Subscribe

RSS Feed (xml)

Powered By

Skin Design:
Free Blogger Skins

Powered by Blogger

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2009

SỔ TAY TỪ VỰNG ANH - MỸ: VẦN P

PACKER
Ở Anh dùng để chỉ công nhân đóng gói. Ở mỹ chỉ công nhân hoặc ngành đồ hộp.
PACKAGE
Đóng gói, người mỹ dùng chữ package, người Anh dùng packet và cả Anh lẫn Mỹ đều dùng chữ parcel. Cả ba từ này đều có thể dùng như ngoại động từ.
PAIL
Ở Anh để chỉ thùng đựng chất lỏng, ở Mỹ lại chỉ đồ đựng chất rắn đặc. Người Mỹ khi nói dinner pail (hộp đựng cơm), người Anh liền cảm thấy khó hiểu. Hiện tượng công nghiệp phát đạt, người Mỹ ví bằng full dinner pail, người Anh thì nói big loaf.
PARAGRAPHER
Người Mỹ quen dùng paragrapher, còn người Anh lại dùng paragraphist (người chuyên viết mẩu tin)
PARISH
Ở Anh dùng để chỉ khâu khu dưới country (hạt) gọi là giáo khu, có giáo đường và mục sư. Ở Mỹ, có một thiểu số mục sư tự tiện gọi địa phận hoạt động của mình là parish, nhưng trên thực tế, đơn vị hành chính mang ý nghĩa tôn giáo này không hề tồn tại, ngay cả cùng Đông Bắc New England cũng không ngoại lệ. Kỳ lạ thay, quận (hạt) của bang Louisianna lại không được gọi là country mà gọi là parish. Một mình chơi nổi (?) thật khó mà hiểu được.
PARK
Park ở Mỹ, đặc biệt là National Park, đa phần là do lợi dụng cảnh vật thiên nhiên mà nên, có cái núi non hùng vĩ, vách đá sừng sững, có cái là hồ tự nhiên, thác lớn ầm ầm, khiến khách đến thăm không khỏi choáng ngợp. Còn Park ở Anh đa phần mang đậm dấu con người kém hẳn cái đẹp tự nhiên.
Ngoài ra, chữ park của Mỹ còn mang ý nghĩa playing field. Ví dụ: baseball park, ball park ... Amusement park là nơi giải trí lộ thiên.
PARLEY
Người Anh dùng chữ này với nghĩa hẹp là cuộc đàm phán giữa đôi bên. Còn người Mỹ với phạm vi tương đối rộng, có thể biểu thị ý talk (đàm phán), conference (hội nghị)...
PARLOUR (hoặc PARLOR)
Ở Anh chỉ phòng khách, đại sảnh tiếp khách. Ở Mỹ chỉ gian phòng trong một cửa tiệm đặc biệt dùng cho việc tiếp đãi khách hàng. Ngoài ra người Mỹ còn dùng từ này để tả gian phòng được trang hoàng tao nhã, có hơi một chút khoa trương, như phòng cắt tóc, mỹ danh của nó là tonsorial parlor, phòng đánh giầy shoe-shine parlor, phòng khám răng dental parlor... Dường như hễ là tiệm mang tính kinh doanh đều có thể dùng chữ này, thậm chí billiards cũng gọi là billiard parlor, thẩm mỹ viện là beauty parlor...
Tiếng Mỹ parlor girl = tiếng Anh parlor-maid (cô hầu bàn)
Tiếng Mỹ parlor socialist = tiếng Anh armchair socialist (nhà xã hội trong phòng(sa long) – xa rời thực tế )
PAROLE
Phạm nhân được tha có điều kiện, người Mỹ nói the prisoner was released on parole. Người Anh thì nói The prisoner was released on ticket-of leave. Ở Anh chữ on parole chỉ thích hợp dùng cho tù binh chiến tranh. Ví dụ: The prisoner of war was released on parole.
PARQUET
Ở Anh dùng để chỉ sàn gỗ, còn ở Mỹ dùng để chỉ hàng ghế chính diện trong nhà hát, tức orchestra
PASS
Tiếng Mỹ pass-up = Tiếng Anh decline, refuse (từ chối)
Sự thông qua một đạo luật, tiếng Anh gọi là passing còn người Mỹ lại dùng passage.
Pass-key ở Anh nghĩa là private-key hoặc master key, còn ở Mỹ thì ngoài pass-key ra còn để chỉ skeleton-key (chìa khoá vạn năng của bọn trộm cắp)
PASTE BOARD
Giấy bìa cứng, người Mỹ dùng chữ paste board còn người Anh thì gọi là card-board.
PASTOR
Ở Mỹ khi người ta gọi Hồng y giáo chủ La Mã là pastor. Người Anh nghe thấy rất kinh ngạc, bởi gọi như vậy chẳng khác chi người ta gọi Mục sư Cơ đốc giáo là monsignor, ở đây có chút “râu ông nọ cắm cằm bà kia” (xem “ tiểu sư các nhân vật nước Mỹ” của J.N.Neumann)
PATROL
Ở Anh chủ yếu dùng cho giới quân sự, ở Mỹ cũng là một từ được giới cảnh sát ưa dùng. Tuần tra cảnh vụ, người Anh dùng từ beat. Trên đường tuần tiễu, người Anh nói on one’s beat, còn người Mỹ thì nói on patrol.
Xe tù, người Mỹ nói là patrol wagon, còn người Anh thì dùng prison van hoặc Black Maria. Ở Mỹ, patrol man là viên cảnh sát tuần tra, còn round man là viên cai tuần.
PAVEMENT
Vỉa hè người Anh gọi là pavement, người Mỹ lại gọi là sidewalk. Đường danh cho xe chạy, ở Anh gọi là roadway, Mỹ lại dùng pavement. Cho nên du khách Mỹ đến Anh mới cảm thấy lo lắng khi đọc bảng “Please walk on the pavement” . Còn đường cao tốc ở Mỹ được gọi là speedway, quốc lộ cao tốc thì gọi là superhighway, hoặc turnpike (có liên quan đến việc thu thuế cầu đường)
PAY
Lương hướng người Mỹ gọi là pay, có lúc còn dùng pay làm tính từ. Ví dụ pay library, pay patient, pay envelope. pay dirt...
Bảng lương, người Mỹ gọi là pay-rolls, còn người Anh thì dùng wages sheet hoặc salary sheet
PEANUT
Người Mỹ gọi đậu phộng là peanut, người Anh gọi là monkey nut.
PEEK
Peek= peep (hé nhìn), khi dùng làm danh từ peek trong tiếng Mỹ = glimpse trong tiếng Anh (cái nhìn thoảng qua)
Tiếng Mỹ peek-a-book hoặc bo-peep = tiếng Anh hide and seek(trò ú tim, trốn tìm, mèo đuổi chuột)
PENALTY ENVELOPE
Bưu kiện công văn của người Mỹ gọi là penalty envelope. Về mặt chữ nghĩa, dùng penalty ở đây kể cũng lạ. Song nó cũng chẳng cần phải vô lý vì bưu kiện công văn mang đến thường là những tin không lành.
PENNY
Ở Mỹ, penny chỉ đồng 1 xu tương đương với half penny của Anh (chú ý cách phát âm) và không bằng đồng penny của Anh. Về mặt gia cả, số nhiều của penny Anh là pence, còn số nhiều của penny Mỹ là pennies.
PERIOD
Dấu chấm câu, người Mỹ dùng chữ period, còn người Anh quen dùng chữ full stop
PLATFORM
Về phương diện chính trị, a strong platform của Mỹ và Anh được giải thích khác nhau. Khi người Anh nói với một người ra tranh cử mà có được a strong platform tức anh ta là một diễn giả được đông đảo quần chúng ủng hộ. Còn ở Mỹ thì chỉ anh ta có một chính kiến thu hút được người khác.
PITCHER
Bình rót nước (nước, sữa) có quai cầm một bên, người Mỹ gọi là pitcher, người Anh gọi là jug.
PINT
1 pint của Anh bằng 0.57 ml còn 1 pint của Mỹ chỉ bằng 0.47ml
PLATOON
Ở Anh dùng để chỉ một đơn vị lính (trung đội ), còn ở Mỹ để chỉ một đơn vị cảnh sát (nhỏ thì gọi là liên đội, lớn thì gọi là đại đội)
PLED
Dạng quá khứ và quá khứ phân từ của plead (bào chữa, biện hộ, cầu xin). Người Anh không dùng nữa trong khi ở mỹ lại rất phổ biến.
PLENTY
Ở Anh trừ một ít ngôn ngữ địa phương, plenty chỉ được dùng làm danh từ, còn ở Mỹ plenty được dùng làm tính từ nữa. Khi làm tính từ, nó tương đương với plentiful hoặc plentious (từ này chỉ thấy trong thơ ca)
PLUG
Có một loại mũ cao hình trụ, người Mỹ gọi là plug-hat (mũ ống), người Anh gọi là silk hat. Ở phần lớn Scotland, đàn ông khi đi lễ nhà thờ thường đội mũ silk hat, trên mình mặc frock-coat (áo choàng, áo dài)
POCKET
Khi người Mỹ dùng từ pocket-book (nghĩa đen là sổ tay) theo nghĩa bóng thì tương đương với chữ purse (túi tiền, ví tiền) trong tiếng Anh.
POINT
Nhà ga xe lửa ở Anh gọi là station, ở Mỹ cũng gọi là station nhưng có khi dùng point
Người Mỹ cũng gọi bút chì là point hoặc penpoint còn người Anh, thì dung nib
Dấu cảm thán (!), người Mỹ gọi là exclamation point, người Anh gọi là note hoặc mark of exclamation.
Dụng cụ chuyển đường ray (ghi), ở Anh gọi là points trong khi Mỹ gọi là switch.
POINTER
Tiếng Anh chỉ cây thước dạy học để giáo sư hoặc giảng viên dùng chỉ lên bảng hay bản đồ. Tiếng mỹ, ngoài ý đó, pointer còn có ý nghĩa là ám thị hoặc kiến nghị.
PONY
Trong ngôn ngữ học đường ở Mỹ, pony là bản dịch để quay cóp tương đương với crib của Anh
PORCH
Tiếng Mỹ porch climber = tiếng Anh cat burglar (kẻ trộm trèo tường)
POST
Cấm dán tờ quảng cáo (lên tường) người Mỹ viết là post no bills, người Anh viết là stick no bills.
Tờ bưu thiếp, bất kể do bưu điện phát hành hay do tư nhân tự in ấn, ở Anh đều gọi là postcard. Còn ở Mỹ nếu do Bưu điện phát hành thì gọi là postal card, còn của tư nhân mới gọi là postcard.
PRESIDENT
Trong ngôn ngữ học đường, president là Hiệu trưởng trường Đại học ở Mỹ. Trong khí đó ở Anh lại rất ít dùng từ này mà đa số dùng rector hoặc chancellor.
PROTEST
Kháng nghị, phản đối người Anh gọi là protest against (something) còn người mỹ thì dùng postest (something). Nói cách khác, người Anh dùng từ này như một nội động từ, còn người Mỹ lại dùng như một dạng ngoại động từ. Riêng trong ngôn ngữ thương mại, chữ protest trong câu protest a bill of exchange lại là ngoại động từ, có nghĩa là từ chối thanh toán.
PROVE
Quá khứ phân từ của chữ này có hai dạng là proved và proven. Ở Anh proven đã thành từ cổ, còn ở Mỹ thì vẫn còn rất phổ biến
PUBLISH
Người làm báo ở Mỹ gọi là publisher, ở Anh gọi là newspaper owner hoặc newspaper proprietor (chủ báo). Publisher trong giới báo chí anh là đại lý phát hành cho newspaper owner, phụ trách việc phát hành và phân phối. Nếu chỉ nói là publisher mà không đả động gì đến newspaper thì lại chỉ người (ngành) xuất bản sách báo.
PUSH
Tiếng Mỹ push-pin=tiếng Anh drawing pin (định rệp, đinh ấn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét