài)
CHAMBERMAID
Trong tiếng Anh hiện đại có sự khác biệt giữa chambermaid và housemaid. Từ đầu được dùng để chỉ nữ phục vụ phòng trong khách sạn, từ sau chỉ người hầu gái trong nhà . Chữ housemaid trong tiếng Mỹ chỉ cả hai nghĩa này.
CHECKER
Ở Anh có một loại cờ dùng bàn cờ hình vuông, trước đây gọi là checkers, hiện nay đổi lại thành chess. Bàn cờ được gọi là checker-board thì đổi thành chessboard. Nhung ở Mỹ vẫn gọi loại cờ này là checkers hoặc draughts chứ không gọi là chess ) và bàn cờ vẫn được gọi là checker-board (chứ không dùng chessboard)
CHICKEN
Người Mỹ dùng chữ chicken có lúc để chỉ fowl (gia cầm) Tiếng Mỹ chicken-yard = tiếng Anh fowl-run (sân thả gà)
CHURCH
Churchly là tính từ của church: ở Mỹ thường dùng còn ở Anh rất ít thấy. Người Anh phần nhiều dùng chữ church hoặc ecclesiastical (thuộc tu hành, thuộc giáo hội) để thay thế. Ví dụ: She has had intersting churchly experiences (Cô ấy có những kinh nghiệm tu hành rất thú vị )
CIRCULATE
Trong tiếng Mỹ chữ circulate (lưu hành) có khi tương đương với chữ circulatize trong tiếng Anh. Ví dụ: The newspaper circularted many large cities of the country (Tờ báo lưu hành qua nhiều thành phố lớn trong nước)
CIRCUMSTANCE
Tiếng Mỹ not a circumstance to = tiếng Anh nothing in comparison with (Không thể so sánh với). Ví dụ: Undigested securities are not a circumstance to undigested political principles (không thể so sánh/ đồng nhất sự bất ổn về an ninh với sự đảo lộn những nguyên tắc chính trị)
CITIZEN
Chữ citizen của Mỹ tương đương với chữ subject (thần dân, công dân của Anh).Chúng ta thường thấy trên báo chí American citizen và British subject. Ngoài ra, chữ citizen ở Mỹ còn có ý nghĩa là resident, inhabitant (cư dân)
CITY
Ở Anh, city chỉ những thành thị lớn có vị trí quan trọng hoặc có những đại giáo đường do vị Tổng Giám mục chủ tọa. Còn các thành phố thường đều gọi là town. Ở Mỹ các thành phố bình thường đều gọi là city, cho nên chữ city của Mỹ tương đương với chữ town của Anh. Người Mỹ gọi Tòa Thị chính City Hall, người Anh gọi là Town Hall. Còn Town Hall ở New York là nơi dùng để diễn thuyết công cộng.
Phân tích một cách chi tiết thì town của Mỹ trên nghĩa rộng tức là city, borough hoặc urban district (khu vực thành thị). Nhưng có vài nơi từ lúc ban đầu gọi là town. Đương nhiên đấy là do tập quán truyền thống, không thể nào lấy lý mà phân giải được. Câu nói cửa miệng out of town (đi xa) không đồng nghĩa với out of the city (ra ngoại thành, rời khỏi thành phố)
CLAM
Ở Mỹ khi dùng làm danh từ thì biến thành từ đồng nghĩa của assert, state (tuyên bố, chủ trương) mà mất đi nguyên nghĩa là demand as one’s due (đòi hỏi quyền lợi đáng có)
CLEANSE
Người Mỹ thường dùng từ này thay vì động từ clean (làm sạch) mà người Anh vẫn dùng.
CLEAR
They chased the coyotes from there clear into Texas (Họ đuổi theo bọn vô lại đến tận Texas). Chữ clear trong câu này có nghĩa là all the way all the time. Đây là cách dùng của người Mỹ, người Anh rất ít khi dùng đến.
CLERGYMAN
Ở Anh từ này dùng để chỉ thầy tế hoặc trợ tế trong Anh giáo (priest or deacon). Ở Mỹ lại chỉ vị mục sư trong bất kỳ đoàn thể tôn giáo nào (minister).
CLIP
Ở Mỹ có khi từ này mang ý nghĩa tốc độ. The gale was blowing at a 35 mile clip (Cơn bão thổi với tốc độ 35 dặm một giờ)
Ngoài ra, khi làm động từ, nó có ý nghĩa là cut (cắt), Phòng cung ứng tư liệu cắt từ báo ở Mỹ gọi là clipping bureau, ở Anh gọi là press-culting agency.
COMMENCEMENT
Đây là buổi lễ trao học vị danh dự giữa hai trường Cambridge và Dubin của Anh. Ở Mỹ từ này để chỉ ngày trao học vị mỗi năm tổ chức một lần ở các học viện. Ngoài ra, nó cũng tương đương với speech-day của Anh (ngày lễ phát thưởng cho học sinh)
COMMONWEALTH
Người Anh dùng chữ commonwealth để chỉ Liên bang Úc (The Commonwealth of Autralia) và nền chính trị cộng hòa trong lịch sử Anh quốc những năm 1694-1659. Trong 50 bang của Mỹ chỉ có 4 bang chính thức dùng danh xưng là: God save the Commonwealth of Massachusettes (Cầu Chúa phù hộ cho bang Massachusettes)

COMMUTE
Tiếng Mỹ commutation ticket = tiếng Anh season ticket (vé tháng)
COMPOSITION
Exercise book (vở bài tập) của Anh tức là composition book (vở tập làm văn ) trong các trường học của Mỹ.
CONCEDE
Khi diễn tả ý thừa nhận, người Mỹ ưa dùng concede, người Anh thường dùng admit. Vì vậy, concededly trong tiếng Mỹ = admittedly trong tiếng Anh (phải nhìn nhận, đáng thừa nhận). Ví dụ: The Taylor sisters were concededly pretty (phải thừa nhận chị em nhà Taylor xinh thật)
CONSERVATORY
Ở Anh dùng để chỉ phòng ấm dùng để nuôi trồng thực vật tức greenhouse. Còn ở Mỹ lại là trường âm nhạc (hình thức và ý nghĩa tương đồng với từ conservatoire trong tiếng Pháp)
CONSTRUCTION
Trong thuật ngữ ngành đường sắt,chữ construction laborer trong tiếng Mỹ = navvy (thợ đào đường) trong tiếng Anh. Construction gang của Mỹ - gang of navvies (tổ thợ đào đường) của tiêng Anh
CONTESTANT
Chữ contestant của Mỹ vốn có nguồn gốc từ tiếng Anh rất lâu đời, nay được dùng để thay thế chữ competitor (đối thủ) của Anh
CONTINENT
Ở Anh dùng để chỉ lục địa Châu Âu, ở Mỹ dùng để chỉ lục địa Bắc Mỹ.
CONVENTION
Ở Anh các cuộc họp thường niên chính thức bất kể cuộc họp về tôn giáo, xã hội, thương mại, chính trị ) đều được gọi là conferentce, ở Mỹ thì gọi là convention. Người Mỹ nói the annual convention of the national Education Association tương đương với cái mà người Anh gọi là the annual conference of the national Union of Teacher (Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nhà giáo toàn quốc)
COOK
Trong các từ kép, người Mỹ dùng từ cook thay cho cookery hoặc cooking của Anh. Tiếng Mỹ cook book= tiếng Anh cookery book (sách dạy nấu ăn), tiếng Mỹ cook store = tiếng Anh cooking store (nhà ăn, hiệu ăn)
COPY
Trong tòa soạn báo Mỹ, công việc của một copy-reader (biên tập) tương đương với công việc của một sub-editor (phó chủ tịch) ở Anh
CORN
Ở Mỹ cái gọi là corn chính là maire hoặc Indian corn của Anh (bắp). Còn ở Anh thì ở từng địa phương mà cách dùng của từ này có sự khác biệt: Ở đại bộ phận Anh Quốc, corn còn có nghĩa là wheat (lúa mỳ) ở miền Bắc và Ireland , corn có nghĩa là oats (yến mạch). Nói chung, chữ corn theo cách hiểu của người Mỹ mang ý nghĩa tương đối hẹp. Cũng như ở Anh chữ beast (gia súc) của người chăn nuôi bò thịt, còn chữ bird (Chim chóc) của người đi săn chỉ gà gô. Chữ corn của người Anh tức là chữ grain (ngũ cốc) của người Mỹ. Vì vậy người Anh nói corn harvert tức là nói grain harvest (mùa thu hoạch ngũ cốc) của Mỹ, corn factor của Anh tức là grain broker của Mỹ (người buôn bán ngũ cốc)
Ở Mỹ khi dùng corn trong một từ ghép thì nghĩa của chữ corn (bắp) không thay đổi. Ví dụ: corn bread (bánh mỳ bột bắp), corn cob (lõi bắp), corn field (ruộng bắp), corn husk (vỏ bắp), corn musk (mùi hương bắp), corn pone (bánh bắp), v. v... Còn corn flour mà người Anh dùng chỉ là corn starch (bột bắp) của người Mỹ. Chữ corn trong đó người Anh lấy theo nghĩa của người Mỹ.
CORPORATION
Tiếng Mỹ corporation law = tiếng Anh company law (luật công ty)
CORRESPONDING MEMBER
Nghĩa Anh: thành viên nước ngoài có liên lạc tin tức với một hội quần chúng trong nước.
Nghĩa Mỹ: chỉ một người khách có quyền tham gia thảo luận trong hội nghị của một hội quần chúng nhưng không có quyền bỏ phiếu bầu (hội viên thông tin)
COUNCIL MAN
Ở Anh không còn sử dụng từ này mà thay thế bằng từ councillor (hội viên hội đồng) . Còn ở Mỹ thì vẫn sử dụng.
COUNT
Phòng quản lý tiền nong ở một công ty hoặc một hiệu buôn, ở Mỹ gọi là counting-room, còn ở Anh gọi là counting –house
COUNTY
Ở Mỹ một nơi gọi là county (hạt) thông thường gọi là X County (chữ “c” viết hoa). Ví dụ: Suffork County. Ở Anh thì gọi là the county of Suffork (chữ “c” viết thường) chứ không bao giờ gọi là Suffork County như Mỹ. Một số địa phương ở Anh phía sau có thêm chữ shire cũng chính là county.Ví dụ: Yorkshire, Hampshire... Ở Ireland, county được viết tắt thành Co. Ví dụ: Co. Dubin (chứ không phải là Dublin Co.)
Tiếng Việt gọi county của người Anh là hạt, của người Mỹ là tỉnh (về vị trí của county trong chính quyền địa phương Mỹ có thể tham khảo cuốn American Commowealth của Buyce)
Tiếng Mỹ county seat = tiếng Anh county town (thủ phủ hạt)
COURTESY
Khi báo chí hoặc tạp chí của Mỹ được sự cho phép của người có bản quyền đăng một bài báo hoặc một bức vẽ, ở đầu hoặc cuối bài thường có lời cám ơn, người ta rất quen dùng câu By the courtery of... (được sự cho phép của.. ), Người Anh thì dùng By favour of... Ví dụ: By courtesy of the Pocket Book Company of New York (Được sự cho phép của Công ty Sách bỏ túi New York)
COVER
Báo chí Mỹ thường dùng chữ cover để biểu thị ý đưa tin, dùng làm động từ. Người Anh thì dùng chữ report. Ví dụ: The reporter is well experienced in covering accidents, fires, crimes and the like (Người phóng viên rất có kinh nghiệm trong việc đưa các tin về tai nạn, hoả hoạn, phạm tội v..v)
COW
Đến miền Tây nước Mỹ, tránh trời không khỏi đụng phải từ này. Dường như mỗi ngày nhìn thấy, nghe thấy đều có bò cả. Trong rất nhiều từ kép, chữ cow mang nghĩa là cattle (gia súc), cowpoke (ách cho bò trâu), cow-country (xứ chăn bò), cow-town (thị trấn của dân chăn bò)... Có nhiều chữ người miền Tây nước Mỹ dùng, người Anh không chỉ không dùng mà còn chẳng hiểu mô tê gì. Ngoài ra có một ít từ người Anh Mỹ đều dùng nhưng ý nghĩa lại khác nhau rất xa. Ví dụ: cowman ở Mỹ là ông chủ trại chăn nuôi gia súc, còn ở Anh lại là người đi chăn thuê, thân phận khác nhau một trời một vực. Khi nghe giới thiệu phải đặc biệt chú ý mới được. Ví dụ khác: cowslip ở Anh là một loại cỏ này, song ở Mỹ là một loại cỏ khác.
CRANBERRY
Loại cây này (cây man việt quất) ở Anh ở Mỹ khác nhau, cần phải chú ý.
CREMATORY
Đây là từ người Mỹ thường dùng. Người Anh lại thích crematorium hơn (lò thiêu, lò hoả táng)
CROW
Tiếng Mỹ eat crow = tiếng Anh eat humble pie (nhẫn nhục)
Tiếng Mỹ have a crow to pick (pluck hoặc pull) = tiếng Anh have a bonne to pick (có chuyện lôi thôi/ cãi cọ/ hục hoặc với ai)
CRYSTAL
Người Mỹ gọi mặt kính đồng hồ là crystal, còn người Anh thì gọi là watch-glass (nhưng tiệm đồng hồ của Anh cũng dùng crystall)
CUB REPORTER
Người Mỹ gọi những ký giả vừa ra nghề là cub hoặc cub reporter, còn người Anh thì gọi là junior reporter.
CUNNING
Người Mỹ dùng chữ này hoàn toàn không có ý giáo hoạt mà lại là dễn thương. Còn ở Anh thì ngược lại. Ví dụ người Mỹ nói What a cunning little baby ! Thì người Anh phải đổi lại là What a ducky little baby (Đứa bé dễ thương quá ! )
CUSTOM
Quần áo đặt may người Mỹ gọi là custom suit, người Anh thì gọi là bespoke suit. Còn quần áo may sẵn cả hai đều dùng ready-made suit.
CUT
Khi dùng làm động từ để biểu thị ý giảm thiểu, cắt giảm, người Mỹ dùng cắt, người Anh dùng reduce. Ví dụ: The store kept cutting its price and increasing its sale (Cửa hiệu tiếp tục giảm giá và tăng mãi lực)
Tiếng Mỹ cut-off = tiếng Anh by-pass, short-cut (đường tắt)

CABOOSE
Ở Anh dùng để chỉ nhà bếp trên boong tàu, ở Mỹ dùng để chỉ phòng của nhân viên trên xe lửa.
CALIO
Ở Anh dùng để chỉ vải trúc bâu, còn ở Mỹ dùng để chỉ vải in hoa.
CAN
Đồ hộp ở Mỹ gọi là can, ở Anh gọi là tin. Theo giải thích của từ điển Webster, can có thể là loại chai thủy tinh miệng lớn dùng để đựng thức ăn, vì vậy canned food = tinned food = bottled food
CANDIDACY
Người Mỹ dùng candidacy, còn người Anh thì dùng candidature (tuyển cử)
CANDY
Tiếng Mỹ candy store = tiếng Anh sweet store (cửa hàng bán kẹo)
CANVASS
Ở Mỹ kiểm tra phiếu bầu gọi là canvass còn ở anh thì gọi là scrutinize
CAPACITY
Tiếng Mỹ to capacity = to its utmost capacity (đầy). Ví dụ: The large hall was filled to capacity (Hội trường chật cứng người)
CAR
Vể cách nói trong giao thông vận Chuyển sang lối nói gián tiếp, người Mỹ nói car, người Anh thì dùng carriage hoặc coach (xe khách). Mỹ dùng street car = Anh dùng tram car (xe điện), Mỹ nói car fare = Anh nói tram fare (phí xe điện). Toa hành lý trong xe lửa người mỹ gọi là baggage car còn người Anh gọi là luaggage van.
CAROM
Là một thuật ngữ trong môn billards có nghĩa là cú đánh trúng nhiều hòn bi một lúc. Người Anh hiện nay không còn dùng nữa (mà thay bằng từ cannon). Nhưng ở Mỹ vẫn còn thông dụng từ này. Từ nguyên của carom là carombole
CARPET-BAGGER
Ở Anhd dùng để chỉ loại ứng cử viên tranh cử vào Nghị viện vận động ngoài địa hạt của mình. Loại ứng cử viên này cử tri chẳng hề biết chút gì về họ. Ở Mỹ thì chỉ những đảng viên Đảng Cộng hòa miền Bắc đến các bang miền Nam để nhậm chức hoặc hoạt động chính trị (thời kỳ sau cuộc nội chiến Nam- Bắc, miền Nam đang tiến hành cải tạo). Bọn họ cũng tổ chức thành một cơ cấu gọi là carpet-bagger government (chính quyền của bọn đầu cơ chính trị)
The Oxford English Dictionary dẫn chứng, thời gian từ này bắt đầu được sử dụng ở Mỹ sớm hơn ở Anh
CARRY
Bỏ hàng rào vào một cửa hàng để bán, người Anh gọi là keep and sell (an article), còn người Mỹ nói carry (an article). Khi người Anh nói We keep and sell it, người Mỹ có thể lấy làm ngạc nhiên. Tại sao vừa giữ mà lại vừa bán đi được. Tương tự, khi người Mỹ nói We carry it, người Anh sẽ chẳng hiểu ra làm sao.
Ngoài ra, carrier ở Anh là hãng vận tải, hoặc người chuyên chở còn ở Mỹ lại là bưu tá, tức postman
CAUCUS
Đây là từ người Anh mượn tiếng Mỹ mà ra, lâu ngày có sự biến đổi về cơ bản. Hiện nay ở Anh caucus có nghĩa là cơ cấu chỉ đạo của chính đảng, tương đương với machuie của Mỹ. Còn ở Mỹ caucus vẫn mang ý nghĩa là hội nghị cán bộ chính đảng, phụ trách việc chọn lựa lãnh đạo của đảng, hoạch định chính sách hoặc chỉ định người tham gia tuyển cử.
CENTENNIAL
Ở Mỹ người ta quen dùng centennial, bicentennial (lễ kỷ niệm 100 năm , 200 năm) ở Anh lại quen dùng centenary, bicentenary.
(Nói thêm, Một trăm năm sau ngày ra đời Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, tức năm 1876, bang Colorado được thành lập nên có tên là Centennial State)
CENTRAL
Về phương diện điện thoại, tiếng Mỹ central= tiếng Anh exchange (tổng đài)
CHAMBERMAID
Trong tiếng Anh hiện đại có sự khác biệt giữa chambermaid và housemaid. Từ đầu được dùng để chỉ nữ phục vụ phòng trong khách sạn, từ sau chỉ người hầu gái trong nhà . Chữ housemaid trong tiếng Mỹ chỉ cả hai nghĩa này.
CHECKER
Ở Anh có một loại cờ dùng bàn cờ hình vuông, trước đây gọi là checkers, hiện nay đổi lại thành chess. Bàn cờ được gọi là checker-board thì đổi thành chessboard. Nhung ở Mỹ vẫn gọi loại cờ này là checkers hoặc draughts chứ không gọi là chess ) và bàn cờ vẫn được gọi là checker-board (chứ không dùng chessboard)
CHICKEN
Người Mỹ dùng chữ chicken có lúc để chỉ fowl (gia cầm) Tiếng Mỹ chicken-yard = tiếng Anh fowl-run (sân thả gà)
CHURCH
Churchly là tính từ của church: ở Mỹ thường dùng còn ở Anh rất ít thấy. Người Anh phần nhiều dùng chữ church hoặc ecclesiastical (thuộc tu hành, thuộc giáo hội) để thay thế. Ví dụ: She has had intersting churchly experiences (Cô ấy có những kinh nghiệm tu hành rất thú vị )
CIRCULATE
Trong tiếng Mỹ chữ circulate (lưu hành) có khi tương đương với chữ circulatize trong tiếng Anh. Ví dụ: The newspaper circularted many large cities of the country (Tờ báo lưu hành qua nhiều thành phố lớn trong nước)
CIRCUMSTANCE
Tiếng Mỹ not a circumstance to = tiếng Anh nothing in comparison with (Không thể so sánh với). Ví dụ: Undigested securities are not a circumstance to undigested political principles (không thể so sánh/ đồng nhất sự bất ổn về an ninh với sự đảo lộn những nguyên tắc chính trị)
CITIZEN
Chữ citizen của Mỹ tương đương với chữ subject (thần dân, công dân của Anh).Chúng ta thường thấy trên báo chí American citizen và British subject. Ngoài ra, chữ citizen ở Mỹ còn có ý nghĩa là resident, inhabitant (cư dân)
CITY
Ở Anh, city chỉ những thành thị lớn có vị trí quan trọng hoặc có những đại giáo đường do vị Tổng Giám mục chủ tọa. Còn các thành phố thường đều gọi là town. Ở Mỹ các thành phố bình thường đều gọi là city, cho nên chữ city của Mỹ tương đương với chữ town của Anh. Người Mỹ gọi Tòa Thị chính City Hall, người Anh gọi là Town Hall. Còn Town Hall ở New York là nơi dùng để diễn thuyết công cộng.
Phân tích một cách chi tiết thì town của Mỹ trên nghĩa rộng tức là city, borough hoặc urban district (khu vực thành thị). Nhưng có vài nơi từ lúc ban đầu gọi là town. Đương nhiên đấy là do tập quán truyền thống, không thể nào lấy lý mà phân giải được. Câu nói cửa miệng out of town (đi xa) không đồng nghĩa với out of the city (ra ngoại thành, rời khỏi thành phố)
CLAM
Ở Mỹ khi dùng làm danh từ thì biến thành từ đồng nghĩa của assert, state (tuyên bố, chủ trương) mà mất đi nguyên nghĩa là demand as one’s due (đòi hỏi quyền lợi đáng có)
CLEANSE
Người Mỹ thường dùng từ này thay vì động từ clean (làm sạch) mà người Anh vẫn dùng.
CLEAR
They chased the coyotes from there clear into Texas (Họ đuổi theo bọn vô lại đến tận Texas). Chữ clear trong câu này có nghĩa là all the way all the time. Đây là cách dùng của người Mỹ, người Anh rất ít khi dùng đến.
CLERGYMAN
Ở Anh từ này dùng để chỉ thầy tế hoặc trợ tế trong Anh giáo (priest or deacon). Ở Mỹ lại chỉ vị mục sư trong bất kỳ đoàn thể tôn giáo nào (minister).

CLIP
Ở Mỹ có khi từ này mang ý nghĩa tốc độ. The gale was blowing at a 35 mile clip (Cơn bão thổi với tốc độ 35 dặm một giờ)
Ngoài ra, khi làm động từ, nó có ý nghĩa là cut (cắt), Phòng cung ứng tư liệu cắt từ báo ở Mỹ gọi là clipping bureau, ở Anh gọi là press-culting agency.
COMMENCEMENT
Đây là buổi lễ trao học vị danh dự giữa hai trường Cambridge và Dubin của Anh. Ở Mỹ từ này để chỉ ngày trao học vị mỗi năm tổ chức một lần ở các học viện. Ngoài ra, nó cũng tương đương với speech-day của Anh (ngày lễ phát thưởng cho học sinh)
COMMONWEALTH
Người Anh dùng chữ commonwealth để chỉ Liên bang Úc (The Commonwealth of Autralia) và nền chính trị cộng hòa trong lịch sử Anh quốc những năm 1694-1659. Trong 50 bang của Mỹ chỉ có 4 bang chính thức dùng danh xưng là: God save the Commonwealth of Massachusettes (Cầu Chúa phù hộ cho bang Massachusettes)
COMMUTE
Tiếng Mỹ commutation ticket = tiếng Anh season ticket (vé tháng)
COMPOSITION
Exercise book (vở bài tập) của Anh tức là composition book (vở tập làm văn ) trong các trường học của Mỹ.
CONCEDE
Khi diễn tả ý thừa nhận, người Mỹ ưa dùng concede, người Anh thường dùng admit. Vì vậy, concededly trong tiếng Mỹ = admittedly trong tiếng Anh (phải nhìn nhận, đáng thừa nhận). Ví dụ: The Taylor sisters were concededly pretty (phải thừa nhận chị em nhà Taylor xinh thật)
CONSERVATORY
Ở Anh dùng để chỉ phòng ấm dùng để nuôi trồng thực vật tức greenhouse. Còn ở Mỹ lại là trường âm nhạc (hình thức và ý nghĩa tương đồng với từ conservatoire trong tiếng Pháp)
CONSTRUCTION
Trong thuật ngữ ngành đường sắt,chữ construction laborer trong tiếng Mỹ = navvy (thợ đào đường) trong tiếng Anh. Construction gang của Mỹ - gang of navvies (tổ thợ đào đường) của tiêng Anh
CONTESTANT
Chữ contestant của Mỹ vốn có nguồn gốc từ tiếng Anh rất lâu đời, nay được dùng để thay thế chữ competitor (đối thủ) của Anh
CONTINENT
Ở Anh dùng để chỉ lục địa Châu Âu, ở Mỹ dùng để chỉ lục địa Bắc Mỹ.
CONVENTION
Ở Anh các cuộc họp thường niên chính thức bất kể cuộc họp về tôn giáo, xã hội, thương mại, chính trị ) đều được gọi là conferentce, ở Mỹ thì gọi là convention. Người Mỹ nói the annual convention of the national Education Association tương đương với cái mà người Anh gọi là the annual conference of the national Union of Teacher (Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nhà giáo toàn quốc)
COOK
Trong các từ kép, người Mỹ dùng từ cook thay cho cookery hoặc cooking của Anh. Tiếng Mỹ cook book= tiếng Anh cookery book (sách dạy nấu ăn), tiếng Mỹ cook store = tiếng Anh cooking store (nhà ăn, hiệu ăn)
COPY
Trong tòa soạn báo Mỹ, công việc của một copy-reader (biên tập) tương đương với công việc của một sub-editor (phó chủ tịch) ở Anh
CORN
Ở Mỹ cái gọi là corn chính là maire hoặc Indian corn của Anh (bắp). Còn ở Anh thì ở từng địa phương mà cách dùng của từ này có sự khác biệt: Ở đại bộ phận Anh Quốc, corn còn có nghĩa là wheat (lúa mỳ) ở miền Bắc và Ireland , corn có nghĩa là oats (yến mạch). Nói chung, chữ corn theo cách hiểu của người Mỹ mang ý nghĩa tương đối hẹp. Cũng như ở Anh chữ beast (gia súc) của người chăn nuôi bò thịt, còn chữ bird (Chim chóc) của người đi săn chỉ gà gô. Chữ corn của người Anh tức là chữ grain (ngũ cốc) của người Mỹ. Vì vậy người Anh nói corn harvert tức là nói grain harvest (mùa thu hoạch ngũ cốc) của Mỹ, corn factor của Anh tức là grain broker của Mỹ (người buôn bán ngũ cốc)
Ở Mỹ khi dùng corn trong một từ ghép thì nghĩa của chữ corn (bắp) không thay đổi. Ví dụ: corn bread (bánh mỳ bột bắp), corn cob (lõi bắp), corn field (ruộng bắp), corn husk (vỏ bắp), corn musk (mùi hương bắp), corn pone (bánh bắp), v. v... Còn corn flour mà người Anh dùng chỉ là corn starch (bột bắp) của người Mỹ. Chữ corn trong đó người Anh lấy theo nghĩa của người Mỹ.
CORPORATION
Tiếng Mỹ corporation law = tiếng Anh company law (luật công ty)
CORRESPONDING MEMBER
Nghĩa Anh: thành viên nước ngoài có liên lạc tin tức với một hội quần chúng trong nước.
Nghĩa Mỹ: chỉ một người khách có quyền tham gia thảo luận trong hội nghị của một hội quần chúng nhưng không có quyền bỏ phiếu bầu (hội viên thông tin)
COUNCIL MAN
Ở Anh không còn sử dụng từ này mà thay thế bằng từ councillor (hội viên hội đồng) . Còn ở Mỹ thì vẫn sử dụng.
COUNT
Phòng quản lý tiền nong ở một công ty hoặc một hiệu buôn, ở Mỹ gọi là counting-room, còn ở Anh gọi là counting –house
COUNTY
Ở Mỹ một nơi gọi là county (hạt) thông thường gọi là X County (chữ “c” viết hoa). Ví dụ: Suffork County. Ở Anh thì gọi là the county of Suffork (chữ “c” viết thường) chứ không bao giờ gọi là Suffork County như Mỹ. Một số địa phương ở Anh phía sau có thêm chữ shire cũng chính là county.Ví dụ: Yorkshire, Hampshire... Ở Ireland, county được viết tắt thành Co. Ví dụ: Co. Dubin (chứ không phải là Dublin Co.)
Tiếng Việt gọi county của người Anh là hạt, của người Mỹ là tỉnh (về vị trí của county trong chính quyền địa phương Mỹ có thể tham khảo cuốn American Commowealth của Buyce)
Tiếng Mỹ county seat = tiếng Anh county town (thủ phủ hạt)
COURTESY
Khi báo chí hoặc tạp chí của Mỹ được sự cho phép của người có bản quyền đăng một bài báo hoặc một bức vẽ, ở đầu hoặc cuối bài thường có lời cám ơn, người ta rất quen dùng câu By the courtery of... (được sự cho phép của.. ), Người Anh thì dùng By favour of... Ví dụ: By courtesy of the Pocket Book Company of New York (Được sự cho phép của Công ty Sách bỏ túi New York)
COVER
Báo chí Mỹ thường dùng chữ cover để biểu thị ý đưa tin, dùng làm động từ. Người Anh thì dùng chữ report. Ví dụ: The reporter is well experienced in covering accidents, fires, crimes and the like (Người phóng viên rất có kinh nghiệm trong việc đưa các tin về tai nạn, hoả hoạn, phạm tội v..v)
COW
Đến miền Tây nước Mỹ, tránh trời không khỏi đụng phải từ này. Dường như mỗi ngày nhìn thấy, nghe thấy đều có bò cả. Trong rất nhiều từ kép, chữ cow mang nghĩa là cattle (gia súc), cowpoke (ách cho bò trâu), cow-country (xứ chăn bò), cow-town (thị trấn của dân chăn bò)... Có nhiều chữ người miền Tây nước Mỹ dùng, người Anh không chỉ không dùng mà còn chẳng hiểu mô tê gì. Ngoài ra có một ít từ người Anh Mỹ đều dùng nhưng ý nghĩa lại khác nhau rất xa. Ví dụ: cowman ở Mỹ là ông chủ trại chăn nuôi gia súc, còn ở Anh lại là người đi chăn thuê, thân phận khác nhau một trời một vực. Khi nghe giới thiệu phải đặc biệt chú ý mới được. Ví dụ khác: cowslip ở Anh là một loại cỏ này, song ở Mỹ là một loại cỏ khác.
CRANBERRY
Loại cây này (cây man việt quất) ở Anh ở Mỹ khác nhau, cần phải chú ý.
CREMATORY
Đây là từ người Mỹ thường dùng. Người Anh lại thích crematorium hơn (lò thiêu, lò hoả táng)
CROW
Tiếng Mỹ eat crow = tiếng Anh eat humble pie (nhẫn nhục)
Tiếng Mỹ have a crow to pick (pluck hoặc pull) = tiếng Anh have a bonne to pick (có chuyện lôi thôi/ cãi cọ/ hục hoặc với ai)
CRYSTAL
Người Mỹ gọi mặt kính đồng hồ là crystal, còn người Anh thì gọi là watch-glass (nhưng tiệm đồng hồ của Anh cũng dùng crystall)
CUB REPORTER
Người Mỹ gọi những ký giả vừa ra nghề là cub hoặc cub reporter, còn người Anh thì gọi là junior reporter.
CUNNING
Người Mỹ dùng chữ này hoàn toàn không có ý giáo hoạt mà lại là dễn thương. Còn ở Anh thì ngược lại. Ví dụ người Mỹ nói What a cunning little baby ! Thì người Anh phải đổi lại là What a ducky little baby (Đứa bé dễ thương quá ! )
CUSTOM
Quần áo đặt may người Mỹ gọi là custom suit, người Anh thì gọi là bespoke suit. Còn quần áo may sẵn cả hai đều dùng ready-made suit.
CUT
Khi dùng làm động từ để biểu thị ý giảm thiểu, cắt giảm, người Mỹ dùng cắt, người Anh dùng reduce. Ví dụ: The store kept cutting its price and increasing its sale (Cửa hiệu tiếp tục giảm giá và tăng mãi lực)
Tiếng Mỹ cut-off = tiếng Anh by-pass, short-cut (đường tắt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét